intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025 Môn: KHTN - LỚP 9 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì I (Từ tuần 1 đến hết tuần học thứ 7). - Thời gian làm bài: 75 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm, Vận dụng 1,0 điểm) - Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 5 câu hỏi (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm Mở đầu (3t) 1 1 2 0,5 Giới thiệu về chất hữu cơ 1 1 1,0 (2t) Hydrocarbon (hiđrocacbon) 6 2 1 1 8 3,0 và nguồn nhiên liệu (8t) Ethylic alcohol (ancol etylic) và acetic acid (axit 1 1 3 1 4 2,0 axetic) (6t) Lipid (lipit) –carbohydrate 1 1 1,0 (cacbohiđrat) (2t) Năng lượng cơ học (5t) 2 2 1 1 4 2,0 Ánh sáng (2t) 2 2 0,5 Số câu 1 12 1 8 2 1 0 5 20 10,00 Điểm số 1,0 3,0 1,0 2,0 2,0 1,0 0 5,0 5,0 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm
  2. BẢNG MÔ TẢ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2024-2025 - MÔN KHTN 9 Số câu hỏi Câu hỏi TN TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TL (Số (Số (Số ý) (Số ý) câu) câu) Nhận biết - Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong dạy học 1 C7 môn Khoa học tự nhiên 9. Mở đầu Thông hiểu - Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo. 1 C8 Vận dụng - Làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học. - Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ. - Nêu được khái niệm công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý Giới thiệu về Nhận biết nghĩa của nó; đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ. chất hữu cơ - Trình bày được sự phân loại sơ bộ hợp chất hữu cơ gồm hydrocarbon (hiđrocacbon) và dẫn xuất của hydrocarbon. Thông hiểu Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo công thức phân tử. 1 C21 Hydrocarbon Nhận biết - Nêu được khái niệm hydrocarbon, alkane. 2 C9,10 (hiđrocacbon) - Trình bày được ứng dụng làm nhiên liệu của alkane trong thực tiễn. và nguồn - Viết được công thức cấu tạo và gọi tên được một số alkane (ankan) đơn giản 1 C11 nhiên liệu và thông dụng (C1 – C4). Thông hiểu (Hydrocarbon. - Viết được phương trình hoá học phản ứng đốt cháy của butane. Alkane - Tiến hành được (hoặc quan sát qua học liệu điện tử) thí nghiệm đốt (ankan)) cháy butane từ đó rút ra được tính chất hoá học cơ bản của alkane. Alkene - Nêu được khái niệm về alkene. 1 C12 (Anken) Nhận biết - Nêu được tính chất vật lí của ethylene. 1 C13 - Trình bày được một số ứng dụng của ethylene: tổng hợp ethylic 1 C14 alcohol, tổng hợp nhựa polyethylene (PE). Thông hiểu - Viết được công thức cấu tạo của ethylene. - *Trình bày được tính chất hoá học của ethylene (phản ứng cháy, phản ứng làm mất màu nước bromine (nước brom), phản ứng trùng hợp. Viết được các phương trình hoá học xảy ra. 1 C15 - Tiến hành được thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm) của ethylene:
  3. phản ứng đốt cháy, phản ứng làm mất màu nước bromine, quan sát và giải thích được tính chất hoá học cơ bản của alkene. Nhận biết - Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí 1 C16 Nhận biết thiên nhiên và khí mỏ dầu. - Nêu được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí). Nguồn nhiên - Trình bày được phương pháp khai thác dầu mỏ, khí thiên nhiên và liệu Thông hiểu khí mỏ dầu; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ; ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên (là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp). - Trình bày được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than...), từ đó Vận dụng có cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng nhiên liệu (gas, xăng, 1 C22 dầu hỏa, than…) trong cuộc sống. - Nêu được khái niệm và ý nghĩa của độ cồn. - Nêu được ứng dụng của ethylic alcohol (dung môi, nhiên liệu,…). Nhận biết - Trình bày được tác hại của việc lạm dụng rượu bia. - Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật 1 C18 lí của ethylic alcohol: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng Ethylic riêng, nhiệt độ sôi. alcohol (ancol - Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo và nêu được đặc 1 C17 etylic) và điểm cấu tạo của ethylic alcohol. acetic acid - Trình bày được tính chất hoá học của ethylic alcohol: phản ứng (axit axetic) cháy, phản ứng với natri. Viết được các phương trình hoá học xảy ra. (Ethylic Thông hiểu - Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng alcohol) cháy, phản ứng với natri của ethylic alcohol, nêu và giải thích hiện 2 C19, tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hoá học cơ C20 bản của ethylic alcohol. - Trình bày được phương pháp điều chế ethylic alcohol từ tinh bột và từ ethylene. Acetic acid Nhận biết - Nêu được khái niệm ester và phản ứng ester hoá. 1 C23 - Trình bày được ứng dụng của acetic acid (làm nguyên liệu, làm
  4. giấm). - Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật lí của acetic acid: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. - Quan sát mô hình hoặc hình vẽ, viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo; nêu được đặc điểm cấu tạo của acid acetic. - Trình bày được tính chất hoá học của acetic acid: phản ứng với quỳ tím, đá vôi, kim loại, oxide kim loại, base, phản ứng cháy, phản ứng ester hoá, viết được các phương trình hoá học xảy ra. Thông hiểu - Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm của acid acetic (phản ứng với quỳ tím, đá vôi, kim loại, oxide kim loại, base, phản ứng cháy, phản ứng ester hoá), nhận xét, rút ra được tính chất hoá học cơ bản của acetic acid. - *Trình bày được phương pháp điều chế acetic acid bằng cách lên men ethylic alcohol, viết được các phương trình hoá học xảy ra. - Nêu được khái niệm lipid, khái niệm chất béo, trạng thái thiên Lipid (lipit) – nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (R–COO)3C3H5, carbohydrate Nhận biết đặc điểm cấu tạo. (cacbohiđrat) - Trình bày được tính chất vật lí của chất béo (trạng thái, tính tan). – protein - Nêu được vai trò của lipid tham gia vào cấu tạo tế bào và tích lũy Lipid (lipid) năng lượng trong cơ thể.- Trình bày được ứng dụng của chất béo. và chất béo Thông hiểu - Trình bày được tính chất hoá học (phản ứng xà phòng hoá), viết được phương trình hoá học xảy ra. Vận dụng Đề xuất biện pháp sử dụng chất béo cho phù hợp trong việc ăn uống 1 C24 hàng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì. Nhận biết - Viết được biểu thức tính động năng của vật. 1 C(1) Năng lượng - Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất. cơ học - Vận dụng công thức tính động năng để xác định các đại lượng còn (Động năng và Vận dụng lại trong công thức khi đã biết trước 2 đại lượng. thế năng) - Vận dụng công thức tính thế năng để xác định các đại lượng còn lại trong công thức khi đã biết trước 2 đại lượng. Cơ năng Nhận biết -Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật. 1 C(2)
  5. Vận dụng - Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng trong một số trường hợp đơn giản. Vận dụng - Vận dụng kiến thức “Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng”, cao chế tạo các vật dụng đơn giản phục vụ cho đời sống. Ví dụ: mô hình máy phát điện gió, mô hình nhà máy thủy điện… Nhận biết -Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất. -Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân 2 C(3,4) Thông hiểu với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công. - Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản: - Vận dụng được công thức A = Fs để giải được các bài tập tìm một Vận dụng đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. Công và công A suất - Vận dụng được công thức P = để giải được các bài tập tìm một t đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. - Tính được công và công suất của một số trường hợp trong thực tế 1 C(25) Vận dụng đời sống cao - Vận dụng, tổng hợp kiến thức “Công và công suất”, đề xuất các phương án gải quyết các vấn đề trong cuộc sống: Khi đưa một vật lên cao, khi kéo 1 vật nặng….. -Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không 1 C(5) Nhận biết khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường. -Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. 1 C(6) -Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi trường này Ánh sáng sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương (Sự khúc xạ) Vận dụng truyền ban đầu). - Thực hiện được thí nghiệm để rút ra định luật khúc xạ ánh sáng. - Vận dụng được biểu thức n = sini / sinr trong một số trường hợp đơn giản.
  6. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2024 –2025 TRẦN PHÚ MÔN: KHTN 9. Thời gian: 75 phút (không kể phát đề) Họ và tên: ................................................... Lớp: ....... Điểm: Nhận xét của giáo viên: ---------------------------------------------------------------------------------------------------- A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Công thức tính động năng của một vật là A. . B. . C. . D. . Câu 2: Cơ năng là A. tổng động năng và thế năng của vật. B. hiệu động năng và thế năng của vật. C. tích động năng và thế năng của vật. D. thương động năng và thế năng của vật. Câu 3: Bộ đội đã tác dụng lực và làm dịch chuyển các khẩu pháo, ta nói bộ đội đã thực hiện công cơ học. Vậy công cơ học được xác định bằng A. lực tác dụng lên vật. B. quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực. C. lực tác dụng lên vật cộng với quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực. D. lực tác dụng lên vật nhân với quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực. Câu 4: Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nhưng nếu dùng máy cày thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? A. Công suất trâu lớn hơn 6 lần. B. Công suất máy cày lớn hơn 6 lần. C. Công suất trâu và máy cày bằng nhau. D. Công suất máy cày lớn hơn 3 lần. Câu 5: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với A. chính nó. B. chân không. C. không khí. D. nước. Câu 6: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường A. bị hắt trở lại môi trường cũ. B. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. C. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai. D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 7: Đâu là các dụng cụ thí nghiệm quang học thường dùng? A. Nguồn sáng, bảng chia độ, điện kế, bát sứ. B. Nguồn sáng, bảng chia độ, đồng hồ đo điện đa năng, bát sứ. C. Nguồn sáng, bảng chia độ, đèn pin, thấu kính. D. Nguồn sáng, bảng chia độ, điện kế, cuộn dây dẫn có hai đèn LED. Câu 8: Phần đầu tiên của bài báo cáo một vấn đề khoa hoa học là A. giới thiệu. B. tiêu đề. C. tóm tắt. D. phương pháp. Câu 9: Alkane là những hydrocarbon A. mạch vòng, phân tử chỉ chứa các liên kết đơn.
  7. B. mạch hở, phân tử chỉ chứa các liên kết đơn. C. mạch hở, phân tử chứa các liên kết đôi. D. mạch vòng, phân tử chứa các liên kết đôi. Câu 10: CH3- CH3 có tên là A. methane. B. ethane. C. propane. D. butane. Câu 11: Alkene là những hydrocarbon A. mạch hở, trong phân tử có một liên kết ba C≡C. B. mạch vòng, trong phân tử có một liên kết đôi C=C. C. mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi C=C. D. mạch vòng, trong phân tử chỉ có liên kết đơn. Câu 12: Hydrocarbon là A. đơn chất hữu cơ chỉ chứa hai nguyên tố carbon và hydrogen. B. đơn chất hữu cơ chứa nguyên tố carbon. C. hợp chất hữu cơ chỉ chứa hai nguyên tố carbon và hydrogen. D. hợp chất hữu cơ chỉ chứa hai nguyên tố carbon và chlorine. Câu 13: Ethylene là chất khí ở điều kiện thường A. không màu, tan nhiều trong nước, tan ít trong dung môi. B. không màu, hầu như không tan trong nước, tan ít trong dung môi. C. màu vàng lục, mùi xốc, ít tan trong nước, tan ít trong dung môi. D. không màu, mùi hắc, tan trong nước, tan ít trong dung môi. Câu 14: Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của ethylene? A. Điều chế PE. B. Điều chế ethyl alcohol. C. Điều chế khí gas. D. Dùng để ủ trái cây mau chín. Câu 15: Phương trình đốt cháy hydrocarbon X như sau: hydrocarbon X là A. C2H4. B. C3H6. C. CH4. D. C2H2. Câu 16: Thành phần chính của dầu mỏ là A. alcohol. B. dẫn xuất của hydrocarbon. C. lưu huỳnh. D. hydrocarbon. Câu 17: Công thức cấu tạo của ethylic alcohol là A. CH3 – CH3 – OH. B. CH3 – O – CH3. C. CH2 – CH2 – OH2. D. CH2 – CH2 – OH. Câu 18: Tính chất vật lý của ethylic alcohol là chất lỏng A. không màu, tan vô hạn trong nước, không hòa tan được nhiều chất như iodine, benzene… B. màu hồng, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iodine, benzene, … C. không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như iodine, benzene. D. không màu, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iodine, benzene, Câu 19: Hiện tượng quan sát được khi ethylic alcohol tác dụng với sodium là gì? A. Không có hiện tượng gì. B. Sodium bốc cháy, có khói trắng. C. Sodium tan dần. D. Sủi bọt khí và Sodium tan dần. Câu 20: Ethylic alcohol cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là A. ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt. B. ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt. C. ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt. D. ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt.
  8. B/ Tự luận: (5,0 điểm) Câu 21:(1,0 điểm) Cho các hợp chất sau: CH4, CO2, H2CO3, HCOOH, C12H22O11, (NH4)2CO3, CH3OH, Na2(CO3)2. Hãy sắp xếp chúng thành hai nhóm: chất vô cơ và chất hữu cơ. Câu 22: (1,0 điểm) Việc sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt ở các gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi: từ dùng rơm rạ, củi gỗ để đun nấu đã chuyển đổi lần lượt qua bếp than (tổ ong), bếp dầu đến bếp gas và hiện nay là bếp điện, bếp từ. Em hãy phân tích ưu nhược điểm của các loại nhiên liệu trên. Câu 23: ( 1,0 điểm) Trình bày tính chất vật lí của acetic acid. Câu 24: ( 1,0 điểm) Theo em, nên sử dụng chất béo như thế nào cho phù hợp trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì.. Câu 25:(1,0 điểm) Để kéo một thùng hàng dịch chuyển 20m trên mặt đường, một người đã tác dụng lên thùng hàng lực kéo 50N. Tính công suất mà người thực hiện trong 10s? -----HẾT----- Giám thị xem kiểm tra không giải thích gì thêm
  9. TRƯỜNG PTDTBT TH& THCS KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2024-2025 ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: KHTN 9. A/ Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Đúng mỗi ý được (0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA C A D B B D C B B B C C B C A D A D D C B/ Tự luận: (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Hợp chất vô cơ: CO2, H2CO3, (NH4)2CO3, Na2(CO3)2 0,5đ Câu 21 Hợp chất hữu cơ: CH4, HCOOH, C12H22O11, CH3OH 0,5đ Ưu nhược điểm của các loại nhiên liệu: 0,25 đ Nhiên liệu Ưu điểm Nhược điểm Rơm, rạ, củi gỗ Dễ tìm kiếm, rẻ tiền Nhiệt lượng giải phóng ít, nhiều khói, 0,25 đ tro bụi Câu 22 Than tổ ong Nhiệt lượng giải Thải ra nhiều khí có phóng nhiều hơn, hại cho sức khỏe và thời gian cháy lâu môi trường 0,25đ Gas Thuận lợi cho đun Dễ gây cháy nổ và nấu thải khí CO2 vào môi trường 0,25đ Bếp điện, bếp từ Tiện lợi, sinh ra nhiệt Chi phí lớn lượng lớn, an toàn Acetic acid là chất lỏng, không màu, vị chua, có mùi đặc trưng, sôi Câu 23 ở 118oC, tan vô hạn trong nước, có khối lượng riêng là 1,045 g/mL 1,0 đ (ở 25oC). Giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ từ 2% đến 5%. Chất béo là nguồn thiết yếu trong chế độ ăn, tuy nhiên, nhu cầu chất 1,0 đ Câu 24 béo là vừa phải, chỉ nên chiếm 20 - 25% nhu cầu năng lượng. Mỗi độ tuổi khác nhau có nhu cầu chất béo theo độ tuổi khác nhau. Tóm tắt: Giải: F = 50 (N) - Công của lực kéo tác dụng lên thùng Câu 25 s = 20 (m) hàng là: P=? A = F.s = 50.20 =1000(J) 0,5 điểm - Công suất người thực hiện được là: P = A/t = 1000/10 = 100(W) 0,5 điểm Người duyệt đề Người ra đề
  10. LÊ VĂN HẢI & TRẦN THỊ KIM CÚC TRƯỜNG PTDTBT TH& THCS KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2024-2025 ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN CHẤM HSKT MÔN: KHTN 9. A/ Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Đúng mỗi ý được (0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA C A D B B D C B B B C C B C A D A D D C B/ Tự luận: (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Hợp chất vô cơ: CO2, H2CO3, (NH4)2CO3, Na2(CO3)2 1,5đ Câu 21 Hợp chất hữu cơ: CH4, HCOOH, C12H22O11, CH3OH 1,5đ Acetic acid là chất lỏng, không màu, vị chua, có mùi đặc trưng, sôi Câu 23 ở 118oC, tan vô hạn trong nước, có khối lượng riêng là 1,045 g/mL 2,0 đ (ở 25oC). Giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ từ 2% đến 5%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2