intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu

  1. SỞ GDĐT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU KIỂM TRA GIỮA KỲ - HKI TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 12 NĂM HỌC : 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 45 phút -------------------- (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề 287 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (6 điểm) (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24 và lựa chọn đáp án đúng nhất trong 4 đáp án ABCD). Câu 1. Sau khi thành lập, Cộng đồng ASEAN sẽ gặp phải một trong những thách thức nào sau đây trong quá trình hoạt động? A. Có khoảng cách địa lí giữa hai nhóm nước lục địa và hải đảo. B. Sự đa dạng chế độ chính trị và đường lối chiến lược ở mỗi nước. C. Chưa có chiến lược mở rộng quan hệ hợp tác ngoài khu vực. D. Nhiều nước vẫn chưa tham gia các diễn đàn lớn trên thế giới. Câu 2. Nhận xét nào sau đây là tác động của Hội nghị I-an-ta và Hội nghị Pốt-xđam 1945 đối với tình hình quốc tế? A. Tạo nên một trật tự thế giới mới giữa các nước thắng trận và bại trận. B. Làm thay đổi sâu sắc quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ Xô - Mỹ. C. Tạo nên khuôn khổ của trật tự thế giới - trật tự nhất siêu, nhiều cực. D. Giải quyết được mâu thuẫn về vấn đề thị trường cho các cường quốc. Câu 3. Quan hệ giữa hai nước Liên Xô và Mỹ chuyển sang căng thẳng sau sự kiện nào sau đây? A. Các điều khoản trong Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (1973). B. Các điều khoản trong Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954). C. Những quyết định của Hội nghị Pốt-xđam (1945). D. Thông điệp của Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man (12-3-1947). Câu 4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với mục đích nào sau đây? A. Phấn đấu đưa Đông Nam Á trở thành một khu vực hoà bình, tự do và thịnh vượng. B. Giải quyết sự bất đồng, tranh chấp giữa các nước liên quan đến vấn đề Biển Đông. C. Hợp tác cùng nhau phát triển dựa trên một nền tảng kinh tế và chính trị thống nhất. D. Tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực với Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc. Câu 5. Địa phương giành chính quyền cuối cùng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. Bắc Giang và Hà Tĩnh. B. Hà Nội và Huế. C. Huế và Sài Gòn. D. Hà Tiên và Đồng Nai Thượng. Câu 6. Nội dung nào là cơ sở để tổ chức Liên hợp quốc đề ra nguyên tắc “Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình” ? A. Tranh chấp, xung đột xảy ra ở hầu hết các khu vực trên thế giới. B. Hòa bình là điều kiện quyết định để duy trì chế độ chính trị. C. Mục đích của Liên hợp quốc là cân bằng lợi ích của các nước. D. Hòa bình là nguyện vọng, xu thế của các dân tộc trên thế giới. Câu 7. Hành động thể hiện sự nhạy bén, kịp thời của Đảng Cộng sản Đông Dương trước những chuyển biển của tình hình thế giới vào đầu tháng 8/1945 là A. triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng Tân Trào. B. đã gấp rút thành lập 19 ban xung phong Nam tiến. C. lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1. D. thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Câu 8. Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít? A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. B. Phục hồi và phát triển kinh tế thế giới. C. Phân chia lại thuộc địa của các nước. Mã đề 287 Trang 3/4
  2. D. Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực. Câu 9. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong điều kiện thuận lợi nào sau đây? A. Chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam còn non trẻ. B. Nhân dân làm chủ đất nước, gắn bó, quyết tâm bảo vệ chế độ. C. Các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng. D. Các nước đế quốc dưới danh nghĩa là quân Đồng minh vào Việt Nam. Câu 10. Bản Hiến chương được đánh giá là văn kiện quan trọng hàng đầu của tổ chức Liên hợp quốc vì lí do nào sau đây? A. Đề ra các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. B. Nêu rõ nhiệm vụ của các cơ quan chính trong Liên hợp quốc. C. Là cơ sở pháp lí để các nước tham gia Liên hợp quốc. D. Quy định các tổ chức, cơ chế hoạt động của Liên hợp quốc. Câu 11. Sự thành lập Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là biểu hiện chung của xu hướng liên kết về A. tài chính quốc tế. B. an ninh quốc gia. C. kinh tế khu vực. D. quân sự, quốc phòng. Câu 12. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử nào? A. Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và phát triển dưới chế độ cộng hoà. B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam. C. Xoá bỏ hoàn toàn mọi tàn tích của chế độ phong kiến ở Việt Nam. D. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam. Câu 13. “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta…”. Đoạn văn trên được trích dẫn từ: A. Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc. B. Thư của Hồ Chủ Tịch gởi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa. C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch. D. Lời “Hịch” của Mặt trận Việt Minh. Câu 14. "Toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một cộng đồng ASEAN, nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hoá của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực" là một trong những nội dung quan trọng của văn kiện nào sau đây? A. Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN. B. Tuyên bố Băng Cốc. C. Hiệp ước Ba-li. D. Tầm nhìn ASEAN 2020. Câu 15. Một trong những vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cuộc chuẩn bị cho giải phóng dân tộc Việt Nam (1941-1945) là A. hoàn chỉnh lí luận cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. B. xác định nhiệm vụ duy nhất của cách mạng tư sản dân quyền. C. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam. D. thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. Câu 16. Một trong những nét độc đáo về nghệ thuật giành chính quyền trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. quá trình giành chính quyền diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu. B. kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân. C. tiến hành Tổng khởi nghĩa ngay khi quân Nhật đảo chính Pháp. D. đồng loạt Tổng khởi nghĩa và tổng công kích trên toàn quốc. Câu 17. Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN (năm 2015) tại quốc gia nào sau đây? A. Ma-lai-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a. C. Xingapo. D. Phi-líp-pin. Câu 18. Trong bối cảnh quốc tế đang diễn ra theo nhiều xu thế mới với những diễn biến phức tạp, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là A. tham gia liên minh chính trị với Mỹ và các nước phương Tây. Mã đề 287 Trang 3/4
  3. B. hội nhập quốc tế để thu hút vốn đầu tư bên ngoài bằng mọi giá. C. chủ động nắm bắt thời cơ, đi tắt đón đầu để vượt qua thách thức. D. chủ động kết nối các cường quốc để nâng tầm đối tác chiến lược. Câu 19. Hoạt động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN có tác động nào sau đây đến thị trường các nước? A. Hạn chế sự phát triển của thương mại điện tử. B. Vấn đề sở hữu trí tuệ không được đảm bảo. C. Thúc đẩy chính sách cạnh tranh về kinh tế. D. Thúc đẩy sự độc quyền về hàng hoá các nước. Câu 20. Xu thế Toàn cầu hóa là hệ quả của A. cách mạng công nghiệp thế kỷ XVII. B. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. C. cuộc khủng hoảng năng lượng (1973). D. chiến tranh lạnh, trật tự hai cực I-an-ta. Câu 21. Nhận định nào sau đây là đúng khi đánh giá về triển vọng của Cộng đồng ASEAN? A. Quá trình nhất thể hóa của Cộng đồng ASEAN diễn ra trong tương lai gần. B. Đã xây dựng cộng đồng Chính trị - An ninh để trở thành đối trọng với Mỹ. C. Trở thành một trong những khu vực phát triển năng động bậc nhất thế giới. D. Trung Quốc đang tìm mọi cách chia rẽ Cộng đồng ASEAN liên kết với Mỹ. Câu 22. Thách thức lớn nhất về mặt kinh tế khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN là A. sử dụng nguồn vốn bất hợp lý. B. chịu sự cạnh tranh quyết liệt. C. điểm xuất phát thấp về kinh tế. D. tụt hậu về kinh tế, công nghệ. Câu 23. Nội dung nào sau đây là một trong những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945)? A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. B. Thoả thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô ở châu Phi. C. Xây dựng một trật tự thế giới mới nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề hậu chiến tranh. D. Đồng ý thành lập tổ chức Hội Quốc liên để duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Câu 24. Từ cuộc Chiến tranh lạnh, chúng ta rút ra được bài học gì sau đây? A. Giải pháp ngoại giao sẽ giải quyết tất cả các vấn đề trong quan hệ quốc tế. B. Muốn tự lực tự cường đất nước chỉ có con đường tập trung phát triển quân sự. C. Đối đầu quân sự không phải là cách giải quyết tối ưu trong quan hệ quốc tế. D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị giữa các nước. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI ( 4 ĐIỂM) (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a,b,c,d, ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai). Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây : “Cộng đồng Kinh tế ASEAN là hiện thực mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong Tầm nhìn ASEAN 2020, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao của khu vực kinh tế ASEAN ở đó có sự tự do di chuyển của các luồng hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và một dòng tự do hơn nữa của vốn, sự phát triển kinh tế bình đẳng và giảm nghèo đói và chênh lệch kinh tế xã hội vào năm 2020." (Trích: Thoả ước Bali II (2003)) a) Nội dung đoạn trích trên nói về Cộng đồng Kinh tế của ASEAN. b) Mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao. c) Cộng đồng Kinh tế ASEAN ra đời đã hoàn thành quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước ASEAN. d) Thoả ước Bali II đã xác định rõ mục tiêu của việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “...Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Mã đề 287 Trang 3/4
  4. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19 – 12 – 1946), trích trong Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 534) a) Nhân dân Việt Nam phải đứng lên kháng chiến chống phát xít Nhật khi không thể chung sống hòa bình được nữa. b) Nhân dân Việt Nam kiên quyết không nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ cho thực dân Pháp. c) Đoạn trích thể hiện dã tâm xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp. d) Đoạn trích thể hiện quyết tâm khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Pháp của nhân dân Việt Nam. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây : Những quyết định của hội nghị cao cấp Ian ta tháng 2 /1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945-1947 sau khi chiến tranh kết thúc thường gọi là “ trật tự hai cực Ian ta” ( hai cực Mỹ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi thế lực trên cơ sở thoả thuận của hội nghị Ian ta) (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.224) a) Đoạn tư liệu đánh giá tác động của Hội nghị I-an-ta đến khuôn khổ trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới mới sau CTTG thứ 2. b) Hội nghị cấp cao I-an-ta diễn ra sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. c) Tác động quan trọng nhất cuả Hội nghị I-an-ta đến quan hệ quôc tế xuất phát từ sự phân chia phạm vi thế lực của Mỹ và Liên Xô. d) Những quyết định cùa Hội nghị I-an-ta đã xác lập cục diện hai cực, hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “[Năm 1960], Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế, khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lý của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”. (Nguyễn Quốc Hùng - Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46) a) Đoạn tư liệu cho thấy tính hợp pháp của các cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa. b) Chỉ có Liên Hợp Quốc mới có thể giúp các nước thuộc địa giành độc lập. c) Đoạn tư liệu cho thấy đóng góp của Liên Hợp Quốc đối với duy trì hòa bình và an ninh thế giới. d) Liên hợp quốc tổ chức quốc tế, trừng trị, xét xử các nước xâm lược trên thế giới. …………HẾT………….. Mã đề 287 Trang 3/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2