intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế Long, Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế Long, Quế Sơn” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế Long, Quế Sơn

  1. PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS QUẾ LONG Môn: LỊCH SỬ - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên HS: Điểm: Lời phê và chữ ký của GV: Duyệt: .........……….....................…. .……. Lớp: 9/.... I/ Trắc nghiệm: (5.0 điểm) Hãy chọn và khoanh tròn vào ý đúng nhất từ câu 1 đến câu 15. Câu 1: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích? A. Xâm lược, chiếm đóng các nước Đông Âu. B. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy đấu tranh giành chính quyền, thành lập chế độ dân chủ nhân dân. C. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy đấu tranh giành chính quyền, thành lập chế độ tư bản. D. Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu. Câu 2: Hậu quả nghiêm trọng nhất trong công cuộc cải tổ của Gooc-ba-chop là A. tệ tham nhũng, quan liêu ngày càng trầm trọng. B. mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hòa đòi li khai. C. đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn. D. các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng.. Câu 3: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá. B. Chậm sửa chữa những sai lầm. C. Nhà nước nhân dân Xô viết, nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ. D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp. Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, biến đổi lớn nhất của các nước châu Á ? A. Các nước châu Á giành được độc lập. B. Các nước châu Á gia nhập ASEAN. C. Các nước châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 5: Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc có điểm khác biệt với Liên Xô là A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. C. lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. D. lấy phát triển quân sự làm trọng tâm. Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN? A. Do sức ép từ những cường quốc bên ngoài. B. Do nền kinh tế của các nước Đông Nam Á lạc hậu, chậm phát triển.
  2. C. Các nước Đông Nam Á có nhu cầu cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.. D. Tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á bất ổn. Câu 7: Hiệp ước Ba­li đánh dấu bước tiến mới trong sự phát triển của ASEAN vì nó đã xác định   được A. nhiệm vụ cơ bản của ASEAN. B. mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.. C. vai trò của tổ chức ASEAN. D. những nguyên tắc cơ bản của các nước ASEAN. Câu 8: Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”? A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 9: Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa (1978- 1998) nền kinh tế Trung Quốc đã A. Ôn định và phát triển mạnh . B. Không ổn định và bị chững lại. C. Phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. D. Bị canh tranh gay gắt.. Câu 10: Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi A. Mĩ, Anh, Nhật thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO). B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cư quân sự. D. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia. Câu 11: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức   nào? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chủ nghĩa thực dân mới. C. Chủ nghĩa A-pác-thai. D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Câu 12: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào? A. Đấu tranh vũ trang . B. Khởi nghĩa nông dân. C. Bãi công của công nhân. D. Đấu tranh chính trị Câu 13: Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra như thế nào? A. Ổn định. B. Ngày càng trở nên căng thẳng. C. Ngày càng phát triển phồn thịnh. D. ổn định và phát triển. Câu 14: Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh sau khi giành được độc lập (đầu thế kỉ XIX) thì A. kinh tế phát triển. B. kinh tế trì trệ. C. lệ thuộc vào chủ nghĩa thực dân. D. lệ thuộc và trở thành “sân sau” của Mĩ. Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của các nước Mĩ La-tinh? A. Củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị. B. Tiến hành các cải cách kinh tế. C. Chạy đua vũ trang, tham gia vào các khối quân sự. D. Thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế. II/ Tự luận: (5điểm)
  3. Câu 1(2đ): Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Câu 2(3đ): Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN là gì? BÀI LÀM .I/ Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án II/ Tự luận: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS QUẾ LONG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: LỊCH SỬ - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm: (5.0 điểm)
  4. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B C D A B C D B C D C A B D C án Điể 0,3 0,33 0,33 0,3 0,3 0,3 0,33 0,3 0,3 0,3 0,33 0,3 0,3 0,3 0,33 m 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 II/ Tự luận: 5đ CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ 2đ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Từ thập niên 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô Viết tăng trưởng mạnh mẽ: + Về công nghiệp: - Sản xuất công nghiệp bình quân tăng hàng năm 9,6%, Liên Xô trở thành cường 0,5đ quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới. + Về khoa học – kĩ thuật: - Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu 0,5đ kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. - Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga- 0,5đ ga- rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất. + Về đối ngoại: - Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với tất cả các 0,25đ nước. - Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự docủa các dân tộc bị áp bức. Liên Xô trở thành chổ dựa vững chắc của hòa bình 0,25đ và cách mạng thế giới. 2 Câu 2: Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Thời 3đ cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN là gì? * Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN 2đ + Mục tiêu: - Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước 1đ thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. + Nguyên tắc: - Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công 1đ việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có hiệu quả. b/ Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN là gì? 1đ *Thời cơ: - Tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển tiến bộ, khắc phục được khoảng cách 0,25 đ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Hàng hoá Việt Nam có cơ hội xâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á và thị trường thế giới. - Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới khoa học kĩ thuật và cách thức 0,25 đ quản lý mới của các nước trong khu vực và thế giới, kinh tế sẽ phát triển hơn, đời
  5. sống nhân dân sẽ được cải thiện hơn. *Thách thức: - Nếu VN không bắt kịp được các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ tụt hậu cao 0,25 đ về kinh tế. - Có điều kiện hoà nhập với thế giới về mọi mặt nhưng dễ bị hoà tan nếu không 0,25 đ giữ được bản sắc dân tộc. PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN TRƯỜNG THCS QUẾ LONG : BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – MÔN SỬ 9 Câu Mức Điểm Chuẩn đánh giá Phần I: Trắc nghiệm Câu 1 Hiểu 0,33 Các nước Đông Âu thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước dân chủ trong hoàn cảnh nào? Câu 2 Hiểu 0,33 Hậu quả nghiêm trọng nhất trong công cuộc cải tổ của Gooc-ba- chop là gì? Câu 3 Vận dụng thấp 0,33 Xác định nguyên nhân cơ bản làm sụp đổ chế độ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. Câu 4 Biết 0,33 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, biến đổi lớn nhất của các nước Châu Á là gì? Câu 5 Vận dụng thấp 0,33 Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc có điểm khác biệt với Liên Xô như thế nào?
  6. Câu 6 Biết 0,33 Nguyên nhân ra của tổ chức ASEAN. Câu 7 Biết 0,33 Hiệp ước Ba-li đánh dấu bước tiến mới trong sự phát triển của ASEAN. Câu 8 Hiểu 0,33 Tại sao thế kỉ XXI được dự đoán là “thế kỉ của Châu Á” Câu 9 Biết 0,33 Thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong công cuộc cải cách Câu 10 Vận dụng thấp 0,33 Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi nào? Câu 11 Biết 0,33 Từ cuối những  năm 70 của thế  kỉ XX, chủ nghĩa  thực dân chỉ còn  tồn tại dưới hình  thức nào? Câu 12 Biết 0,33 Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La- tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào? Câu 13 Vận dụng thấp 0,33 Giữa những  năm 50 của thế  kỉ XX, tình hình  Đông Nam Á  diễn ra như thế  nào? Câu 14 Vận dụng thấp 0,33 Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ
  7. La-tinh sau khi giành được độc lập (đầu thế kỉ XIX) thì Câu 15 Vận dụng thấp 0,33 Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của các nước Mĩ La-tinh? Phần II: Tự luận Câu 1 Biết 2 Biết được những thành tựu đạt được của Liên Xô trong công cuộc xây dựng đất nước. Hiểu Hiểu được mục tiêu, nguyên tắc Câu 2 1/2 câu 2 hoạt động của ASEAN. Vận dụng cao Đánh giá cơ hội Việt Nam tham Câu 2 1/2 câu 1 gia tổ chức ASEAN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2