intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

  1. Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I Trường THCS Châu Đức NĂM HỌC 2021- 2022 Môn: Lịch sử lớp 7 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng MỨC ĐỘ Cấp độ thấp NỘI DUNG TNKQ TNKQ TNKQ Các quốc gia Nhận biết về điều kiện tự phong kiến nhiên và sự hình thành các Đông Nam Á quốc gia phong kiến Đông Nam Á Số câu 3 3 Số điểm 0.9 0.75 Tỉ lệ % 9% 7.5% Những nét Hiểu được đặc điểm chung về xã chung về kinh tế xã hội hội phong kiến phong kiến Phương Đông và Phương Tây Số câu 2 5 Số điểm 0.6 1.25 Tỉ lệ % 6% 12.5% Nước ta buổi Nhận biết những việc làm Hiểu được nguyên nhân đầu độc lập của Ngô quyền trong buổi những việc làm của Ngô đầu độc lập và sự thành lập Quyền và Đinh Bộ Lĩnh nhà Đinh 5 3 9 1.5 0.9 2.25 15% 9% 22.5% Nhà Lý đẩy Nhận biết được sự thành Hiểu được những chủ mạnh công lập nhà lý và công cuộc trương của nhà Lý, hiểu cuộc xây dựng xây dựng đất nước được công cuộc xây đất nước dựng đất nước của Lý
  2. Công Uẩn Số câu 2 3 10 Số điểm 0.6 0.9 2.5 Tỉ lệ % 6% 9% 25% Cuộc kháng Nhận biết được nguyên Hiểu được nguyên nhân, Giải thích được chiến chống nhân, công tác chuẩn bị việc làm của nhà Lý đối nguyên nhân cách Tống và diễn biến chuộc kháng với quân Tống đánh giặc của lý chiến chống Tống Thường Kiệt Số câu 7 5 3 13 Số điểm 2.1 1.5 9 3.25 Tỉ lệ % 21% 15% 9% 32.5% TỔNG 17 13 3 40 Số câu 5.1 3.9 0.9 10 Số điểm 51% 39% 9% 100% Tỉ lệ % Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2020- 2021 Trường THCS Châu Đức Môn: Lịc sử lớp 7 Thời gian: 45 phút ( Không sử dụng bút chì, bút đỏ, bút xóa) Họ và tên:................ Điểm Nhận xét của giáo viên Chữ ký giám thị Lớp:...... Đề bài: Câu 1: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là: A. Mùa khô và mùa mưa. B. Mùa khô và mùa lạnh.
  3. C. Mùa đông và mùa xuân. D. Mùa thu và mùa hạ. Câu 2: Khu vực Đông Nam Á bao gồm A. 10 quốc gia B. 11 quốc gia C. 12 quốc gia D. 13 quốc gia Câu 3: Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Đông là gì? A. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn. B. Nghề nông trồng lúa nước. C. Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến. D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi. Câu 4: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là: A. Địa chủ và nông nô. B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh. C. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh. Câu 5: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu? A. Cổ Loa B. Hoa Lư C. Bạch Hạc. D. Phong Châu. Câu 6: Vì sao nhà Ngô suy yếu.
  4. A. Quân Nam Hán xâm lược lần 2. B. Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi. C. Do mâu thuẫn nội bộ, tranh giành quyền lực D. Do vua mất Câu 7: Vì sao dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”? A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô. B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô. C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước. D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán. Câu 8: Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “Loạn 12 sứ quân” vào thời gian nào? A. Năm 966. B. Năm 967. C. Năm 968. D. Năm 969. Câu 9: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân? A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài. B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ. D. Được nhà Tống giúp đỡ. Câu 10: Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu? A. 1008
  5. B. 1009 C. 1010 D. 1011 Câu 11: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long? A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý. B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư. C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được. D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập. Câu 12: Kinh thành Thăng Long là địa danh của thành phố nào ngày nay A. Hà Nội B. Thanh Hóa C. Ninh Bình D. Nam Định Câu 13: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu? A. Năm 1010. B. Năm 1045. C. Năm 1054. D. Năm 1075. Câu 14: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là A. Hình thư B. Gia Long C. Hồng Đức
  6. D. Cả 3 đều sai Câu 15: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò? A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh. B. Trâu, bò là động vật quý hiếm. C. Trâu, bò là động vật linh thiêng. D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 16: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn? A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi. B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi. C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình. D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới. Câu 17: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng? A. Hòa hảo thân thiện. B. Đoàn kết tránh xung đột C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa. Câu 18: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”? A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh. C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng. D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông. Câu 19 : Cấm quân là
  7. A. quân phòng vệ biên giới. B. quân phòng vệ các lộ. C. quân phòng vệ các phủ. D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành. Câu 20: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước? A. Đánh hai nước Liêu - Hạ. B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ. C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ. D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước. Câu 21: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì? A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt. B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước. C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt. D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung. Câu 22: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là: A. Ngồi yên đợi giặc đến. B. Đầu hàng giặc. C. Chủ đông tiến công để phá thế mạnh của quân Tống. D. Liên kết với Cham-pa. Câu 23: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì? A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống. B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống
  8. C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. D. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực khí giới và lực lượng để đánh Đại Việt. Câu 24: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì? A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước. B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam. D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến. Câu 25: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì? A. Tập trung tiêu diệt nhanh quân Tống. B. Ban thưởng cho quân lính. C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”. D. Tổ chức tiệc Câu 26: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào? A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa. C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh. D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Câu 27: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa? A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân. C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước, truyền thống nhân đạo của dân tộc và tránh tổn thương long tự trọng dân tộc lớn
  9. D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Câu 28: Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý? A. Lý Kế Nguyên B. Vua Lý Thánh Tông C. Lý Thường Kiệt D. Tông Đản Câu 29 : Vì sao Lý Thường Kiện chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến? A. Chặn các ngả đường từ Trung Quốc vào Thăng Long, chiến hào tự nhiên kiên cố B. Vùng biên giới hiểm trở C. Xung quanh nhiều đồi núi. D. Sông rộng, sâu, kín gió. Câu 30: Một trong những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là A. Đánh giặc vào ban ngày B. Đánh giặc vào ban đêm C. Tay không đánh giặc D. Tổ chức đánh du kích
  10. Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I Trường THCS Châu Đức NĂM HỌC 2021- 2022 Môn: Lịch sử lớp 7 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án a b b a a c c b d b Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án d a c a d b c d d b Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án c c d c c b c c a b Mỗi câu 0.3 diểm 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2