intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 – MÔN: LỊCH SỬ 10 TT Chủ đề Nội dung 1. Hiện thực - Trình bày được khái niệm Lịch sử. lịch sử, lịch sử - Trình bày được khái niệm Sử học được con người - Trình bày được khái niệm hiện thực lịch sử và lịch nhận thúc sử được con người nhận thức. - Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học. 1 LỊCH SỬ VÀ 2. Tri thức lịch - Nêu được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời. SỬ HỌC sử và cuộc - Trình bày được quy trình thu thập, xử lý thông tin sống và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử. - Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống 1. Sử học với - Nêu được mối qun hệ giữa Sử học với công tác bảo VAI TRÒ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di dản văn hóa, di sản thiên tồn và phát nhiên 2 CỦA huy giá trị di - Nêu được vai trò của công tác bảo tồn và phát huy SỬ HỌC sản văn hoá, di giá trị di sản văn hóa,di sản thiên nhiên sản thiên - Nêu được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự nhiên, phát phát triển du lịch, đồng thời nêu được tác động của triển du lịch. du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá. - Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống 1
  2. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: LỊCH SỬ 10 Mức độ nhận thức Tổng Vận % điểm Chương/ Nhận Thông Vận TT Nội dung/đơn vị kiến thức dụng chủ đề biết hiểu dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức - Lịch sử là gì? 7 5 30% - Khái niệm sử học: Khái LỊCH SỬ niệm, đối tượng, chức năng, 1 VÀ SỬ nhiệm vụ của Sử học. HỌC 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống 4 2 1 35% - Học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời. 1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, 35% VAI TRÒ phát triển du lịch. 2 - Sử học với công tác bảo 5 5 1 CỦA SỬ HỌC tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên. - Sử học với sự phát triển du lịch. Tổng 16 0 12 0 0 1 0 1 26 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% 2
  3. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC NĂM HỌC 2023 - 2024 QUYẾN MÔN: LỊCH SỬ_LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) -------------------- (Đề thi có 4 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1. Hiện thực lịch sử là A. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người. C. những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được. D. khoa học tìm hiểu về quá khứ. Câu 2. Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần phải thực hiện yếu tố nào sau đây để định hướng cho tương lai? A. Chỉ quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá lịch sử. B. Nhận thức sâu sắc về những gì diễn ra ở cuộc sống hiện tại. C. Vận dụng kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại. D. Áp dụng những giá trị truyền thống của lịch sử dân tộc. Câu 3. Một trong những cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá lịch sử? A. Khám phá lịch sử mở ra cơ hội làm giàu cho bản thân và xã hội. B. Những khoảng trống và những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử. C. Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra đòi hỏi nhà sử học phải giải quyết. D. Lịch sử là nhân tố quyết định cho sự phát triển nghề nghiệp. Câu 4. Nhận thức lịch sử là A. những mô tả của con người về quá khứ đã qua. B. những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau. C. những công trình nghiên cứu lịch sử. D. những lễ hội lịch sử - văn hoá được phục dựng. Câu 5. Khái niệm Lịch sử được hiểu là A. những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. quá trình xây dựng của một quốc gia. C. tiến trình của một cuộc chiến tranh. D. quá trình hình thành một vùng đất. Câu 6. Nhận thức lịch sử có đặc điểm gì? A. Luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử. B. Không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử. C. Thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử. D. Độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. Câu 7. Sử học được hiểu là khoa học nghiên cứu về A. quá khứ của một quốc gia. B. lịch sử hình thành một dân tộc. C. quá trình đầu tranh giành độc lập của một vùng đất. D. quá khứ của loài người. Câu 8. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là gì? A. Lịch sử hình thành của một vùng đất. B. Quá trình ra đời của một quốc gia. C. Lịch sử đấu tranh của một dân tộc. D. Toàn bộ quá khứ của loài người. Câu 9. Lịch sử được con người nhận thức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu. B. Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu. C. Mức độ phong phú của thông tin sử liệu. D. Những điều kiện không gian, địa lí. 3
  4. Câu 10. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ là chức năng nào sau đây của Sử học? A. Khoa học. B. Tái hiện. C. Nhận biết. D. Phục dựng. Câu 11. Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm là nhiệm vụ nào sau đây của Sử học? A. Nhận biết. B. Dự báo. C. Phục dựng. D. Tuyên truyền. Câu 12. Phải học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời vì A. nhiều sự kiện lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn. B. đem lại nhiều hiểu biết hơn cho con người. C. loài người có định hướng cho sự phát triển bền vững. D. phải trân trọng quá khứ của thế hệ đi trước. Câu 13. Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hoá chính là nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành nào sau đây? A. Công nghiệp cơ khí, phát triển thương mại. B. Nông nghiệp xanh, phát triển dịch vụ. C. Thương nghiệp, phát triển ngoại thương. D. Công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch. Câu 14. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở đâu? A. Trong viện bảo tàng. B. Tại một di tích lịch sử. C. Trong một bộ phim tư liệu lịch sử. D. Ở khắp mọi nơi. Câu 15. Tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, các di tích, hay đơn giản hơn là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng” … là cách để chúng ta A. trải nghiệm cuộc sống. B. giải toả áp lực công việc. C. tìm hiểu, học tập lịch sử. D. hiểu hơn về năng lực bản thân. Câu 16. Nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản văn hóa của mỗi quốc gia là A. bảo vệ, bảo quản, tu bổ di sản. B. chăm sóc, giữ gìn di sản, làm mới. C. sửa chữa theo hướng hiện đại. D. ưu tiên phát huy giá trị di sản. Câu 17. Một trong những giải pháp góp phần quan trọng khắc phục các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến giá trị di sản văn hóa phi vật thể là A. bảo tồn và phát huy. B. tái tạo và trùng tu. C. gìn giữ và làm mới. D. đầu tư và phát triển. Câu 18. Một trong những cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là giá trị A. lịch sử, văn hóa. B. kinh tế, thương mại. C. kinh tế, xã hội. D. lịch sử, địa lí. Câu 19. Theo Hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới của UNESCO, “Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên” được hiểu là: A. những tài sản giá trị và có thể thay thế của một dân tộc. B. hình ảnh biểu tượng của một quốc gia, một dân tộc. 4
  5. C. những tài sản giá trị của cả nhân loại và có thể thay thế. D. những tài sản vô giá trị và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của cả nhân loại. Câu 20. Giá trị của một di sản thường được thể hiện ở những khía cạnh nào sau đây? A. Lịch sử, văn hoá, kiến trúc, mĩ thuật… B. Địa lí, kiến trúc, quy mô, kĩ thuật… C. Biểu tượng và cách thức quảng bá… D. Kinh phí xây dựng và mục đích sử dụng… Câu 21. Trong bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào? A. Thành tựu nghiên cứu của Sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn. B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém. C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại. D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản. Câu 22. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản có vai trò A. bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng của di sản trước ảnh hưởng của thiên nhiên. B. đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc khai thác giá trị du lịch từ di sản. C. góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người. D. giúp du khách thăm quan được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên bản như ban đầu của di sản. Câu 23. Đối với di sản thiên nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị có vai trò như thế nào? A. Giúp quảng bá di sản để du khách biết đến nhiều hơn. B. Tăng giá trị khai thác, đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương. C. Góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản. D. bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng của di sản trước tác động của con người. Câu 24. Trong mối quan hệ tương tác hai chiều, du lịch có vai trò như thế nào đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá? A. Giúp lịch sử của các dân tộc được thế giới biết đến nhiều hơn. B. Đem lại nguồn lợi kinh tế cao từ phát triển du lịch. C. Thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử của các quốc gia. D. Đưa hình ảnh của các nước ra ngoài phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Câu 25. Sắp xếp các nội dung sau theo đúng quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu: 1 - Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập 2 - Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh, đánh giá 3 - Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu 4 - Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh. A. 1 - 3 - 2 - 4. B. 4 - 3 - 2 - 1. D. 1 - 4 - 3 - 2. D. 2 - 1 - 3 - 4. Câu 26. Du lịch có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa? A. Nguồn lực hỗ trợ. B. Can thiệp trực tiếp. C. Hoạch định đường lối. D. Tổ chức thực hiện. Câu 27: Lịch sử được con người nhận thức phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Điều kiện không gian, địa lí. B. Nhu cầu và năng lực tìm hiểu. C. Điều kiện về kinh tế, xã hội. D. Khả năng điều tra thực địa. Câu 28: Lịch sử được con người nhận thức phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Những điều kiện không gian, địa lí. B. Những điều kiện về kinh tế, xã hội. C. Điều kiện và phương pháp tìm hiểu. D. Khả năng điều tra ngoài thực địa. 5
  6. II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Nêu vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên. Ở địa phương em đang học tập, sinh sống có di sản văn hoá nào? Đề xuất biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên đó. Câu 2. (1.0 điểm) Kể tên một số chương trình và bộ phim truyền hình ở Việt Nam sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử và văn hóa mà em biết. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2