intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC: 2023 - 2024 PHƯỚC KIM MÔN: KHTN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:............./........./2023 Họ và tên học sinh: Điểm Nhận xét của giáo viên ................................................. . Lớp: A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Áp suất chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc A. khối lượng của lớp chất lỏng phía trên. B. trọng lượng của lớp chất lỏng phía trên. C. thể tích của lớp chất lỏng phía trên. D. độ cao của lớp chất lỏng phía trên. Câu 2. Công thức tính khối lượng riêng của một chất là A. B. C. D. Câu 3. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất. B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất. C. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất. D. để tăng áp suất tác dụng lên mặt đất. Câu 4. Đơn vị đo áp suất là A. N/m2. B. N/m3. C. Kg/m3. D. N. Câu 5. Muốn tăng áp suất thì A. giảm diện tích bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. Câu 6. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lường thể tích của dung dịch? A. Ống đong. B. Ống nghiệm. C. Lọ đựng hóa chất. D. Chén nung. Câu 7. Phản ứng hóa học là A. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất. B. quá trình biến đổi chất này thành chất khác. C. sự trao đổi của hai hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới. D. quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.
  2. Câu 8. Công thức đúng về tỉ khối của chất khí A đối với không khí là A. dA/kk = MA .29 B. C. D. dA/kk = MA .20 Câu 9. 64g khí oxigen ở điều kiện chuẩn có thể tích là A. 74,37 lít. B. 24,79 lít. C. 49,58 lít. D. 99,16 lít. Câu 10. Khí NO2 nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? A. Nặng hơn không khí 4,20 lần. B. Nhẹ hơn không khí 2,1 lần. C. Nặng hơn không khí 3 lần. D. Nặng hơn không khí 1,6 lần. Câu 11. Độ tan là gì? A. Là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định. B. Là số gam chất đó tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định. C. Là số gam chất đó không tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa. D. Là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch chưa bão hòa ở nhiệt độ xác định. Câu 12. Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào A. môi trường. B. nhiệt độ. C. áp suất. D. loại chất. Câu 13. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước A. biến đổi ít. B. tăng. C. giảm. D. không đổi. Câu 14. Khi sản xuất nước ngọt có gas người ta thường nén khí carbon dioxide ở áp suất cao nhằm mục đích gì? A. Tăng khả năng hòa tan của khí carbon dioxide trong nước. B. Giảm khả năng hòa tan của khí carbon dioxide trong nước. C. Không làm thay đổi khả năng hòa tan của khí carbon dioxide trong nước. D. Giảm nhanh lượng khí carbon dioxide trong nước. Câu 15. Nước muối sinh lí (dung dịch NaCl 0,9%) được sử dụng nhiều trong y học, trong cuộc sống hàng ngày nước muối sinh lí cũng có rất nhiều ứng dụng như dùng để súc miệng, ngâm, rửa rau quả,… Để pha chế 500g nước muối sinh lí ta cần: A. 4,5g NaCl và 495,5g nước. B. 5,4g NaCl và 494,6g nước. C. 4,5g NaCl và 504,5g nước. D. 5,4g NaCl và 505,4 nước. Câu 16. Cho các hệ cơ quan sau: 1. Hệ hô hấp. 2. Hệ sinh dục. 3. Hệ nội tiết. 4. Hệ tiêu hóa. 5. Hệ thần kinh. 6. Hệ vận động. Hệ cơ quan nào có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể? A. 1, 2, 3 B. 3, 5 C. 1, 3, 5, 6 D. 2, 4, 6 Câu 17. Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ? A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau. B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương. C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng.
  3. D. Tất cả các phương án đưa ra. Câu 18. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở? A. Chỉ phụ thuộc vào thành phần các chất chứa trong thức ăn. B. Chỉ phụ thuộc vào năng lượng chứa trong thức ăn. C. Phụ thuộc vào thành phần và năng lượng các chất chứa trong thức ăn. D. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Câu 19. Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ, lao động vừa sức, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ăn khômg đủ bữa, lao động quá sức. C. Lao động quá sức, chế độ ăn không hợp lý, không thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. D. Lao động vừa sức, chế độ ăn không hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Câu 20. Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng? A. Suy dinh dưỡng. B. Đau dạ dày. C. Giảm thị lực. D. Tiêu hóa kém. B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Thầy Huy có khối lượng 60kg, diện tích một bàn chân là 30cm2. a) So sánh áp suất thầy Huy tác dụng lên sàn khi đứng bằng một chân và khi đứng hai chân. b) Tính áp suất thầy Huy tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân. Câu 2. (0,25 điểm) Biết khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Tính trọng lượng của 2 lít dầu ăn đó. Câu 3. (1,0 điểm) Trình bày cách lấy hóa chất rắn và hóa chất lỏng. Câu 4. (1,0 điểm) Đốt cháy khí methane (CH4) trong không khí (phản ứng với oxygen) thu được carbon dioxide (CO2) và nước (H2O) theo sơ đồ sau: Quan sát sơ đồ trên và cho biết: a) Trước phản ứng có các chất nào, những nguyên tử nào liên kết với nhau? b) Sau phản ứng có các chất nào được tạo thành, những nguyên tử nào liên kết với nhau? c) So sánh số nguyên tử C, H, O trước và sau phản ứng. Câu 5. (0,5 điểm) Tính số nguyên tử Iron có trong 280 gam Iron. Câu 6. (0,75 điểm) Em hãy mô tả cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động?
  4. Câu 7. (0,5 điểm) Người bị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thực phẩm nào? --------------Hết-------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2