Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh
lượt xem 4
download
Gửi đến các bạn học sinh "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIŨA KỲ HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT GIO LINH – NĂM HỌC 2022 2023 (Đề có 1 trang) MÔN NGỮ VĂN KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 90 Phút Họ tên : .............................................. Lớp : ................... I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. Trích bài tấu “Luận pháp học” (Bàn luận về phép học) La Sơn Phu Tử Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, hậu quả của“lối học hình thức, hòng cầu danh lợi” là gì? Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao tác giả lại tâu lên vua “Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.” ? Câu 4(1,0 điểm): Rút ra bài học từ đoạn trích. II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày về ý nghĩa của việc học tập với tuổi trẻ. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu Nguyễn Khuyến Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
- Tựa gối buông cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (SGK Ngữ văn 11, tập I) HẾT SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT GIO LINH (Đề có 1 trang) Họ tên : .............................................. Lớp : ................... I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị Trích bài tấu “Luận pháp học” (Bàn luận về phép học) La Sơn Phu Tử Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, kết quả của“đạo học thành” là gì? Câu 3 (1,0 điểm): Lí giải phép học mà tác giả đề xuất với vua “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”? Câu 4 (1,0 điểm): Rút ra bài học từ đoạn trích. II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày về ý nghĩa của việc học tập với tuổi trẻ. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu Nguyễn Khuyến. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
- Tựa gối buông cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (SGK Ngữ văn 11, tập I) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT (Đáp án gồm 02 trang) PHẦN MÃ CÂU NỘI DUNG ĐIỂM TP TỔN G I 001 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,75 3,0 ĐỌC Hướng dẫn chấm: HIỂU Học sinh trả lời như đáp án : 0,75 điểm Các đáp án khác không cho điểm Câu 2 Theo tác giả, hậu quả của “lối học hình thức, hòng cầu 0,75 danh lợi” là: Chúa tầm thường, thần nịnh hót. nước mất, nhà tan. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời như đáp án hoặc chép đúng cả câu: 0,75 điểm Học sinh trả lời được 01 ý trong đáp án: 0,5 điểm Câu 3 Lí do tác giả tâu lên vua “Cúi xin từ nay ban chiếu thư 1,0 cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.”: Khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết của việc học Đề xuất việc học phải được phổ biến rộng khắp, tạo điều kiện để mọi người đều được học tập. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời được 01 ý trong đáp án: 0,5 điểm Câu 4 HS có thể rút ra bài học như sau: 0,5 Việc học rất quan trọng với sự hình thành tri thức và đạo đức của mỗi người và với sự phát triển của đất nước. Vì vậy cần phải: . Chăm chỉ, nỗ lực học tập, trau dồi, rèn luyện. Không học qua loa, hình thức, gian lận hay học để cầu danh lợi tầm thường. . Tuyên truyền, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để mọi người đều được học tập. Hướng dẫn chấm: Trình bày như đáp án: 0,5 Học sinh trả lời được 01 lớn hoặc ý nhỏ trong ý 2: 0.25 điểm 002 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời như đáp án : 0,5 điểm Các đáp án khác không cho điểm Câu 2 Theo tác giả, kết quả của“đạo học thành” là: 0,75 người tốt nhiều triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời như đáp án hoặc chép đúng cả câu: 0,75 điểm Học sinh trả lời được 01 ý trong đáp án: 0,5 điểm Câu 3 Phép học mà tác giả đề xuất với vua “Lúc đầu học tiểu 1,0 học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” có nghĩa là: Ban đầu phải học cái cơ bản, sau đó học sâu mở rộng, cuối cùng tổng hợp và thực hành. Đây là phép học (cách học) theo trình tự khoa học, đúng
- đắn, tiến bộ để đạt hiệu quả học tập tốt. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm Học sinh trả lời được 01 ý trong đáp án: 0,5 điểm Câu 4 HS có thể rút ra bài học như sau: 0,5 Việc học rất quan trọng với sự hình thành tri thức và đạo đức của mỗi người và với sự phát triển của đất nước, nhân loại. Vì vậy cần phải: . Chăm chỉ, nỗ lực học tập, trau dồi, rèn luyện. Không học qua loa, hình thức, gian lận hay học để cầu danh lợi tầm thường. . Việc học phải có phương pháp đúng đắn, trình tự khoa học, học phải đi đôi với hành. Hướng dẫn chấm: Trình bày như đáp án: 0,5 Học sinh trả lời được 01lớn hoặc ý nhỏ trong ý 2: 0.25 điểm II Câu 1 Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày về ý nghĩa của 2,0 LÀM việc học tập với tuổi trẻ. VĂN a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 0,25 Đảm bảo hình thức và cấu trúc đoạn văn; dung lượng khoảng 150 chữ. Có thểtrình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của 0,25 việc học tập với tuổi trẻ. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1,0 Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về hiện tượng được nêu theo hướng sau: Học tập là quá trình tiếp thu, bổ sung và trau dồi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị và nhận thức
- mới mẻ. Học tập có ý nghĩa rất lớn đối với con người, nhất là tuổi trẻ. + Đối với mỗi người: Học tập giúp thế hệ trẻ phục vụ tốt cho hoạt động sống và tạo tiền đề vững chắc cho tương lai tốt đẹp, thành công. + Đối với xã hội: Học tập giúp thế hệ trẻ thực hiện tốt vai trò chủ nhân tương lai của đất nước: xung kích, xông pha, tiên phong, sáng tạo; đưa đất nước phát triển nhanh, mạnh, bền vững trong thời đại mới. + Nếu thế hệ trẻ không học tập, lười học tập sẽ trở nên lạc hậu, thấp kém, trở thành gánh nặng xã hội. Tuổi trẻ cần phải cố gắng và nỗ lực học tập không ngừng, kết hợp giữa học với hành, cố gắng hoàn thiện và khẳng định bản thân, đóng góp tích cực cho xã hội. Hướng dẫn chấm: Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 0,75 điểm). Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận,
- làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. Câu 2 Viết bài văn nghị luận văn học cảm nhận bài thơ “Câu 5,0 cá mùa thu” Nguyễn Khuyến. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới 0,25 thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: đặc sắc nghệ 0,5 thuật và nội dung tư tưởng bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến để từ đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến, bài thơ Câu cá mùa 0,5 thu và vấn đề cần nghị luận. * Cảm nhận bài thơ: Bức tranh thiên nhiên mùa thu làng quê: hình ảnh ao thu 2,5 lạnh lẽo, một chiếc thuyền câu bé tẻo teo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co…; màu sắc nước trong veo, sóng biếc, lá vàng, trời xanh ngắt; chuyển động sóng theo làn hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, cá đớp động dưới chân bèo. Mùa thu hiện ra với vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh sơ, hiu hắt, tĩnh lặng, se lạnh và đượm buồn mang đặc trưng của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tâm trạng của nhân vật trữ tình: . Rung động, giao hòa cùng cảnh sắc mùa thu. . U hoài, cô quạnh, uẩn khúc, trăn trở, suy tư về buổi mất nước đau thương. Di chuyển điểm nhìn linh hoạt; cách gieo vần “eo” tài tình; ngôn từ tinh tế, đặc sắc, giàu sức gợi (đặc biệt là các từ láy); nghệ thuật chấm phá, lấy động tả tĩnh được
- sử dụng thành công… Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, chi tiết, sâu sắc: 2,25 2,5 điểm Phân tích đầy đủ: 1,75 2,0 điểm Phân tích chưa đủ,chưa chi tiết, hoặc chưa sâu sắc: 1,25 – 1,5 điểm Phân tích chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm * Đánh giá: – Qua bức tranh thiên nhiên mùa thu, người đọc: 0,5 . Rung động, yêu mến, tự hào về vẻ đẹp riêng có của thiên nhiên đất nước. . Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: tinh tế, sâu sắc, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, sự sống và tình yêu nước, thương dân thầm kín mà thiết tha. Đó là một nhà Nho tài năng, nhân cách cao đẹp, đáng ngưỡng mộ, kính phục. Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Hướng dẫn chấm + Đáp ứng được 01: 0,25 điểm. + Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn