intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn Lịch Sử lớp 9 CẤP ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO CỘNG CHỦ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL ĐỀ 1. Liên Xô và -Biết được những thành tựu -Hiểu được các nước Đông -Xác định được nguyên nhân cơ các nước Đông đạt được của Liên Xô trong Âu thực hiện các nhiệm vụ bản làm sụp đổ CNXH ở Liên Âu sau chiến công cuộc xậy dựng đất nước. xây dựng nhà nước dân chủ. Xô và Đông Âu. tranh thế giới - Giải thích được sự không thứ hai. thành công của công cuộc cải cách Gooc-ba-chop. Số câu: 1 2 1 4 Số điểm: 2 0.66 0.33 3đ 2. Các nước -Biết được nét nổi bật về tình -Giải thích nhận định về - Phân tích được sự không ổn định Đánh giá cơ hội châu Á, Đông hình chính trị và kinh tế sau sự phát triển kinh tế châu của châu Á nửa sau TKXX. VN tham gia tổ Nam Á CTTG II. Á. chức ASEAN. - Biết được nét nổi bật trong - Hiểu được mục tiêu, - Suy luận sự can thiệp của Mỹ công cuộc cải cách của Trung nguyên tắc hoạt động của vào khu vực ĐNÁ. Quốc. ASEAN. - Nắm được sự ra đời và phát triển của Asean. Số câu: 4 1 ½ 3 ½ 9 Số điểm: 1.33 0.33 2 1 1 5.66đ 3. Các nước - Nắm được sự kiện nổi bật - Giải thích được cuộc đấu tranh châu Phi. Châu Phi từ sau năm 1945 đến đòi thủ tiêu chế độ phân biệt nay. chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo. - Suy luận được trước năm 1961, Nam Phi là thuộc địa của nước nào? Số câu: 2 2 4 Số điểm: 0.66 0.66 1.33đ TS Câu 6 1 3 ½ 6 ½ 17 TS điểm 2 2 1 2 2 1 10đ
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn Lịch Sử lớp 9 CẤP ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO CỘNG CHỦ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL ĐỀ 1. Liên Xô và -Biết được những thành tựu -Hiểu được các nước Đông -Xác định được nguyên nhân cơ các nước Đông đạt được của Liên Xô trong Âu thực hiện các nhiệm vụ bản làm sụp đổ CNXH ở Liên Âu sau chiến công cuộc xậy dựng đất nước. xây dựng nhà nước dân chủ. Xô và Đông Âu. tranh thế giới - Giải thích được sự không thứ hai. thành công của công cuộc cải cách Gooc-ba-chop. Số câu: 1 2 1 4 2. Các nước -Biết được nét nổi bật về tình -Giải thích nhận định về - Phân tích được sự không ổn định Đánh giá cơ hội châu Á, Đông hình chính trị và kinh tế sau sự phát triển kinh tế châu của châu Á nửa sau TKXX. VN tham gia tổ Nam Á. CTTG II. Á. chức ASEAN. - Biết được nét nổi bật trong - Hiểu được mục tiêu, - Suy luận sự can thiệp của Mỹ công cuộc cải cách của Trung nguyên tắc hoạt động của vào khu vực ĐNÁ. Quốc. ASEAN. - Nắm được sự ra đời và phát triển của Asean. Số câu: 4 1 ½ 3 ½ 9 3. Các nước - Nắm được sự kiện nổi bật - Giải thích được cuộc đấu tranh châu Phi. Châu Phi từ sau năm 1945 đến đòi thủ tiêu chế độ phân biệt nay. chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo. - Suy luận được trước năm 1961, Nam Phi là thuộc địa của nước nào. Số câu: 2 2 4 TS Câu 6 1 3 ½ 6 ½ 17
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG NGUYỄN DUY HIỆU MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 9 Thời gian làm bài : 45 Phút. (Đề có 2 trang) Họ tên: ............................................................... Lớp : ................... Mã:001 đề :001 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: Nếu câu 1 chọn ý đúng nhất là ý A thì ghi ở giấy làm bài là 1- A, ...). Câu 1: Hậu quả nghiêm trọng nhất trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô là A. tệ tham nhũng, quan liêu ngày càng trầm trọng. B. mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hòa đòi li khai. C. đất nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn. D. các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng. Câu 2: Lý do nào là chủ yếu nhất để chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế? A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân. B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân. C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Tăng cường sức mạnh bảo vệ hòa bình thế giới và góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949. Câu 3: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là A. sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học. B. nhà nước nhân dân Xô viết nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ. C. sự sụp đổ của một đường lối sai lầm. D. sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội. Câu 4: Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX. B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX. C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX. D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX. Câu 5: Suốt nửa sau thể kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định vì A. tập trung phát triển kinh tế. B. cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc dấy lên, lan nhanh. C. thưc hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo với các nước đế quốc. D. các nước đế quốc cố duy trì ách thống trị. Câu 6. Vì sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”? A. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. B. Nhiều nước châu Á giành được độc lập. C. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. D. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
  4. Câu 7: Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc có điểm mới về kinh tế so với trước là A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. C. lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. D. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. Câu 8: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước nào? A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a. Câu 9: Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào? A. Lào, Cam-pu-chia. B. Lào, Việt Nam. C. Lào, Mi-an-ma. D. Mi-an-ma,Việt Nam. Câu 10: Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do A. chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. B. Thái Lan và Phi-líp-pin tham gia vào khối quân sự SEATO. C. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia. D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự. Câu 11: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở nước nào? A. Nam Phi. B. Tây Phi. C. Đông Phi. D. Bắc Phi. Câu 12: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu? A. Hơn 50 năm. B. Hơn một thế kỉ. C. Hơn hai thế kỉ. D. Hơn ba thế kỉ. Câu 13: Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo? A. Đại hội dân tộc Phi. B. Liên hợp quốc. C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. PLO. Câu 14. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của A. Đế quốc Tây Âu và Mĩ. B. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản. C. Anh, Pháp, Đức, Bỉ. D. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc. Câu 15. Trước năm 1961, Nam Phi là thuộc địa của nước nào? A. Pháp. B. Tây Ban Nha. C. Bồ Đào Nha. D. Anh. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 2: (3 điểm) Em hãy nêu nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Nêu thời cơ khi Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN. ----- HẾT -----
  5. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG NGUYỄN DUY HIỆU MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 9 Thời gian làm bài : 45 Phút. (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề:002 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: Nếu câu 1 chọn ý đúng nhất là ý A thì ghi ở giấy làm bài là 1- A, ...). Câu 1: Lý do nào là chủ yếu nhất để chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế? A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân. B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân. C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Tăng cường sức mạnh bảo vệ hòa bình thế giới và góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949. Câu 2: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là A. sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học. B. nhà nước nhân dân Xô viết nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ. C. sự sụp đổ của một đường lối sai lầm. D. sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội. Câu 3: Hậu quả nghiêm trọng nhất trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô là A. tệ tham nhũng, quan liêu ngày càng trầm trọng. B. mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hòa đòi li khai. C. đất nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn. D. các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng Câu 4: Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX. B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX. C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX. D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX. Câu 5: Suốt nửa sau thể kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định vì A. tập trung phát triển kinh tế. B. cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc dấy lên, lan nhanh. C. thưc hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo với các nước đế quốc. D. các nước đế quốc cố duy trì ách thống trị. Câu 6: Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc có điểm mới về kinh tế so với trước là A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. C. lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. D. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. Câu 7. Vì sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?
  6. A. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. B. Nhiều nước châu Á giành được độc lập. C. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới. D. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. Câu 8: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước nào? A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a. Câu 9: Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do A. chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. B. Thái Lan và Phi-líp-pin tham gia vào khối quân sự SEATO. C. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia. D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự. Câu 10: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở nơi nào? A. Nam Phi. B. Tây Phi. C. Đông Phi. D. Bắc Phi. Câu 11: Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào? A. Lào, Cam-pu-chia. B. Lào, Việt Nam. C. Lào, Mi-an-ma. D. Mi-an-ma,Việt Nam Câu 12: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu? A. Hơn 50 năm. B. Hơn một thế kỉ. C. Hơn hai thế kỉ. D. Hơn ba thế kỉ. Câu 13. Trước năm 1961, Nam Phi là thuộc địa của nước nào? A. Pháp. B. Tây Ban Nha. C. Bồ Đào Nha. D. Anh. Câu 14: Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo? A. Đại hội dân tộc Phi. B. Liên hợp quốc. C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. PLO. Câu 15. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của A. Đế quốc Tây Âu và Mĩ. B. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản. C. Anh, Pháp, Đức, Bỉ. D. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 2: (3 điểm) Em hãy nêu nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Nêu thời cơ khi Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN. ----- HẾT -----
  7. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 9 Thời gian làm bài : 45 Phút A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 1 C D 2 D A 3 A C 4 C C 5 D D 6 A B 7 B A 8 A B 9 C A 10 A D 11 D C 12 D D 13 A D 14 A A 15 D A B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm 1 Thành tựu Liên Xô: 2,0 (2,0đ) *Giai đoạn 1945 đến 1950: - Kinh tế: + Công nghiệp: được phục hồi vào năm 1947. Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh (kế hoạch dự kiến là 48%). Hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng 0,5 mới đi vào hoạt động. + Nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp năm 1950 đã đạt mức trước 0, 25 chiến tranh. - Khoa học - kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom 0,25 nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
  8. *Giai đoạn 1950 đến đầu những năm 70 thế kỉ XX: 0,25 +Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp tăng 9,6%. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. + Khoa học - Kĩ thuật: 0,25 .1957: Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. 0,25 .1961: Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. 0,25 *Chính sách đối ngoại chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. 2 Nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Nêu thời cơ khi Việt Nam tham 3,0 (3,0đ) gia tổ chức ASEAN: * Nguyên tắc : +Cùng nhau tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; 0,5 +Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 0,5 +Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình +Hợp tác phát triển có kết quả. 0,5 0,5 *Thời cơ: - Hội nhập vào nền kinh tế khu vực. Thu hẹp khoảng cách phát triển 0,25 với các nước trong khu vực. - Tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới để phát triển 0,25 kinh tế. - Tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước. 0,25 - Giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật, y tế, thể thao.. 0,25 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ TRƯỞNG DUYỆT PHAN THỊ THANH LY
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2