intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Lịch sử Lớp: 12 Thời gian làm bài 45 phút Đề KT chính thức (Đề có 04 trang) Mã đề: 001 Họ và tên học sinh:………………..……………. ……………………………Lớp:………………………… I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. tiến hành các cải cách dân chủ. B. đẩy mạnh việc xâm chiếm và bóc lột thuộc địa. C. áp dụng những thành tựu khoa hoc- kĩ thuật. D. tăng cường hợp tác với các nước Tây Âu. Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế Mĩ A. phát triển mạnh mẽ. B. bị thiệt hại nặng nề của chiến tranh. C. có dấu hiệu chững lại. D. suy giảm nghiêm trọng. Câu 3: Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ II là A. tiềm lực kinh tế và quân sự của Mĩ. B. phong trào giải phóng dân tộc suy yếu. C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu. D. sự ủng hộ của các nước Đồng Minh của Mĩ . Câu 4: Với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla năm 1975, đánh dấu: A. nhân dân Châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chế độ độc tài thân Mĩ. B. nhân dân Châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ. C. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã. D. sự mở đầu cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ giành độc lập dân tộc. Câu 5: Nguyên thủ các quốc gia nào đã tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)? A. Anh, Pháp, Đức. B. Anh, Mĩ, Liên Xô. C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc. D. Anh, Pháp, Liên Xô. Câu 6: Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là A. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á. B. không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu. C. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc. D. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN Câu 7: Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng thành một siêu cường kinh tế? A. Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại. B. Nhân tố con người. C. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào. D. Chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 8: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở Đông Bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch? A. Hàn Quốc B. Triều Tiên. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản. Câu 9: Trong giai đoạn đầu (1967- 1975), ASEAN là một tổ chức A. khởi sắc với Hiệp ước Ba li. B. hợp tác hiệu quả, chặt chẽ. C. non trẻ, sự hợp tác còn lỏng lẽo. D. vững chắc, có vị thế trên trường quốc tế. Trang 1/4 - Mã đề 001
  2. Câu 10: Từ giữa những năm 70(XX), cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của A. cách mạng công nghiệp. B. cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất. C. cách mạng thông tin. D. cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại. Câu 11: Khu vực nào bùng nổ sớm nhất phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đông Phi. B. Nam Phi. C. Tây Phi. D. Bắc Phi. Câu 12: Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử ghi nhận năm 1960 là A. Năm châu Phi thức tỉnh. B. Năm của châu Phi. C. Năm châu Phi nổi dậy. D. Năm châu Phi. Câu 13: Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mỹ, nền kinh tế của các nước Tây Âu A. cơ bản được phục hồi. B. cơ bản có sự tăng trưởng. C. phát triển nhanh chóng. D. phát triển chậm chạp. Câu 14: Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện của xu thế A. hợp tác và đấu tranh. B. toàn cầu hóa. C. hòa hoãn tạm thời. D. đa phương hóa. Câu 15: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu đấu tranh của các nước Mĩ Latinh là gì? A. Chống chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chống chế độ diệt chủng. C. Chống chủ nghĩa thực dân cũ. D. Chống chế độ độc tài thân Mĩ. Câu 16: Những nước thành viên sáng lập tổ chức ASEAN bao gồm A. Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan. B. Mianma, Philipin, Xingapo, Malaixia, Brunây. C. Inđônêxia, Philippin, Xingapo, Mianma, Malaixia. D. Brunây, Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Mianma. Câu 17: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới trong tổ chức Liên Hợp Quốc là: A. Hội đồng bảo an. B. Đại hội đồng. C. Hội đồng Quản thác. D. Ban Thư kí. Câu 18: Ba “con rồng” kinh tế châu Á thuộc Đông Bắc Á là A. Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. B. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. C. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan. D. Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản. Câu 19: Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga từ (1991-2000 ) là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở A. châu Âu. B. châu Á. C. châu Phi. D. châu Mĩ. Câu 20: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 15 tháng 8 năm 1945 đã tạo điều kiện cho nhân dân Đông Nam Á A. tự tuyên bố là các quốc gia độc lập. B. đứng lên đấu tranh và tất cả đều giành được độc lập. C. làm cách mạng thành công và tuyên bố độc lập. D. đứng lên đấu tranh và nhiều nước giành độc lập. Câu 21: Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay là A. mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ nghiên cứu kĩ thuật. B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. kĩ thuật đã tham gia trực tiếp vào sản xuất. D. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trang 2/4 - Mã đề 001
  3. Câu 22: Giai đoạn 1950-1973, chính sách đối ngoại của nhiều nước tư bản Tây Âu là một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, mặt khác A. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. B. mở rộng hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa. C. mở rộng hợp tác với các nước Đông Nam Á. D. tập trung phát triển hợp tác với châu Á. Câu 23: Sự kiện nào sau đây đã tạo ra một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh ở châu Âu? A. Định ước Henxinki (8/ 1975). B. Liên Xô và Mỹ ký Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược. C. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. D. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. Câu 24: Sau cuộc tổng tuyển cử (9-1993), Quốc hội mới của Campuchia đã tuyên bố thành lập A. Cộng hòa Dân chủ nhân dân Campuchia. B. Vương quốc Campuchia. C. nước Cộng hòa Campuchia. D. nước Campuchia dân chủ. Câu 25: Việc Mỹ -Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12-1989) đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để A. chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên. B. phong trào giải phóng dân tộc phát triển. C. giải quyết tranh chấp ở Campuchia . D. giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp xung đột trên thế giới. Câu 26: Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950), năm 1949 Liên Xô đã A. chứng tỏ là một cường quốc công nghiệp. B. chế tạo thành công bom nguyên tử. C. đánh bại âm mưu chiến tranh lạnh của Mĩ. D. đưa sản lượng nông nghiệp tăng 73%. Câu 27: Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc? A. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. B. Bình đẳng chủ quyền, quyền tự quyết của các dân tộc. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 28: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn Đông- Tây bắt nguồn từ A. mục tiêu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội và đàn áp phong trào cách mạng thế giới của Mĩ. B. sự hình thành hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên thế giới. C. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. D. sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Trang 3/4 - Mã đề 001
  4. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm). Phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Câu 2 (1 điểm). Theo em Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 001
  5. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT TX QUẢNG TRỊ MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 005 006 007 008 1 C D C C B A C B 2 A C A A D D A B 3 A B A C C B B A 4 C C D A D D A C 5 B D C A C C D C 6 D C B C D C D C 7 C D C A C B C B 8 D B C D C D D A 9 C C A A C A C D 10 D D C B B D A C 11 D A C B D A D A 12 D C A D D A D B 13 A D B A A B B D 14 B A A B C D C A 15 D D C C D D B B 16 A C C A D B C B 17 A B A D A C A B 18 C C D D D D A D 19 B B C A C A A C 20 D D D C A B D D 21 B C D D B B D C 22 A B B D D C D C 23 A D A B B B B D 24 B B D C B D D C 25 D C B C C D C A 26 B B D A D D B C 27 A B D D A D A A 28 C B D B D B C C 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2