intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT ÂU CƠ Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 3 trang) MÃ ĐỀ 001 A. TRẮC NGHIỆM ( 7ĐIỂM) Câu 1: Cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc được đánh giá là một cuộc cách mạng A. dân chủ tư sản chưa triệt để. B. dân chủ tư sản kiểu mới. C. dân chủ tư sản kiểu cũ. D. vô sản Câu 2: Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào? A. Nông dân. B. Vô sản. C. Tư sản. D. Địa chủ. Câu 3: Từ thời vua Môngkút (Rama IV, 1851 - 1868), nước Xiêm đã thực hiện chủ trương gì để phát triển đất nước? A. Kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài. B. Mở cửa buôn bán với bên ngoài. C. Ban bố các đạo luật nhằm phát triển kinh tế. D. Kêu gọi sự ủng hộ của Pháp. Câu 4: Phong trào chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Đó được xem là A. mục đích của cải cách Minh Trị. B. nguyên nhân hình thành cải cách Minh Trị. C. ý nghĩa của cải cách Minh Trị. D. nội dung của cuộc cải cách Minh Trị. Câu 5: Đến giữa thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều tồn tại chế độ A. phong kiến. B. xã hội chủ nghĩa. C. tư bản chủ nghĩa. D. chiếm hữu nô lệ. Câu 6: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Các phong trào đều mang tính tự phát. B. Lực lượng quân Pháp đủ sức đàn áp phong trào. C. Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh. D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh. Câu 7: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện ở việc A. vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước. B. vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền. C. vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp. D. vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển. Câu 8: Vì sao cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX bị thất bại? A. Các phong trào đấu tranh chưa có sự đoàn kết thống nhất. B. Phong trào diễn ra lẻ tẻ, tự phát. C. Do chênh lệch lực lượng quá lớn. Trang 1/3 - Mã đề thi 001
  2. D. Thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn, thiếu tổ chức. Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là? A. Để chính quyền cách mạng rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt. B. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng tư sản. C. Một số người lãnh đạo Đồng Minh hội chủ trương thương lượng, nhượng bộ, không kiên quyết. D. Không giải quyết được vấn đề cơ bản của cách mạng là ruộng đất cho nông dân. Câu 10: Chính phủ Anh thực hiện chính sách cai trị Ấn Độ theo kiểu A. đồng hóa dân tộc. B. thực dân cũ. C. thực dân mới. D. vơ vét, bóc lột. Câu 11: Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa TK XIX – đầu TK XX? A. Diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, phạm vi rộng. B. Giai cấp tư sản lớn mạnh. C. Giai cấp vô sản lớn mạnh. D. Hình thức đấu tranh phong phú. Câu 12: Ý nào không phản ánh đúng mục tiêu của Trung Quốc Đồng minh hội? A. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày. B. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc. C. Đánh đổ triều đình Mãn Thanh. D. Tấn công vào các nước đế quốc. Câu 13: Xét về tính chất thì cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) được xem là các cuộc cách mạng A. xã hội chủ nghĩa. B. dân chủ tư sản kiểu mới. C. tư sản không triệt để. D. dân chủ tư sản kiểu cũ. Câu 14: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Quốc đại ở Ấn Độ (1885)? A. Đánh dấu một giai đoạn mới – giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. B. Đánh dấu bước ngoặt trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ. C. Đánh dấu sự thắng lợi cơ bản trong phong trào đấu tranh chống Anh của nhân dân Ấn Độ. D. Đánh dấu sự thắng lợi trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ. Câu 15: Cuộc khởi nghĩa nào được xem là biểu tượng liên minh chiến đấu của nhân Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp? A. Pu-côm-bô. B. A-cha-xoa. C. Hoàng thân Si-vô-tha. D. Ong-kẹo và Com-ma-đam. Câu 16: Sự kiện nào được xem là đỉnh cao của phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ? A. Đảng Quốc dân Đại quyền hội (Đảng Quốc đại) thành lập. B. Phong trào chống đạo luật chia đôi xứ Ben-gan năm 1905. C. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908. D. Đảng Quốc đại trở thành đảng cầm quyền. Câu 17: Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là do? A. Duy trì chế độ phong kiến. B. Tiến hành cách mạng vô sản. C. Tăng cường khả năng quốc phòng. D. chính sách duy tân của Ra ma V. Câu 18: Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của phong trào theo khuynh hướng Trang 2/3 - Mã đề thi 001
  3. A. dân tộc dân chủ. B. xã hội chủ nghĩa. C. vô sản hóa. D. dân chủ tư sản. Câu 19: Yếu tố nào được xem là chìa khóa được rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản cho công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay? A. Chú trọng bảo tồn văn hóa. B. Chú trọng phát triển kinh tế. C. Chú trọng công tác đối ngoại. D. Chú trọng yếu tố giáo dục. Câu 20: Đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của cao trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ? A. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh. B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. C. Thiếu kiên quyết trong đấu tranh. D. Do chênh lệch lực lượng quá lớn. Câu 21: Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc có tôn chỉ là A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. B. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”. C. “Tự do, bình đẳng, bác ái”. D. “Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình”. B. TỰ LUẬN(3 ĐIỂM) Câu . Trình bày nội dung của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị? Tại sao nói Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản? ------------- HẾT ------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh :................................................................SBD:......................... Trang 3/3 - Mã đề thi 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2