intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Đề tham khảo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Đề tham khảo) được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Đề tham khảo)

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ MINH HOẠ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Lịch sử - Lớp 11 (Đề gồm 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh:.................................................... Lớp: .................... Phòng:………………………… SBD…………… Mã đề 001 I. TRẮC NGHIỆM (6.0 điểm)- TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Từ giữa thế kỉ XVI, các tiền đề của cách mạng tư sản đã xuất hiện ở nước nào sau đây ? A. Anh. B. Pháp. C. Bắc Mỹ. D. Đức. Câu 2. Đầu thế kỉ XVII, ngành công nghiệp phát triển nhất ở nước Anh là A. luyện kim. B. máy hơi nước. C. len, dạ. D. chế tạo máy móc. Câu 3. Nội dung nào sau đây là tiền đề về kinh tế dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến. B. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị. C. Những rào cản của chế độ phong kiến kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa. D. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tỉnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh Câu 4. Đặc điểm nổi bật của tình hình chính trị nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là A. tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế. B. là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. C. xuất hiện kinh tế tư bản chủ nghĩa. D. tồn tại chế độ ba đẳng cấp. Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của trào lưu Triết học Ánh sáng đối với cách mạng tư sản Pháp vào cuối thế kỷ XVIII? A. Lên án chế độ phong kiến, giáo hội Thiên chúa và mặt trái của chủ nghĩa tư bản. B. Tấn công hệ tư tưởng chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng xã hội bùng nổ. C. Lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa ra lí thuyết xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. D. Lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ phong kiến, đề nghị xây dựng chế độ tiến bộ Câu 6. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giữa thế kỉ XVIII là A. miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp. B. miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp C. kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. D. miền Trung phát triển kinh tế nông nghiệp. Câu 7. Mục tiêu chung của cách cuộc cách mạng tư sản ở thế kỉ XVI- XVIII là gì? A. Lật đổ chế đổ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó. B. Lật đổ xã hội nguyên thủy, cổ đại cùng tàn tích của nó. C. Tạo điều kiện cho sự phát triển của chế độ phong kiến. D. Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Câu 8. Đâu là nhiệm vụ cơ bản của cách cuộc cách mạng tư sản ở thế kỉ XVI- XVIII ? A. Dân tộc và dân chủ. B. Dân tộc và nhân dân. C. Độc lập và tự do. D. Dân chủ và độc lập. Câu 9. Lực lượng lãnh đạo của cuộc cách mạng tư sản là giai cấp A. tư sản. B. công nhân. C. nông dân. D. địa chủ. Câu 10. Trong các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, động lực quyết định thắng lợi của cách mạng là A. mục tiêu của cách mạng. B. kết quả cuối cùng. C. quần chúng nhân dân. D. phương pháp đấu tranh. Câu 11. Nửa cuối thế kỉ XIX, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho nước Đức là gì? A. Thoát khỏi ách thống trị của nước ngoài. B. Thành lập chính quyền của giai cấp tư sản. 1
  2. C. Xoá bỏ tình trạng phân tán về chính trị, thống nhất đát nước. D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 12. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền. B. hình thành thị trường dân tộc thống nhất. C. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội. D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực Câu 13. Một trong những kết quả quan trọng của các cuộc cách mạng tư sản ở Âu - Mĩ dưới thời Cận đại là A. lật đổ chế độ phong kiến. B. làm tan rã xã hội nguyên thủy. C. xác lập chế độ phong kiến. D. thiết lập nhà nước vô sản. Câu 14. Nửa sau thế kỉ XIX, hầu hết các cuộc cách mạng tư sản đã A. giành được thắng lợi. B. hoàn toàn sụp đổ. C. bắt đầu từ nông nghiệp. D. giải phóng dân tộc Câu 15. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII? A. Cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. B. Cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã đặt dấu mốc cho sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Anh. C. Cách mạng tư sản Anh lật đổ chế độ phong kiến. D. Cách mạng tư sản Anh được ví như “cái chổi khổng lồ” quét sạch đi mọi rác rưởi của chế độ phong kiến. Câu 16. Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Mỹ (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có tên gọi là A. Các-ten. B. Tơ-rớt. C. Đai-bát-xư. D. Xanh-đi-ca. Câu 17. Chính sách xâm lược và mở rộng thuộc địa của các nước tư bản nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu A. phát triển khoa học – kĩ thuật. B. giải quyết tình trạng thất nghiệp. C. thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài. D. nguyên liệu và nguồn nhân công. Câu 18. Nước Anh được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn” vì lí do nào sau đây? A. Nước Anh luôn phải đối mặt với nạn ngoại xâm. B. Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng khắp thế giới. C. Nguồn vốn đầu tư của nước Anh trải khắp toàn cầu. D. Hoạt động thương mại của Anh diễn ra trên khắp thế giới. Câu 19. Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của A. chiến tranh xâm lược. B. các cuộc chiến tranh thế giới. C. xâm chiếm thị trường và thuộc địa các nước. D. sự phát triển và mở rộng của chủ nghĩa tư bản. Câu 20. Cơ sở tạo ra bước chuyển tiếp của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang độc quyền là gì? A. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. B. Sự phát triển của khoa học – công nghệ. C. Sự tăng cường đầu tư vốn trong sản xuất. D. Sự phát triển của các tổ chức độc quyền. Câu 21. Thuật ngữ: “chủ nghĩa tư bản hiện đại” dùng để chỉ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn A. trước Chiến tranh thế giới thứ hai. B. sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. C. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay. D. trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 22.Câu 3. Một trong những thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt là A. tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu. B. sức sản xuất của các ngành kinh tế ngày càng cao. 2
  3. C. khoa học công nghệ phát triển và ngày càng mở rộng. D. lực lượng lao động có chất lượng ngày càng cao Câu 23. Chủ nghĩa tư bản hiện đại có biểu hiện tiêu biểu nào? A. Có nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào. D. Có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu cách mạng KH-CN B. Có khả năng giải quyết tốt tranh chấp, xung đột trên thế giới. C. Có sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc giữa các nước tư bản. Câu 24. Nội dung nào sau đây không phải là thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt? A. Khủng hoảng kinh tế, tài chính. B. Sự chênh lệch giàu nghèo. C. Tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu. D. Tệ nạn xã hội, phân biệt chủng tộc II. DẠNG THỨC 2 (4.0 điểm) –TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d, học sinh chọn đúng hoặc sai. “Ở Pháp, vương quyền là đỉnh cao của lâu đài phong kiến và chuyên chế. Nhà vua luôn có quyền hành chuyên chế và vô hạn; … quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia. Triều vua Lu-i XVI là một sự chuyên chế cao độ. Theo những “mật lệnh có ấn vua” nhằm khủng bố nhân dân, hàng trăm người bị bắt, bị tù đày ở các nơi trong nước”. (A. Man-phờ-rét, Đại Cách mạng Pháp 1789, NXB Khoa học, 1965, tr.18-19) a) Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho nhân dân. b) Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho tầng lớp quý tộc mới. c) Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc ngày càng sâu sắc. d) Tình hình chính trị ở Pháp dưới triều vua Lu-I XVI khủng hoảng trầm trọng. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d, học sinh chọn đúng hoặc sai. “Các cuộc cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ cơ bản là dân tộc và dân chủ. Nhiệm vụ dân tộc là xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đầy đủ bốn yếu tố: lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung và nền kinh tế chung. Nhiệm vụ dân chủ thể hiện thông qua việc xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu”. (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.9) a) Một trong những nhiệm vụ cơ bản của các cuộc cách mạng tư sản là nhiệm vụ dân tộc b) Cách mạng tư sản Pháp đã xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Như vậy, cách mạng tư sản Pháp đã thực hiện nhiệm vụ dân chủ. c) Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII chỉ thực hiện nhiệm vụ dân tộc. d. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII vừa thực hiện nhiệm vụ dân tộc, vừa thực hiện nhiệm vụ dân chủ. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d, học sinh chọn đúng hoặc sai. “Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới ¾ nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn bộ xã hội. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mĩ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản”. (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.18) a) Đoạn trích phản ánh một trong những thách thức mà nước Mĩ hiện nay phải đối mặt. b) Đoạn trích cho thấy tình trạng phân hóa giàu nghèo ở nước Mĩ diễn ra sâu sắc. 3
  4. c) Đoạn trích phản ánh các mặt tích cực và hạn chế của nước Mĩ nói riêng và chủ nghĩa tư bản hiện đại nói chung. d) Con số 99 trong cụm từ: phong trào “99 chống lại 1” chỉ cuộc đấu tranh của 99 dân nghèo Mĩ diễn ra vào năm 2011. Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý a, b, c, d, học sinh chọn đúng hoặc sai. “Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã giải phóng nhân dân các thuộc địa Anh khỏi ách thống trị thực dân, đưa đến sự thành lập nhà nước tư sản đầu tiên ở ngoài châu Âu, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh phát triển và có ảnh hưởng tích cực đến phong trào giành độc lập ở nhiều nơi trên thế giới vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX”. (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.11) a) Thắng lợi của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu. b) Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là cuộc cách mạng tư sản vĩ đại và triệt để nhất trong các thế kỉ XVI – XIX. c) Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đưa đến sự thành lập nhà nước dân chủ tư sản đầu tiên trên thế giới.. d) Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ thắng lợi đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước trên thế giới. ..........................Hết....................... 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1