intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức" là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC 2024 - 2025 PHẦN LỊCH SỬ 3. Cách mạng tư sản Pháp a. Nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Pháp. - Tình hình nông nghiệp: lạc hậu, nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. - Tình hình nông nghiệp, thương nghiệp: + Phát triển nhưng bị cản trở bởi chính sách thuế của nhà Vua. + Tiền tệ và đơn vị đo lường không thống nhất, ngân sách thâm hụt. - Mâu thuẫn xã hội: đẳng cấp thứ 3 bất bình với chính sách của nhà vua và hai đẳng cấp trên. - Nguyên nhân trực tiếp: Vua Lu-I XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp nhằm tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới => Hội nghị giải tán vì sự tranh cãi giữa các đẳng cấp. => Ngày 14/7/1789, cách mạng Pháp bùng nổ. b. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm. - Kết quả: + Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nền cộng hòa (sự kiện tháng 9/1792). + Bảo vệ được thành quả cách mạng (sự kiện tháng 7/1793) - Ý nghĩa: + Khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân. + Mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước Pháp phát triển. - Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để. - Đặc điểm: cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Bài 4. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn 2. Các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn a. Xung đột Nam – Bắc triều - Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa nhiều cựu thần nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Duy Ninh lên ngôi vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều). => Năm 1533, xung đột Nam – Bắc triều xảy ra với hơn 40 trận lớn nhỏ, kéo dài đến năm 1592 thì chấm dứt. Chiến tranh chính là vùng Thanh Hóa – Nghệ An. b. Trịnh – Nguyễn phân tranh - Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. - Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa. Họ Nguyễn tưng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. - Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh. => Xung đột Trịnh – Nguyễn nổ vào năm 1627 kéo dài đến năm 1672 mới chấm dứt. Bài 5. Qúa trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. 2. Qúa trình thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các chúa Nguyễn.
  2. - Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. - Biện pháp: lập 2 đội dân binh độc đáo là đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải - Thực thi: khai thác tài nguyên biển và kiểm soát, quản lí biển, đảo. - Ý nghĩa: Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này. => Các hoạt động thực thi chủ quyền biển đảo trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo ra cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ta hiện nay. Bài 6. Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII 1. Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII a. Nông nghiệp * Đàng Ngoài - Thời Mạc Đăng Doanh: phát triển thịnh trị nhà nhà no đủ, nông nghiệp được mùa - Từ khi xung đột Nam – Bắc triều nổ ra: kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. - Từ cuối thế kỉ XVII: nền nông nghiệp mới dần dần ổn định lại. * Đàng Trong - Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khai hoang và định cư của chúa Nguyễn nên nông nghiệp phát triển rõ rệt. b. Thủ công nghiệp - Thủ công nghiệp nhà nước: Các chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng. - Thủ công nghiệp dân gian: + Một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng… + Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), làng làm đường mía (Quảng Nam)… c. Thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị - Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy buôn bán, mạng lưới chợ được hình thành. - Nhiều đô thị xuất hiện và khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII. + Đàng Ngoài: Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên). + Đàng Trong: Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam). - Đến nữa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn. 3. Những nét chính về sự chuyển biến văn hóa thế kỉ XVI – XVIII. * Chữ viết: - Cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc Ngữ theo mẫu tự la tinh cũng được sáng tạo. - Loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học. * Văn học, sử học, địa lí, quân sự: - Thơ Nôm và truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. - Tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Thượng kinh kí sự (Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác)… + Sử học: Phủ biên tạp lục (Lê Qúy Đôn), Ô Châu cận lục (Dương Văn An), Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)… + Địa lí: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (Đỗ Bá).
  3. + Quân sự: Hổ trướng khu cơ (Đào Duy Từ). * Nghệ thuật dân gian: + Điêu khắc: tiêu biểu là các đình, chùa với những nét tinh tế, phong phú. + Sinh hoạt văn hóa dân gian: Đua thuyền, đánh cầu, đánh vật, đấu võ, chèo, tuồng… PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 1.1 Phạm vi lãnh thổ - Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và vẹn toàn bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời - Vùng đất liền: + Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, diện tích 331.212 km² (2006). + Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km; Phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Tây giáp Lào; phía Tây Nam giáp Campuchia. + Đường bờ biển dài 3260 km chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). - Vùng biển: + Vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2. + Vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta 2. Đặc điểm chung của địa hình 2.1. Địa hình phần lớn là đồi núi - Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Trong đó: + Đồi núi thấp có độ cao dưới 1000 m chiếm 85% diện tích; + Các miền núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. - Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó: + Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất. + Dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển. 1. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản *Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau: Khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi…). * Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ * Khoáng sản phân bố tương đối rộng - Sự hình thành và phân bố khoáng sản gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của tự nhiên. - Tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. 2. Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản * Phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta
  4. - Nhiều loại tài nguyên khoáng sản nước ta vẫn chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ tiềm năng và giá trị; - Một số loại tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, vẫn còn tình trạng khai thác quá mức. - Công nghệ khai thác một số khoáng sản chưa tiên tiến, gây lãng phí tài nguyên và những hệ quả như xói mòn, trượt đất, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước và huỷ hoại môi trường ở những nơi khai thác khoáng sản. * Các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản Để sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản, nước ta cần thực hiện các biện pháp sau: - Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản Việt Nam. - Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ việc thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản - Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản. - Áp dụng các biện pháp về công nghệ - Tăng cường nghiên cứu, sử dụng các nguồn vật liệu thay thế, tài nguyên năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió...). * Lấy ví dụ chứng minh khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………...
  5. MA TRẬN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8 (NĂM HỌC 2024-2025) Nội Yêu cầu về nhận thức Yêu cầu dung về năng lực Chủ đề/ mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp độ nhận thức độ cao Phần Lịch sử Chương I: - Phân tích tình Châu Âu và hình kinh tế Bắc Mỹ từ nữa nước Pháp trước sau thế kỉ XVI cách mạng. đến thế kỉ XVIII. - Nêu được một số đặc điểm 1. Các cuộc chính của các cách mạng tư cuộc cách mạng sản ở Châu Âu tư sản Pháp. và Bắc Mỹ. Số câu; 2 TN: 2 câu 0,5đ Số điểm 0,5đ Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 5% - Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều và 2. Xung đột Trịnh – Nguyễn Nam – Bắc triều và Trịnh - Nguyên nhân – Nguyễn. xâu xa dẫn đến công cuộc khai phá vùng đất phía Nam Số câu; 3 TN: 3 câu 0,75đ Số điểm 0,75đ Tỉ lệ: 7,5% Tỉ lệ: 7,5% 3. Qúa trình - Qúa trình - Phân tích quá khai phá vùng khai thác vùng trình thực thi chủ
  6. đất phía Nam đất phía Nam quyền biển đảo từ thế kỉ XVI diễn ra dưới và đánh giá vai đến thế kỉ thời các chúa trò của các chủ XVIII. Nguyễn. Nguyễn trong quá trình thực thi chủ quyền biển đảo đối với ngày nay. Số câu; 3 TN: 2 câu 0,5đ TL: 1 câu 1đ Số điểm 1,5đ Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 15% - Mô tả và - Phân tích các nhận xét được nét chính đối 4. Kinh tế, văn những nét với sự hưng hóa và tôn giáo chính về sự khởi của các đô ở Đại Việt chuyển biến thị ở Đại Việt trong các thế văn hóa ở Đại trong các thế kỉ kỉ XVI – XVIII Việt trong các XVI – XVIII. thế kỉ XVI - XVIII Số câu; 2 TL: 1 câu 3đ TN: 1 câu 0,25đ Số điểm 3,25đ Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 2,5% Tỉ lệ: 32,5% Số câu: TL: 1 câu 3đ TN: 8 câu 2đ TL: câu 1đ SĐ: 6Đ Tỉ lệ 30% Tỉ lệ 20% Tỉ lệ 10% TL: 60% Phần Địa lí Chủ đế : Đặc - Biết vị trí địa Phân tích hiện Cho biết các Lấy ví dụ điểm vị tró địa lí, lãnh thổ VN trạng khai thác biện pháp sử chứng minh lí, phạm vi tài nguyên dụng hợp lí tài khai thác lãnh thổ, địa - Biết tỉ lệ diện khoáng sản ở nguyên khoáng khoáng sản có hình và tích đồng nước ta hiện sản ở Việt Nam? ảnh hưởng đến khoảng sản bằng, tên hai nay môi trường ở VN đồng bằng có nước ta diện tích lớn nhất VN.
  7. Số câu; 5 TL:4 câu TL: 1/3 câu TL: 1/3 câu TL: 1/3 câu Số điểm 4 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm TSĐ: 4 điểm Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 10% Tỉ lệ: 40% Tổng số câu TN: 4 câu TN: 4 câu TL: 1,3 câu TL: 1/3 câu Sử- Địa TL: 1 câu TL: 1/3 câu TSĐ: 2điểm TSĐ:1Đ TSĐ Địa: 10 Đ TSĐ:4 điểm TSĐ:3 điểm Tỉ lệ 20% Tỉ lệ 10% Tỉ lệ: 100 % Tỉ lệ 40% Tỉ lệ 30%
  8. Trường THCS Võ Trường Toản KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 Họ và tên………………………… MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8 Lớp 8A… SBD…. Thời gian làm bài 60 phút. Ngày…tháng 11 năm 2024 Điểm Nhận xét của GV Giám thị I/ Trắc nghiệm (3điểm) (Chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm). Câu 1. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nền công – thương nghiệp đã phát triển. Đó là đặc điểm kinh tế của A. nước Anh trước cách mạng thế kỉ XVII. B. 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đầu thế kỉ XVIII. C. nước Pháp trước cách mạng tư sản cuối thế kỉ XVIII. D. nước Anh và nước Pháp trước khi cách mạng tư sản bùng nổ. Câu 2. Đặc điểm nổi bật của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là gì? A. Là cuộc cách mạng mang tính dân tộc sâu sắc. B. Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất châu Âu. C. Là cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất châu Âu. D. Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Câu 3. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc, quyền lực của vua Lê như thế nào? A. Quyền lực bị suy yếu. B. Vẫn nắm quyền thống trị. C. Chỉ còn danh nghĩa, mất hết quyền lực. D. Nắm quyền lực nhưng phải dựa vào chúa Trịnh. Câu 4. Vì sao ở Đàng Trong, chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận Quảng? A. Khẩn hoang mở rộng vùng cai trị. B. Lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân. C. Tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ D. Củng cố cơ sở cát cứ, tách khỏi sự phụ thuộc vào chúa Trịnh. Câu 5. Sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài, đó là sự đối lập của hai thế lực phong kiến nào?
  9. A. Vua Lê gọi là Đàng Ngoài, chúa Trịnh gọi là Đàng Trong. B. Vua Lê gọi là Đàng Ngoài, chúa Nguyễn gọi là Đàng Trong. C. Chúa trịnh gọi là Đàng Ngoài, họ Nguyễn gọi là Đàng Trong. D. Chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Câu 6. Gia Định là tên gọi xưa của thành phố nào ngày nay? A. Thành phố Đà Nẵng. B. Thành phố Cần Thơ. C. Thành phố Hồ Chí Minh. D. Thành phố Hải Phòng. Câu 7. Cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam để A. khai hoang mở đất. B. đem quân chinh phạt Chiêm Thành. C. thành lập đạo Quảng Nam. D. trấn thủ vùng biên ải phía Bắc. Câu 8. Vào thế kỉ XVI – XVIII, Đàng Trong xuất hiện những đô thị nào? A. Phố Hiến, Thanh Hà B. Thanh Hà, Thăng Long C. Thanh Hà, Hội An D. Phố Hiến, Hội An. Câu 9. Trên đất liền, nước ta không chung đường biên giới với quốc gia nào? A. Lào. B. Trung Quốc. C. Mi - an - ma. D. Cam-pu-chia. Câu 10. Vùng trời của Việt Nam là A. toàn bộ đất liền và đảo. B. diện tích khoảng 1 triệu km2. C. khoảng không gian bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ nước ta. D. một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất và vùng biển. Câu 11. Ở nước ta, diện tích đồng bằng chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng diện tích lãnh thổ? A.1/4. B. 2/3. C. 2/4. D. 3/4. Câu 12. Hai Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất ở Việt Nam là A. đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. B. đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung. C. đồng bằng sông Sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung. D. dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1(1 điểm). Qúa trình thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các chúa Nguyễn được diễn ra như thế nào? Các hoạt động thực thi chủ quyền đó của các chúa Nguyễn đóng góp như thế nào cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo ngày nay đối với Việt Nam?
  10. Câu 2(3 điểm). Em hãy trình bày những nét chính về sự chuyển biến văn hóa trong các thế kỉ XVI – XVIII? Câu 3(3 điểm). Trình bày đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam? Phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay? Lấy ví dụ chứng minh khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta? (3 điểm).
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I I/ Trắc nghiệm (3điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Phần lịch sử 1.C 2.D 3.C 4.D 5. D 6.C 7.A 8.C Phần Địa lí 9.C 10.C 11.A 12.A II/ Tự luận (7điểm). Câu hỏi Nội dung Điểm 1 Qúa trình thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các chúa Nguyễn được diễn ra như thế nào? - Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn 0,5đ được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. - Biện pháp: lập 2 đội dân binh độc đáo là đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải 0,5đ - Thực thi: khai thác tài nguyên biển và kiểm soát, quản lí biển, đảo. - Ý nghĩa: Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này. Các hoạt động thực thi chủ quyền đó của các chúa Nguyễn đóng góp như thế nào cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo ngày nay đối với Việt Nam? => Các hoạt động thực thi chủ quyền biển đảo trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo ra cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ta hiện nay. 2 Em hãy trình bày những nét chính về sự chuyển biến văn hóa trong các thế kỉ XVI – XVIII? * Chữ viết:
  12. - Cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc Ngữ theo 1đ mẫu tự la tinh cũng được sáng tạo. - Loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học. * Văn học, sử học, địa lí, quân sự: 1đ - Thơ Nôm và truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. - Tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Thượng kinh kí sự (Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác)… + Sử học: Phủ biên tạp lục (Lê Qúy Đôn), Ô Châu cận lục (Dương Văn An), Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)… + Địa lí: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (Đỗ Bá). + Quân sự: Hổ trướng khu cơ (Đào Duy Từ). * Nghệ thuật dân gian: 1đ + Điêu khắc: tiêu biểu là các đình, chùa với những nét tinh tế, phong phú. + Sinh hoạt văn hóa dân gian: Đua thuyền, đánh cầu, đánh vật, đấu võ, chèo, tuồng… Địa lí: Câu 1 Phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay? Cho biết các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam? Lấy ví dụ chứng minh khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta? Ý Phân tích - Nhiều loại tài nguyên khoáng sản 1đ 1 hiện trạng khai thác nước ta vẫn chưa được thăm dò, đánh giá đầy tài nguyên khoáng đủ tiềm năng và giá trị; sản ở nước ta hiện - Một số loại tài nguyên chưa được khai nay? thác và sử dụng hiệu quả, vẫn còn tình trạng khai thác quá mức. - Công nghệ khai thác một số khoáng
  13. sản chưa tiên tiến, gây lãng phí tài nguyên và những hệ quả như xói mòn, trượt đất, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước và huỷ hoại môi trường ở những nơi khai thác khoáng sản. Ý Cho biết các Để sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng 1đ 2 biện pháp sử dụng sản, nước ta cần thực hiện các biện pháp sau: hợp lí tài nguyên - Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản khoáng sản ở Việt Việt Nam. Nam? - Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ việc thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản - Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản. - Áp dụng các biện pháp về công nghệ - Tăng cường nghiên cứu, sử dụng các nguồn vật liệu thay thế, tài nguyên năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,..). Ý Lấy ví dụ VD: Trong khai thác mỏ kim loại, tác 1đ 3 chứng minh khai động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng thác khoáng sản có lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác ảnh hưởng đến môi vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất trường ở nước ta? phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
  14. - Học sinh có thể lấy bất kỳ VD có liên quan đến câu hỏi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2