intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: LỊCH SỬ – LỚP: 9 (Đề chính thức) Thời gian làm bài: 45 phút I/. TRẮC NGHIỆM (3.0 ĐIỂM) Câu 1/ (0.5 điểm). Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến. B. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. C. Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á. D. Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thế giới. Câu 2/ (0.5 điểm). Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”? A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 3/ (0.5 điểm) Trước Chiến tranh thế giới thứ hai nước Đông Nam Á nào không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây? A. Phi-lip-pin. B. Thái Lan. C. Ma-lai-xi-a D. Mi-an-ma Câu 4/ (0.5 điểm). Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là: A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. Câu 5/ (0.5 điểm). Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở: A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Trung Phi. D. Đông Phi. Câu 6/ (0.5 điểm). Năm 1960, có bao nhiêu nước châu Phi tuyên bố độc lập? A. 15 B. 16 C. 17 D. 18 II/. TỰ LUẬN (7.0 ĐIỂM) Câu 1/ (2.0 điểm). Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại? Câu 2/ (2.0 điểm). Nêu những nét nổi bật của Châu Á từ sau năm 1945 đến nay? Câu 3/ (2.0 điểm). Viết đoạn văn nói về những cống hiến của Nelson Mandela trong đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc apacthai? Câu 4 / (1.0 điểm). Nêu những khó khăn của Châu Phi hiện nay mà em biết? ----------------------------HẾT----------------------------
  2. BGH ký duyệt Người ra đề Nguyễn Minh Đức Phan Thị Thu
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: LỊCH SỬ – LỚP: 9 (Đề chính thức) Thời gian làm bài: 45 phút Phần Câu Nội dung Điểm I/. 1 D 0.5 Trắc 2 B 0.5 nghiệm 3 B 0.5 (3.0 4 C 0.5 điểm) 5 B 0.5 6 C 0.5 II/. Tự 1 + Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến 0.5 luận tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng (7.0 do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. điểm) + Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự 0.5 Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. + Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO. 0.25 + Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến 0.25 chống Mĩ cứu nước. + Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung 0.25 lập. - Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông 0.25 Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại. 2 - Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Châu Á là thuộc 0.5 địa của các nước đế quốc thực dân. - Sau 1945 một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên và 0.5 giành độc lập (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđô…) - Từ nửa sau thế kỉ XX tình hình Châu Á không ổn định do 0.5 chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc. - Sau khi độc lập, các nước phát triển kinh tế nhanh chóng. 0.5 3 Nenxon Mandela sinh ngày 18/7/1918. Sự nghiệp chính trị của Ông bắt đầu vào năm 1944 khi ông tham gia Đại hội Dân tộc 2.0 Phi và thành lập Liên đoàn thanh niên của ANc(phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc) và nhiều lần bị bắt giữ, khép lại 27 năm tù đày. Năm 1993, ông được trao giải Nobel Hòa bình nhờ những đóng góp to lớn giúp giải phóng đất nước Nam Phi và chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A - pac- thai. Ngày 27/4/1994, trong cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ được tổ chức lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi, Mandela đã trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước này. 4 Đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, thiên tai, mù chữ, bùng 1.0 nổ dân số, nợ nước ngoài….
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: LỊCH SỬ – LỚP: 9 (Đề chính thức) Thời gian làm bài: 45 phút PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: LỊCH SỬ – LỚP: 9 Thời gian làm bài: 45 phút I.TRẮC NGHIÊM Câu 1/ Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến. B. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. C. Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á. D. Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thế giới. Câu 2/ Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”? A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. Câu 3/ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời trong thời gian nào? A. Ngày 1 – 1 – 1949. B. Ngày 1 – 10 – 1949. C. Ngày 10 – 10 – 1949. D. Ngày 11 – 10 – 1949. Câu 4/ Trước Chiến tranh thế giới thứ hai nước Đông Nam Á nào không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây? A. Phi-lip-pin. B. Thái Lan. C. Ma-lai-xi-a D. Mi-an-ma Câu 5/ Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là: A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. Câu 6/. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào? A. Tháng 5 năm 1995 B. Tháng 6 năm 1995 C. Tháng 7 năm 1995 D. Tháng 8 năm 1995 Câu 7/. Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối SEATO?
  5. A. Phi-lip-pin, Xin-ga-po. B. Thái Lan, Phi-lip-pin. C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a. D. Miến Điện, Thái Lan. Câu 8/. Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng? A. Mĩ, Anh, Nhật thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO). B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cư quân sự. D. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam- pu-chia. Câu 9/ Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở: A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Trung Phi. D. Đông Phi. Câu 10/ Năm 1960, có bao nhiêu nước châu Phi tuyên bố độc lập? A. 15 B. 16 C. 17 D. 18 Câu 11/. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu? A. Hơn 50 năm. B. Hơn một thế kỉ. C. Hơn hai thế kỉ. D. Hơn ba thế kỉ. Câu 12/. Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo? A. Đại hội dân tộc Phi B. Liên hợp quốc C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. PLO II/. TỰ LUẬN (7.0 ĐIỂM) Câu 1/. Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại? - Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. - Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. - Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO. - Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.
  6. Như thế từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại. Câu 2/. Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN? * Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN: - Do yêu cầu hợp tác và phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. - Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực. - 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN0 ra đời tại Băng Cốc (Thái Lan). * Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN: Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Câu 3/. Nêu những nét nổi bật của Châu Á từ sau năm 1945 đến nay? - Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Châu Á là thuộc địa của các nước đế quốc thực dân. - Sau 1945 một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên và giành độc lập (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđô…) - Từ nửa sau thế kỉ XX tình hình Châu Á không ổn định do chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc. - Sau khi độc lập, các nước phát triển kinh tế nhanh chóng. Câu 4/. Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? - Kết thúc 100 năm bị đế quốc phong kiến tư sản mại bản nô dịch thống trị và mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc. - Đã tăng cường lực lượng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á. - Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Câu 5/. Viết đoạn văn nói về những cống hiến của Nelson Mandela trong đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc apacthai? Nenxon Mandela sinh ngày 18/7/1918. Sự nghiệp chính trị của Ông bắt đầu vào năm 1944 khi ông tham gia Đại hội Dân tộc Phi và thành lập Liên đoàn thanh niên của ANc(phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc) và nhiều lần bị bắt giữ, khép lại 27 năm tù đày. Năm 1993, ông được trao giải Nobel Hòa bình nhờ những đóng góp to lớn giúp giải phóng đất nước Nam Phi và chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A - pac- thai. Ngày 27/4/1994, trong cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ được tổ chức lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi, Mandela đã trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước này. Câu 6/. Nêu những khó khăn của Châu Phi hiện nay mà em biết? Tự làm -----------------------------HẾT-----------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2