intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút. (Đề có 2 trang) Họ tên : ..................................................... Số báo danh : .......................Lớp Mã đề 002 I. Phần trắc nghiệm (7đ): Câu 1: Cho các nội dung: 1. Giáo dục thế hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu. 2. Xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn. 3. Đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. 4. Tăng cường công tác bảo tồn những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại. Các nội dung trên nói lên điều gì? A. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên. B. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là yêu cầu của Sử học. C. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên của Sử học. D. Sử học chịu trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Câu 2: Kiến trúc cổ đại phương Đông xuất hiện nhiều là do A. ảnh hưởng của tôn giáo. B. uy quyền của các nhà vua. C. nhu cầu của cuộc sống. D. trình độ kỹ thuật cao. Câu 3: Ý nào sau đây KHÔNG phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học? A. Quá khứ của toàn thể nhân loại B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người C. Những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong quá khứ D. Quá khứ của một quốc gia hoặc khu vực trên thế giới Câu 4: Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn ấy thể hiện A. hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử của dân tộc ta. B. hiện thực khách quan về lịch sử của nước ta không thể chối cãi. C. nhận thực về lịch sử của dân tộc ta. D. nền độc lập của dân tộc Việt Nam được thế giới thừa nhận. Câu 5: Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là A. tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại thông qua các hình thức như triển lãm, bảo tàng,... B. áp dụng tri thức, kinh nghiệm lịch sử để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống. C. sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại. D. sử dụng tri thức lịch sử để điều chỉnh hiện tại, định hướng tương lai. Câu 6: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời? A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời mới nắm bắt được lịch sử. B. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá. C. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai. D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị. Câu 7: Vì sao Việt Nam được bầu chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hoá”? A. Vì Việt Nam có đa dạng về loại hình du lịch. B. Vì Việt Nam có hệ thống di tích lịch sử, di sản văn hoá và di sản thiên nhiên trên khắp cả nước. C. Vì Việt Nam có vị trí thuận lợi cho du khách tham quan. D. Vì Việt Nam có nhiều loại hình di sản văn hóa khắp cả nước. Câu 8: Khi đi tham quan du lịch, du khách trong nước và quốc tế thường chọn lựa địa danh có liên quan đến: A. di tích lịch sử, văn hóa để tìm hiểu và trải nghiệm. B. di tích lịch sử để tìm hiểu những chiến công của dân tộc. C. di tích tự nhiên và văn hóa để trải nghiệm. D. di tích văn hóa để tìm hiểu bản sắc văn hóa của dân tộc. Câu 9: Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây? A. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ. B. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. C. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra. D. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. Câu 10: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập rất giỏi về hình học? A. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua. B. Phải tính toán trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc. C. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kiến trúc. D. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân. Câu 11: Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn Trang 1/2 - Mã đề 002
  2. chủ quan của con người được gọi là A. hiện thực lịch sử. B. sự kiện tương lai. C. khoa học lịch sử. D. nhận thức lịch sử. Câu 12: Nhận thức lịch sử là gì? A. Là những lễ hội lịch sử văn hóa được phục dựng, tái hiện một cách sinh động. B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau C. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua D. Là những công trình nghiên cứu lịch sử được con người thực hiện theo những cách khác nhau. Câu 13: Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên những nguyên liệu nào? A. Lụa, thẻ tre, xương thú, mai rùa. B. Đất sét. C. Giấy Pa-pi-rut, lụa, đất sét. D. Mảnh sành. Câu 14: Số không (0) là thành tựu của cư dân A. Ai Cập. B. Lưỡng Hà. C. La Mã. D. Ấn Độ. Câu 15: Kiểu chữ viết ra đời đầu tiên ở phương Đông là A. chữ tượng thanh. B. chữ tượng hình. C. chữ tượng ý. D. chữ tượng trưng. Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cửu của Sử học? A. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời ki cận đại. B. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự. C. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay. D. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quả khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực. Câu 17: Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau: “…là tặng phẩm của sông Nin” A. Ả Rập B. Ai Cập. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ. Câu 18: Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải: A. Làm giấy. B. Kĩ thuật in. C. La bàn. D. Thuốc súng. Câu 19: Việt Nam được bầu chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á” về: A. di tích thiên nhiên và ẩm thực. B. di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. C. di sản, ẩm thực và văn hoá. D. di tích lịch sử và văn hóa. Câu 20: Tôn giáo nào bắt nguồn từ những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ? A. Hin đu giáo. B. Thiên chúa giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo. Câu 21: Hiện thực lịch sử là gì? A. Là tất cả những gì diễn ra trong hiện tại. B. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ C. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được. D. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ. Câu 22: Lĩnh vực nào sau đây của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam? A. Văn học. B. Kiến trúc, điêu khắc. C. Tư tưởng D. Y học. Câu 23: Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng. B. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại. C. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên. D. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng. Câu 24: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.... của Việt Nam thuộc di sản nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di sản văn hoá hỗn hợp. D. Di sản thiên nhiên. Câu 25: Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với sản xuất nông nghiệp là A. thiên văn học và lịch pháp B. địa chất và lịch pháp. C. địa chất và thiên văn học. D. thiên văn học và toán học. Câu 26: Các yếu tố về lịch sử, văn hóa truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực, giải trí, sản phẩm thủ công mỹ nghệ,... là: A. điểm đến của khách du lịch. B. yếu tố hàng đầu của du lịch. C. yếu tố kích thích du lịch. D. yếu tố cơ bản của du lịch. Câu 27: Cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác là gì? A. Việc tôn tạo các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. B. Việc bảo tồn các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. C. Việc khai quật các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. D. Việc trùng tu các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Câu 28: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì? A. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. B. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử D. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử II. Phần tự luận (3đ): Câu 1. (2đ) Vì sao cần phải học tập lịch sử suốt đời? Cho ví dụ. Câu 2. (1đ) Tác động của Lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch? ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2