intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau: TRĂNG Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá, Ánh sáng tuôn đầy các lối đi. Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ… Im lìm không dám nói năng chi. Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng, Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang. Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá, Và làm sai lỡ nhịp trăng đang. Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh, Cho gió du dương điệu múa cành; Cho gió đượm buồn thôi náo động, Linh hồn yểu điệu của đêm thanh. Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ, Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ. Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá! Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ. (Xuân Diệu(*)- Trăng,tríchThi nhân Việt Nam,Hoài Thanh -Hoài Chân, NXB Văn học, 2012, tr.120) (*): Xuân Diệu(1916-1985) là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới, nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ với mộtgiọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Ông là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ: A. lục bát B. bảy tiếng C. tự do D. thất ngôn bát cú Đường luật Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: A. biểu cảm B. nghị luận C. tự sự D. miêu tả
  2. Câu 3.Từ “dịu dàng” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Trạng từ Câu 4. Cách phối hợp thanh điệu bằng (B) – trắc (T) trong dòng thơ đầu là: A. B-T-B-T-B-B-T B. T-B-B-T-B-B-T C. B-B-B-T-B-B-T D. B-B-B-T-B-B-B Trả lời các câu hỏi sau: Câu 5.Xác định một vần thơ chủ đạo (chính) trong đoạn thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng: “Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng, Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang. Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá, Và làm sai lỡ nhịp trăng đang.” Câu 6.Những từ ngữ nào thể hiện vẻ đẹp của trăng trong bài thơ? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng những từ ngữ đó. Câu 7.Hãy tìm lỗi dùng từ trong câu văn sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp: Nhà thơ Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Câu 8. Hình ảnh thơ nào ấn tượng nhất đối với Anh/ Chị? Vì sao? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài văn ngắn phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và xúc cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau: Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá, Ánh sáng tuôn đầy các lối đi. Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ… Im lìm không dám nói năng chi. Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng, Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang. Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá, Và làm sai lỡ nhịp trăng đang. ----- HẾT ----- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ Văn lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5
  3. 3 C 0,5 4 C 0,5 5 - HS xác định đượcvần thơ chủ đạo trong đoạn thơ: vầnang/ vần chân 0,5 - Hiệu quả nghệ thuật: liên kết các dòng thơ, góp phần tạo tính nhạc cho đoạn thơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 6 - Những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của trăng trong bài thơ:“nhiều trăng quá, ánh sáng 0,75 tuôn đầy, vàng, đường trăng, trăng, ánh tơ xanh, trăng sáng, trăng xa, trăng rộng” - Ý nghĩa của việc sử dụng những từ ngữ này: Miêu tả vẻ đẹp đa dạng của trăng; Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt:0,25 - 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt bằng nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 7 - Tìm lỗi: lặp từ nhà thơ 0,75 - Cách sửa: bỏ bớt từ nhà thơ ở đầu câu: Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.Hoặc: Một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới là Xuân Diệu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 01 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 8 - HS chọn một hình ảnh ấn tượng để viết cảm nhận bằng một đoạn văn ngắn: 2,0 - Đảm bảo hình thức đoạn văn - Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: + Nêu được hình ảnh thơ mà bản thân ấn tượng; + Trình bày được lí do vì sao ấn tượng Hướng dẫn chấm: - Học sinh viết được đoạn văn đúng như đáp án: 2,0 điểm. - Học sinh viết được đoạn văn có nội dung tương đương đáp án nhưng diễn đạt chưa tốt: 1,5 – 1,75 điểm - Học sinh viết đoạn văn đảm bảo được ½ số ý trong đáp án, đảm bảo hình thức đoạn văn: 1,0 điểm - Học sinh viết đoạn văn trả lời được 01 ý trong đáp án, đảm bảo hình thức: 05, -0,75 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
  4. II VIẾT(Viết một bài văn ngắn phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và xúc 4,0 cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và xúc cảm 0,25 của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên: Bức tranh thiên nhiênthơ mộng, tình tứ, huyền ảo, tĩnh lặng. -Xúc cảm của nhân vật trữ tình: Ngỡ ngàng, ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của thiên nhiên; Hòa mình vào thiên nhiên, trân trọng, không nỡ làm phá vỡ đi vẻ đẹp của không gian đêm trăng. - Bức tranh thiên nhiên và xúc cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện rõ qua vẻ đẹp nghệ thuật: + Hình ảnh thơ mới mẻ: “nhiều trăng quá, ánh sáng tuôn đầy,…” + Từ ngữ độc đáo: “đường trăng, hoa duyên, nhịp trăng,…” + Sử dụng từ láy tinh tế: “nhẹ nhẹ, im lìm, bâng khuâng, ngơ ngác” + Linh hoạt trong cách gieo vần, vần “i”, “ang” liên kết các dòng thơ, tạo nhạc tính + Phối hợp thanh điệu bằng - trắc hài hòa tạo tính nhạc cho đoạn thơ + Thể thơ bảy tiếng, nhịp điệu 4/3, tạo nhạc điệu đều đặn dễ đi vào lòng người + Kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm, như kể cho mọi người nghe câu chuyện tôi dắt người yêu đi chơi trong một đêm trăng và không nỡ làm phá vỡ đi vẻ đẹp tự nhiên của đêm trăng. - - Đoạn thơ thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống của tác giả. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung là minh chứng cho phong cách thơ Xuân Diệu: sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,0 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,5 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5 I + II 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2