intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn Lịch sử - lớp 7 (Kèm theo Công văn số 1749/SGDĐT-GDTrH ngày 13/10/2020 của Sở GDĐT Quảng Nam) Cấp Nhận biết Thông hiểu Vận dụng độ Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Nội dung Bài 1: Sự Nắm được quá trình . Hiểu khái niệm “lãnh địa th.lập & hình thành xã hội phong kiến”, đặc trưng của kinh phát triển phong kiến châu Âu. tế lãnh địa phong kiến của xhpk châu Âu Số câu 1 1 2 Số điểm 0,33 0,33 0,66 Bài 2: Sự - Biết xác định đường - Cơ sở hình thành chủ nghĩa tư suy vong đi của 4 nhà phát kiến bản ở châu Âu của địa lý trên bản đồ CĐPK& sự hình thành CNTB ở… Số câu 1 1 2 Số điểm 0,33 0,33 0,66 Bài 3: - Nguyên nhân xuất - Những tác động của Cuộc đấu hiện và nội dung tư phong trào cải cách tôn tranh của tưởng của phong trào giáo đến xã hội phong GCTS Văn hoá Phục hưng; kiến châu Âu bấy giờ. chống PK ……. Số câu 1 1 2 Số điểm 0,33 0,33 0,66 Bài 4: Thứ tự các triều đại, tổ chức bộ Những thành tựu tiêu biểu Nhận xét về chính Trung máy chính quyền đặc điểm KT, của Trung Quốc dưới thời sách đối ngoại của nhà Đường. Trung Quốc
  2. Quốc thời VH. Những thành tựu lớn về PK văn hoá, khoa học kĩ thuật của . Trung Quốc Số câu 2 1 1 4 Số điểm 0,66 1,00 1,00 2,66 Bài 5:Ấn - Nắm được các giai -Ấn Độ là một trong những Độ thời PK đoạn lớn của lịch sử trung tâm của văn minh nhân ÂĐ từ thời cổ đại đến loại giữa TK XIX. - Biết được một số thành tựu của VH ÂĐ thời cổ, trung đại Số câu 2 1 3 Số điểm 0,66 0,33 1,00 Bài 6: Các - Nhận thức được lịch sử sự gắn quốc gia bó lâu đời giữa các dân tộc PK ĐNA ĐNÁ, trong lịch sử các quốc gia ĐNÁ cũng có những thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại Số câu 1 0,33 Số điểm Bài 7: - Biết được những Những nét nét chính về kinh tế, chung về xã hội của chế độ XHPK phong kiến. Số câu 3 3 Số điểm 1,00 1,00 Bài 8: - Biết được những Hiểu được vai trò của Đinh Bộ Nước ta nét lớn về chính trị Lĩnh trong việc dẹp loạn 12 xứ buổi đầu thời Ngô và bộ máy quân độc lập chính quyền Số câu 1 1 2 Số điểm 0,33 0,33 0,66
  3. Bài 9: - Biết được T/c bộ Ý nghĩa cuộc k/c chống Tống Nước Đại máy nhà nước thời của Lê Hoàn. Cồ Việt Đinh- Tiền Lê. thời Đinh – Tiền Lê Số câu 1 1 2 Số điểm 0,33 0,33 0,66 Bài 10: - Biết được Bối - Hiểu được ý nghĩa của việc Nhà Lý cảnh ra đời của nhà dời đô, nội dung luật pháp đẩy mạnh Lý thời Lý. công cuộc xây dựng đất nước Số câu 1 2 3 Số điểm 1,00 0,66 1,66 TS câu 10 1 10 1 1 1 23 TS điểm 3,33 1,00 3,33 0,33 1,0 1,0 10,00
  4. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: LỊCH SỬ 7 Họ và tên:…………………................. Năm học: 2021-2022 Lớp 7 Thời gian 45 phút ( Không kể giao đề) Điểm Lời Phê I. Trắc nghiệm: (7 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trực tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu? A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma. B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới. C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man. D. Thành lập các thành thị trung đại. Câu 2. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào? A. Chủ nô Rô-ma B. Quý tộc Rô-ma C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man D. Nông dân tự do Câu 3. Cuộc phát kiến địa lí đầu tiền được tiến hành vào thế kỉ nào? A. Thế kỉ XIV B. Thế kỉ XV C. Thế kỉ XVI D. Thế kỉ XVII Câu 4. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào? A. Sự sự đổ của chế độ phong kiến. B. Sự hình thành của các thành thị trung đại. C. Nguồn lợi thu được từ Ấn Độ và các nước phương Đông. D. Vốn và nhân công làm thuê. Câu 5. Quê hương của Phong trào Văn hóa Phục hưng là: A. nước Đức B. nước Thụy Sĩ C. nước Ý D. nước Pháp Câu 6. Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo? A. Đạo Hồi. B. Đạo Tin Lành. C. Đạo Do Thái. D. Đạo Kito Câu 7 Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là: A. Thuế. B. Hoa lợi. C. Địa tô. D. Tô, tức
  5. Câu 8. Triều đại nào được coi là giai đoạn phát triển thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc? A. Nhà Tống. B. Nhà Đường C. Nhà Minh D. Nhà Thanh Câu 9. Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì? A. Kĩ thuật in. B. Kĩ thuật nhuộm, dệt vải. C. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết D. Đóng tàu, chế tạo súng. Câu 10. Tên Ấn Độ được bắt nguồn từ: A. Tên một dòng sông. B. Tên một ngọn núi. C. Tên một vị thần. D. Tên của người sáng lập nên nhà nước đầu tiên. Câu 11. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất cuả Ấn Độ là: A. Krixna-Rađa và Mê-ga-đu-ta B. I-li-at và Ô-đi-xê. C. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta. D. Xat-sai-a và Prit-si-cat. Câu 12. Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào? A. Anh B. Pháp C. Tây Ban Nha D. Hà Lan. Câu 13. Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng- co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển? A. Nông nghiệp phát triển. B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc. C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới. D. Nông nghiệp phát triển, dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc, kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới. Câu 14. Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là: A. Địa chủ và nông nô. B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh. C. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh. Câu 15. Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Đông là gì? A. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn. B. Nghề nông trồng lúa nước. C. Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến. D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi. Câu 16 Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân? A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài. B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.D. Được nhà Tống giúp đỡ. Câu 17. Bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức là một nhà nước như thế nào?
  6. A. Là một nhà nước đơn giản. B. Là một nhà nước phức tạp. C. Là một nhà nước rất quy mô. D. Là một nhà nước rất hoàn chỉnh. Câu 18 Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào? A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ. B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội. C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua. D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư. Câu 19. Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê? A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa. C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt. D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ. Câu 20. Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long? A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý. B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư. C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được. D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập. Câu 21. Bộ luật thành văn đầu tiên củ nước ta là: A. Hình thư. B. Gia Long C. Hồng Đức D. Cả 3 đều sai. II. Tự luận (3 điểm) Câu 1. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? Rút ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến. Câu 2. Nhà Lý được thành lập như thế nào? ........................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................
  7. PHÒNG GD & ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 7 A. Trắc nghiệm . (7điểm)Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất Mỗi câu trả lời đúng ghi 0.33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp C C B D C B C B án Câu 9 `10 11 12 13 14 15 16 Đáp B A B A D B A D án Câu 17 18 19 20 21 Đáp A D B D A án B.TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1. (2 điểm) Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? Rút ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: (1 điểm) - Kinh tế: Phát triển đặc biệt là nông nghiệp được nhà nước quan tâm tạo điều kiện. - Xã hội: Ổn định và phồn thịnh. - Chính trị: Bộ máy nhà nước tiến bộ và ngày càng hoàn thiên. - Đối ngoại: Trở thành một cường quốc cường thịnh nhất châu Á thời bấy giờ. Điểm chung về chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến là mở rộng lãnh thổ bằng biện pháp gây chiến tranh xâm lược các nước khác. (1 điểm) Câu 2: Nhà Lý được thành lập như thế nào? (1 điểm) - Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn. - Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2