intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN: NGỮ VĂN 11 *** Năm học 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Đề có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh:…………………………… Lớp: ………. Số báo danh…………………………. I. ĐỌC HIỂU (6.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau: Một ngày của cha tôi bắt đầu vào lúc bốn giờ. Cha tôi dậy sớm để nấu cơm, nấu nước, rồi sắp vào một cái khay con, một đôi đũa, một cái bát… xong hết mới gọi tôi dậy ăn. Cha đã để sẵn nước sôi trong nhà tắm, dắt sẵn xe đạp ra ngoài sân… Làm xong hết những việc ấy, cha đi học bài. Cha học cho đến lúc mẹ dậy. Học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ, học kịch, học văn, học văn chương và học cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa. … Khoảng bảy rưỡi, cha, mẹ ăn sáng. Rồi cha tôi ngồi vào bàn, cái bàn mà tôi học bây giờ, ngày ấy ít ai dám đến gần khi cha đang viết. Trên bàn đầy giấy và sách, lâu lâu bình mực quên không đậy đổ một lần, khi ấy loạn cả nhà. Không ngày nào cha không ngồi viết, cả khi gãy tay, bó bột, ngày trước, ngày sau đã nguệch ngoạc viết bằng tay trái. Đôi lúc tôi thấy, nghề văn như một cái ách, người ta lúc nào cũng áy náy lo âu, sợ mình chưa đọc đủ, chưa viết đủ, chưa viết xong lại thấy bực bội như thể có điều gì oan trái trong lòng chưa nói ra hết được. Và tôi nghĩ, có lẽ cha tôi chọn cho mình một cái ách nặng. Cha luôn luôn tất bật, yêu hoa cỏ nhưng chưa bao giờ dám bỏ hàng giờ ra để ngồi uống trà thưởng hoa. Cha sợ những quán cà phê, nhìn chúng như nhìn những nấm mồ chôn thì giờ. Chỉ những đêm rằm, vườn nhà tôi đầy trăng, cha bảo: “Tắt đèn! Ra ngoài hè ngồi xem!”. Chị em tôi theo ra, ngồi khen trăng được vài phút, cha lại quay sang bàn chuyện văn chương với mẹ, rồi tranh luận, có khi cãi cọ, quên cả trăng! Cứ vậy, đầu óc của cha tôi không lúc nào thảnh thơi, đôi lúc tôi nghĩ, cha đã già rồi, đã có một vị trí ít ai dám mơ tới trong văn học rồi, sao cha không nghỉ ngơi một chút. Cha dạy chúng tôi: “Phải học, học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!”. Cha cũng muốn tôi học, tôi đã có gần một chục quyển vở chép tay của cha, ở bìa ghi rõ: “Sách dạy cho Vàng Anh”, cha muốn hàng ngày đều có ít thì giờ để giảng cho tôi, nhưng tôi, vì đã không ý thức được những giờ học ấy quý như thế nào, tôi đã trốn bằng đủ mọi cớ, khi ấy, tôi chỉ thích làm thơ chứ không thích học thơ. Chỉ khi cha tôi vào nằm bệnh viện, tôi biết cha bệnh nặng, khó mà qua khỏi, mỗi chiều, sau khi đi học về, tôi vào thăm, cha luôn để dành cho tôi bánh kẹo hoặc một quả cam, và tôi dù mệt đến mấy cũng đề nghị cha giảng bài, không tiếp thu được bao nhiêu, nhưng tôi muốn cha được an tâm. Ở bệnh viện, cha tôi đã làm một phong bì to đựng các bài học của tôi, giờ đây chép thành giấy rời, cuối mỗi bài đều ký: “Cha: Chế Lan Viên”, và ghi: “Chợ Rẫy ngày… tháng… năm…” như đánh dấu từng chặng của một cuộc chạy đua tàn khốc. … Thời khóa biểu của cha tôi cho một ngày thế nào cũng có giờ làm vườn. Thường vào khoảng mười giờ, khi viết lách, đọc sách đã mệt. Ra vườn, cha tôi đắp đất, làm cỏ như một nông dân, và cha tự hào về điều đó. Vườn nhà tôi rộng đủ để mọi người “thí nghiệm” trồng cây này, cây nọ, kết quả là cây cối mọc lung tung. Một cây dừa mọc trên mô đất cao, nước quanh năm không với tới, những cây mận, cây cam tranh giành nắng, xúm xít cạnh nhau. Tuy vậy, tôi yêu khu vườn, bởi vì nó là nơi thân thiết nhất của cha, mẹ tôi, bởi vì, ở đâu trong vườn cũng có dấu tích của cha, những chậu phong lan cha tôi đem từ rừng về, một cây ổi cha trồng riêng cho tôi gần giếng nước, bụi hương nhu bên bờ ao cha trồng cho cả nhà gội đầu… Người ngoài ít ai biết rằng cha tôi lại có thể làm những việc li ti như vậy, còn chúng tôi vì quá quen với những việc li ti ấy nên lại thường không biết cha tôi có thể làm được những việc lớn như thế nào. Thỉnh thoảng, tôi đi theo cha đến các hội nghị hoặc các lớp học cha giảng thơ văn. Ở đấy, người ta dành cho cha ghế hàng đầu, rồi
  2. các cô, các chú đến chào, nhắc về vài bài viết, hay quyển sách mới của cha, tôi nghe và lần nào cũng lặp lại cái ý nghĩ: “Tệ thật! Mình chẳng biết gì về cha cả!”. [...] Cha tôi nóng tính, điều đó ai cũng nói. Ở nhà không ai dám đùa với cha, ngoài chị Thắm. Chị là người duy nhất dám nhờ cha tôi dịch hộ bài học rồi ngang nhiên ngủ gật ngay bên cạnh. Chị Thắm cũng là người duy nhất biết nhổ tóc sâu và lấy ráy tai, và làm cũng tùy hứng, bất kể lúc đó cha tôi đang bận bịu đọc sách hay học bài. Ra trường, chị đi thực tập một năm ở An Giang, lâu lâu mới về một lần, thời gian đó, tóc cha tôi bạc hẳn. Tôi nhớ, khi chị đi được mấy ngày, một buổi tối, người yêu chị đi thăm về, tả lại cho cha tôi nghe cái cảnh lạ nước lạ cái của chị dưới quê, cha bảo: “tội nghiệp!” Rồi hai người sụt sịt khóc, khi ấy, hai mẹ con tôi thấy cha thật là ủy mị! Rồi cha tôi bệnh nặng, những tháng cuối cùng, cha chỉ nằm trong phòng, không nói được, không biểu lộ tình cảm gì trên mặt, chỉ ngơ ngác nhìn trời qua cửa sổ. Vậy mà, theo thói quen, thấy tờ báo nào ở cạnh cha cũng cầm lên đọc, khi thấy mẹ tôi cầm quyển sách nào đi ngang cha cũng nhìn cho được cái gáy sách, dù đã không hiểu được gì nữa. Bạn của cha tôi đông lắm, họ đến thăm và ai cũng thấy rằng ông Trời sao thật tàn bạo, bắt một con người thông minh như cha phải sống như một đứa trẻ mới sinh. Tôi đi học về, vào giường ngồi chơi, nắm tay cha, gầy guộc, và khóc, có lần, cha tỉnh ra, nhìn tôi cau mày và cũng khóc theo. Sau đó ít ngày, cha mất. Sau lễ hỏa táng, anh Định và tôi được giao nghi lễ cuối cùng là đem tro của cha thả xuống sông. Tôi ngồi sau, ôm chặt cái túi còn ấm nóng. Đây là cha tôi, ngày nào còn ôm tôi, đứa trẻ con ngủ gật trên xe; đây là thầy giáo tôi… giờ thu lại trong hũ cốt và một bao tro. Chúng tôi ra sông Sài Gòn, khi tro được thả xuống, tôi biết từ nay mình đã mồ côi cha, chỗ dựa lớn nhất đời tôi đã mất, và tôi sẽ phải học, như cha dạy: “Học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!”. Học để thành người. ( Cha tôi – Phan Thị Vàng Anh, Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, NXB Trẻ, https://isach.info/story.php?story=cha_toi__phan_thi_vang_anh__chinh_nguyen) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm). Xác định ngôi kể trong truyện ngắn trên. Câu 2 (0.5 điểm). Truyện được kể bằng điểm nhìn của ai? Câu 3 (0.5 điểm). Câu nói: “Phải học, học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!” là lời của nhân vật nào? Câu 4 (1.0 điểm). Nêu những đặc điểm tính cách và phẩm chất của nhân vật người cha trong truyện ngắn trên. Câu 5 (1.0 điểm). Người kể chuyện bộc lộ tình cảm, thái độ gì đối với nhân vật người cha qua lời kể trong đoạn văn sau: “Rồi cha tôi bệnh nặng… cha mất” ? Câu 6 (1.0 điểm). Chỉ ra những nét văn hóa gia đình trong truyện ngắn “Cha tôi”? Câu 7 (1.0 điểm). Truyện ngắn trên đã gợi ra cho anh/chị những thông điệp có ý nghĩa nào? Câu 8 (0.5 điểm). Từ truyện ngắn“Cha tôi”, anh/chị hãy nêu vai trò của người cha trong gia đình. (Viết ngắn gọn khoảng 3-5 dòng) II. VIẾT (4.0 ĐIỂM) Anh/Chị hãy viết một bài nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Cha tôi” của Phan Thị Vàng Anh trong phần Đọc hiểu.
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN: NGỮ VĂN 11 *** Năm học 2023 – 2024 ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 Ngôi kể trong văn bản trên là ngôi thứ nhất (nhân vật xưng tôi). 0.5 * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm. 2 Văn bản được kể bằng điểm nhìn của nhân vật “tôi”. 0.5 * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm. 3 Câu nói: “Phải học, học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!” là lời 0.5 của nhân vật cha. * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm 4 Những đặc điểm tính cách và phẩm chất của nhân vật người cha trong truyện 1.0 ngắn trên: - Tính cách: + Nóng tính. + Tỉ mỉ. - Phẩm chất: + Có trách nhiệm với gia đình. + Thương yêu con cái. + Ham học hỏi. + Yêu thiên nhiên. + Giàu nghị lực. + Say mê công việc. + Yêu nghề * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đầy đủ ý tính cách và từ 3 ý phẩm chất : 1,0 điểm. - Học sinh trả lời ½ ý tính cách và từ 3 ý phẩm chất : 0.75 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý tính cách và 1 ý phẩm chất : 0.5 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý tính cách hoặc 1 ý phẩm chất : 0.25 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm 5 Tình cảm, thái độ của người kể chuyện dành cho nhân vật người cha qua lời kể 1.0 trong đoạn văn “Rồi cha tôi bệnh nặng… cha mất”: - Thương xót - Xúc động.
  4. - Ngưỡng mộ. - Đau đớn. * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời 4 ý như tinh thần đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 3 ý như tinh thần đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh nêu được 2 nội dung đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 2 nội dung đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm. 6 Những nét văn hóa gia đình trong truyện ngắn “Cha tôi”: 1.0 - Vợ chồng, con cái hiếu thuận. - Gia đình nề nếp, chan hòa, ấm áp, tuân thủ đạo lý. - Con cái được cha mẹ chăm sóc và luôn được giáo dục. (+ Cha mẹ yêu thương, chăm lo, giáo dục con cái. + Con cái thương yêu, vâng lời và cha mẹ. + Cha bị bệnh, con cái đến thăm cha. Vợ chăm chồng. + Cha mất, con cái thực hiện những việc tâm linh truyền thống,.. ) * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời 3 ý như tinh thần đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 2 ý như tinh thần đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý như tinh thần đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm. 7 Những thông điệp có ý nghĩa gợi ra từ văn bản: 1.0 - Cha, mẹ là những người yêu thương con cái hết lòng vì vậy phải hiếu thảo với cha mẹ đừng để nó trở thành muộn màng. - Thấu hiểu, tạo sự an tâm cho cha mẹ lúc ốm đau là một phương thuốc cần thiết để động viên cha mẹ. - Sống tốt như lời cha mẹ dạy là cách bày tỏ tình cảm yêu kính cha mẹ. * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời 3 ý như tinh thần đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 2 ý như tinh thần đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý như tinh thần đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm. 8 Vai trò của người cha trong gia đình: 0.5 - Cha là người chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho con cái. - Cha là người giáo dục cho con cái những lẽ sống tốt đẹp. - Cha là chỗ dựa tinh thần vật chất của con. - Cha là tấm gương cho con phát triển trưởng thành. - Cha là người thương yêu con, cảm thông, chia sẻ cùng con. -… * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời 2 ý như tinh thần đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý như tinh thần đáp án: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
  5. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.25 Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện “Cha tôi” của Phan Thị Vàng Anh. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tên truyện, tác giả của truyện và vấn đề nghị luận. 0.25 Hướng dẫn chấm: - Học sinh giới thiệu đầy đủ các ý: 0.25 điểm. - Học sinh không giới thiệu: 0.0 điểm. * Tóm tắt cốt truyện: Người con kể về cuộc sống sinh hoạt, tâm huyết, tình yêu 0.25 thương gia đình và nghị lực trong lúc viết văn, lúc đối diện với bạo bệnh của cha cùng niềm yêu kính, ngưỡng mộ, thương xót của mình dành cho cha và nỗi buồn bã, trống vắng của bản thân khi cha đã qua đời. Hướng dẫn chấm: - Học sinh tóm tắt được nội dung câu chuyện: 0.25 điểm. - Học sinh không tóm tắt hoặc tóm tắt nội dung không đúng với văn bản đề nêu.: 0,0 điểm. * Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Cha tôi”: 2.0 - Kết cấu truyện: được tổ chức theo trình tự thời gian. Điểm nhấn của truyện là chọn tình huống người cha bị bạo bệnh đến lúc chết để làm nổi bật sự tỉ mỉ, tình thương, nghị lực của người cha để từ đó những nét đẹp văn hóa, đạo lý của gia đình Việt. - Tình huống truyện: đơn giản, nhẹ nhàng. Chọn biến cố người cha bị bệnh nặng rồi qua đời để khắc họa nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện. - Ngôi kể: Tác giả chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất (nhân vật xưng tôi). Ngôi kể này chi phối điểm nhìn xuyên suốt của tác phẩm giúp câu chuyện trở nên chân thật hơn. - Lời kể: Lời kể trong truyện là lời của nhân vật tôi. Nhà văn hóa thân vào nhân vật để kể. Lời kể trong truyện rất sinh động, chi tiết thể hiện sự quan sát, miêu tả tỉ mỉ đồng thời lời kể cũng giàu cảm xúc và mang tính triết lí bởi có nhiều câu văn bộc lộ cảm xúc và những nhìn nhận đánh giá của các nhân vật. - Điểm nhìn: Truyện được kể bằng điểm nhìn của nhân vật “tôi”. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật:  Nhân vật tôi: + Không khắc họa các yếu tố ngoại hình, tuổi tác. + Sinh ra trong gia đình đầy ắp tình yêu thương và nền nếp giáo dục. + Tính cách của nhân vật tôi có phần cá tính nhưng chân thật, thẳm sâu trong lòng luôn có một tình yêu thiêng liêng dành cho gia đình, đặc biệt là cho cha của mình. + Nhân vật tôi đóng vai trò là người kể chuyện. Có khi đứng ngoài quan sát, miêu tả những đặc điểm hành động của cha, mẹ, anh, chị, bản thân, của không gian xung quanh,… Có khi bộc lộ những suy nghĩ nhận thức của bản thân về cha, về chị. Cách kể chuyện tỉ mỉ, sinh động vừa sâu lắng, chứa chan cảm xúc. + Thông qua lời kể của nhân vật tôi, những nét văn hóa của một gia đình gia giáo, trí thức được hiện lên sinh động.  Nhân vật người cha:
  6. + Những thông tin lai lịch, tuổi tác, hoàn cảnh sống được gợi lên qua lời kể của nhân vật tôi và hệ thống các chi tiết trong truyện: Tuổi tác ngoài 70, ông có một gia đình êm ấm, vợ con hiền thảo. + Ngoại hình chỉ được khắc họa qua vài chi tiết nhỏ nhưng đắc giá : tóc bạc, khuôn mặt ngơ ngác, đôi tay gầy guộc khi bị bệnh nặng. + Tính cách, phẩm chất của nhân vật cha được thể hiện qua lời nhận xét của nhân vật tôi và lời kể về cử chỉ, ngôn ngữ, hành động. Thông qua đó người cha hiện lên là một người nóng nảy, tỉ mỉ và dễ xúc động. Điều nổi bật nhất ở ông là yêu thương vợ con, say mê học hỏi, say mê sáng tác, luôn nỗ lực cố gắng để chống chọi với bệnh tật, rất chú trọng việc giáo dục con cái nên người. + Nhân vật người cha hiện lên thông qua lời kể dung dị nhưng sâu sắc làm nổi bật nhiều điểm đáng kính đáng trọng và tình phụ tử thiêng liêng giúp người đọc cảm nhận được vẻ đời thường của cuộc sống. + Lời thoại: chắc lọc nhưng có sức chứa tư tưởng sâu sắc. + Giọng điệu: vừa điềm đạm, triết lý vừa cởi mở, ấm áp, chứa chan cảm xúc. + Ngôn ngữ: mộc mạc, giản dị có tính chắc lọc góp phần truyền tải rõ màu sắc văn hóa gia đình. Hướng dẫn chấm: - Phân tích, đánh giá sâu sắc một số yếu tố nghệ thuật đặc sắc ( có các ý trong 5 ý đầu): 1.75 - 2,0 điểm - Phân tích, đánh giá được một vài yếu tố nghệ thuật đặc sắc nhưng còn sơ sài: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Phân tích, đánh giá sơ sài 1-2 yếu tố nghệ thuật hoặc thiên về kể tác phẩm: 0,25 điểm - 0,75 điểm. - Không phân tích, đánh giá: 0.0 điểm - Đánh giá chung: 0.5 + Truyện mang dấu ấn của truyện ngắn hiện đại. Ngôn ngữ đời thường nhưng tinh tế. Chi tiết chắc lọc. + Truyện viết về đề tài gia đình rất gần gũi nhưng truyền tải sâu sắc giá trị nhân văn, lay động lòng người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đáp ứng được 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý: 0.5 điểm: - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25 Tổng điểm 10.0 KHUNG MA TRẬN ĐỀ 100% TỰ LUẬN- LỚP 11 Mức độ nhận thức Nội dung kiến thức / TT Kĩ năng Nhận Thông Vận Vận Tổng % điểm Đơn vị kĩ năng biết hiểu dụng dụng cao
  7. 1 Đọc 3 3 1 1 60 Truyện ngắn hiện đại 2 Viết Viết văn bản nghị 1* 1* 1* 1* 40 luận về một đoạn trích/tác phẩm văn học Tổng 25% 45% 20% 10% 100 Tỉ lệ chung 70% 30% BẢNG ĐẶC TẢ CÁC MỨC ĐỘ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ NGỮ VĂN, LỚP 11
  8. Số lượng câu hỏi theo mức Tổng độ nhận thức % Đơn vị Kĩ TT kiến thức Mức độ đánh giá năng Nhận Thông Vận Vận / Kĩ năng biết hiểu dụng dụng cao 1. Đọc hiểu Theo Nhận biết: ma - Nhận biết được đề tài, câu trận ở Truyện chuyện, sự kiện, chi tiết tiêu biểu, trên ngắn không gian, thời gian, nhân vật trong truyện ngắn 60 - Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất), lời người kể chuyện, lời nhân vật trong truyện ngắn. - Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật. - Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại. - Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của của nhân vật trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại; lí giải được ý nghĩa của nhân vật. - Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản nhiều chủ đề) của tác phẩm. - Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản. - Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của tác phẩm. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá nhân với văn học và cuộc sống.
  9. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản. Vận dụng cao: - Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm. 3 Viết 1* 1* 1* 1 câu 40 Nhận biết: TL - Giới thiệu được đầy đủ thông Nghị luận tin chính về tên tác phẩm, tác giả, về một loại hình nghệ thuật,… của đoạn đoạn trích/ trích/tác phẩm. tác phẩm - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của văn học. một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm nghệ thuật (bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng). - Phân tích được những biểu hiện riêng của loại hình nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm (ví dụ, cốt truyện, vai diễn trong bộ phim; các yếu tố hình khối, đường nét trong tác phẩm điêu khắc; …). - Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp
  10. của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/tác phẩm). Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2