intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ Văn 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Kiểm tra chung toàn khối 11 III. MA TRẬN: Mức độ nhận thức Kĩ Nội dung kiến thức/Đơn vị Vận Tổng TT Nhận Thôn Vận năng kĩ năng1 dụng % điểm biết g hiểu dụng cao Đọc Văn bản: Truyện; Thơ Số câu 3 3 1 1 8 1 Tỉ lệ % 15% 30% 10% 5% 60% điểm Viết -Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (phân tích cấu tứ và hình ảnh trong thơ) 2 Số câu 1 1 1 1 1 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 10% 40% điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 100 1Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình được thể hiện trong SGK được giới hạn đến thời điểm tổ chức kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì), đảm bảo theo ma trận, đặc tả đề kiểm tra; phù hợp với thời gian làm bài và năng lực học tập của học sinh.
  2. IV. ĐẶC TẢ MA TRẬN MỨC VẬN ĐỘ DỤNG BIẾT HIỂU VẬN DỤNG TỔNG CAO Phần I : Nêu được thể thơ - - Nêu được ý nghĩa - Nêu được ý của văn bản, cách nhan đề của văn bản nghĩa hay tác Đọc hiểu gieo vần. - Hiểu và/hoặc lí giải động của bài Thơ trữ Xác định NVTT, - được giá trị thẩm mĩ thơ đối với tình hiện đối tượng trữ tình của ngôn từ qua hình quan niệm, đại có và cảm xúc chủ tượng thơ. cách nhìn của yếu tố tự đạo. - Hiểu và/hoặc lí giải cá nhân về sự Chỉ ra được các từ - được tình cảm, cảm những vấn đề ngữ/ hình ảnh tiêu xúc của nhân vật trữ văn học hoặc biểu trong văn bản tình thể hiện trong cuộc sống. - Chỉ ra được biểu văn bản - Thể hiện thái hiện của yếu tố tự - Nêu được tác dụng độ đồng tình sự qua hình tượng của một biện pháp tu hoặc không thơ trong bài thơ. từ trong câu thơ. đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ. Phần II: Xác định được kiểu - Cảm nhận được chủ - Vận dụng các - Sử dụng bài nghị luận, đề của bài thơ kĩ năng tạo lập kết hợp các Viết - Xác định cấu tứ và bài văn, phương vấn đề cần nghị cách triển khai bài thơ các thao tác thức miêu Nghị - luận. - Chọn và phân tích lập luận; tả, biểu luận - Giới thiệu tác giả, những hình ảnh tiêu những kiến cảm, tự về một tác phẩm, nội dung biểu thức sự,… để tác phẩm - Bố cục chặt chẽ, có - đã học về viết tăng sức thơ(Phâ trong đoạn trích. mở đầu và kết thúc gây đoạn, bài thuyết phục n tích ấn tượng; sử dụng các NLVH để viết cho bài viết cấu tứ và lí lẽ và bằng chứng - bài văn NLVH hình ảnh thuyết phục, chính hoàn chỉnh đáp- Vận dụng trong bài xác, tin ứng hiệu quả thơ - yêu cầu của đề những kiến cậy, thích hợp, đầy đủ; bài Lí luận văn đảm bảo chuẩn chính học,kiến tả ,cấu trúc ngữ pháp. thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết
  3. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNGTHPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Năm học: 2024-2025 (Thời gian làm bài: 90 phút) I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản : TRONG LỜI MẸ HÁT Trương Nam Hương Tuổi thơ chở đầy cổ tích Con nghe dập dờn sóng lúa Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Lời ru hóa hạt gạo rồi Đưa con đi cùng đất nước Thương mẹ một đời khốn khó Chòng chành nhịp võng ca dao. Vẫn giàu những tiếng ru nôi. Con gặp trong lời mẹ hát Áo mẹ bạc phơ bạc phếch Cánh cò trắng, dải đồng xanh Vải nâu bục mối chỉ sờn Con yêu màu vàng hoa mướp Thương mẹ một đời cay đắng "Con gà cục tác lá chanh". Sao lời mẹ vẫn thảo thơm. Khóm trúc, lùm tre huyền thoại, Lời ru vấn vít dây trầu Thời gian chạy qua tóc mẹ Vầng trăng mẹ thời con gái, Một màu trắng đến nôn nao Vẫn còn thơm ngát hương cau. Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Con nghe thập thình tiếng cối Mẹ ngồi giã gạo ru con Mẹ ơi trong lời mẹ hát Lạy trời đừng giông đừng bão Có cả cuộc đời hiện ra Cho nồi cơm mẹ đầy hơn.. Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. * Nhà thơ Trương Nam Hương: - Trương Nam Hương sinh ngày 23-10-1963 tại Hải Phòng, lớn lên ở Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, từng biên tập sách ở nhà xuất bản Công an nhân dân, báo An ninh Thế giới. Hiện sống ông tại TP Hồ Chí Minh, làm việc trong Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh. - Trương Nam Hương là một nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Ông coi trọng khai thác chất liệu ca dao và văn hóa truyền thống, dịu dàng tinh tế trong ngôn ngữ trữ tình. Trong thơ ông có sự giằng xé giữa cảm hứng hương xưa quen thuộc với ý thức tiếp nhận những làn gió mới của thời đại và tâm tình con người. Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ(0,5đ) Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh mà con “gặp” trong lời mẹ hát ở khổ thơ thứ 2?(0,5đ) Câu 3. Những hình ảnh nào khắc hoạ hình tượng người mẹ trong khổ thơ 6,7?(0,5đ) Câu 4.Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng nghệ thuật của nó trong hai câu thơ sau:(1,0) Vầng trăng mẹ thời con gái, Vẫn còn thơm ngát hương cau.
  4. Câu 5.Hãy trình bày cảm hứng chủ đạo của bài thơ.(1.đ) Câu 6.Cho biết ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh: “Cánh cò trắng, dải đồng xanh,màu vàng hoa mướp” và “Áo mẹ bạc phơ bạc phếch”(1đ) Câu 7.Điều mà con “nghe" được trong lời mẹ hát ở khổ thơ cuối có gì khác biệt so với các khổ thơ trước đó?(1đ) Câu 8.Qua bài thơ anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời hát ru của mẹ đối với cuộc đời của con. (0,5đ) II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về nét độc đáo trong cấu tứ và vẻ đẹp của một số hình ảnh thơ trong bài Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương. HẾT SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNGTHPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Năm học: 2024-2025 Ph Câu Đáp án Điể ần m I Đọc hiểu 6.0 1 Phương thức biểu đạt chính:Biểu cảm 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm. 2 Chỉ ra những hình ảnh mà con “gặp” trong lời 0.5 mẹ hátỏ khổ thơ thứ2 -Trong lời mẹ hát có những hình ảnh sau: cánh cò trắng, cánh đồng, hoa mướp, “con gà cục tác lá chanh”.. - Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 2 hình ảnh : 0,25 điểm. -Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm. 3 Chỉ ra những hình ảnh miêu tả người mẹ trong khổ thơ 6,7. 0.5
  5. “Áo mẹ bạc phơ bạc phếch, lời mẹ vẫn thảo thơm, tóc mẹ một màu trắng đến nôn nao, Lưng mẹ cứ còng dần xuống” - Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời được 03 hình ảnh : 0,5 điểm -Học sinh trả lời được từ 1 đến 2 hình ảnh 0.25 - Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm. 4 Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng nghệ 0,5 thuật của nó trong hai câu thơ sau:(1,0) Vầng trăng mẹ thời con gái, Vẫn còn thơm ngát hương cau. Biện pháp tu từ: Ẩn dụ Vầng trăng mẹ thời con gái chỉ vẻ đẹp của mẹ khi còn trẻ. Tác dung : -Để khắc hoạ vẻ đẹp lung linh, dịu dàng của mẹ khi còn trẻ. -Làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho lời thơ - Hướng dẫn chấm: 0,5 - Học sinh trả lời như đáp án: 1 điểm. - Học sinh trả lời được 01 ý : 0,5 điểm - Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm. 5 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: 1.0 Bài thơ là những nỗi niềm xót xa yêu thương và lòng biết ơn vô hạn của người con trước những hy sinh âm thầm lặng lẽ của mẹ dành cho con. - Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý : 0,75 điểm. -Học sinh diễn đạt khác đáp án nhưng đảm bảo ý tương tự cho điểm tối - Học sinh trả lời không liên quan đến đán án: 0,0 điểm 6 Cho biết ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh: “Cánh cò trắng, dải đồng xanh,màu vàng hoa mướp” 0,5
  6. Gợi hình ảnh quê hương,đất nước xinh đẹp bình dị hiện lên trong lời hát ru của mẹ “Áo mẹ bạc phơ bạc phếch” Gợi hình ảnh người mẹ nghèo khổ ,lam lũ, vất 0.5 vả. - Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1 điểm. - Học sinh trả lời được 01 ý : 0,5 điểm - Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm. 7 Điều mà con “nghe" được trong lời mẹ hát ở khổ 0,5 thơ cuối có gì khác biệt so với các khổ thơ trước đó? -Điều mà con " nghe" được trong lời mẹ hát ở khổ thơ cuối là cả cuộc đời của mẹ, thông qua lời mẹ hát mà tác giả nhìn thấy cả cuộc đời của mình.Đó là ý nghĩa nổi bật của lời mẹ hát: Mẹ ơi, trong lời mẹ hát/ Có cả cuộc đời hiện ra. - Còn trong các khổ thơ trước thì con "nghe" được các sự vật, các âm thanh ngoài kia mà mẹ 0,5 kể . - Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1 điểm. - Học sinh trả lời được 01 ý : 0,5 điểm - Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm. 8 Qua bài thơ anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của 0.5 lời hát ru của mẹ đối với cuộc đời của con. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo chuẩn mực đạo đức và pháp luật.. Sau đây là những định hướng -Là suối nguồn yêu thương bồi dưỡng tâm hồn con -Là động lực sức mạnh để con vững tin bước vào đời. - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý : 0,25 điểm.
  7. -Học sinh diễn đạt khác đáp án nhưng đảm bảo ý tương tự cho điểm tối đa. - Học sinh trả lời không liên quan đến đán án: 0,0 điểm II Làm văn 4.0 1 Cảm nhận của anh/ chị về nét độc đáo trong bố cục và vẻ đẹp của hình ảnh thơ trong bài Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận theo bố cục 0,25 3 phần MB,TB,KB b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 c Triển khai vấn đề cần nghị luận: HS có thể có nhiều cách triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. Sau đây là vài gợi ý: 0.5 - Ý 1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Ý 2. Cảm nhận về cấu tứ bài thơ 1 Bài thơ thể hiện nỗi lòng của người con khi nhớ về tuổi thơ ấm áp trong lời ru diụ dàng của mẹ - Mô tả bố cục bài thơ:bài thơ được chia thành 3 phần + khổ 1,2,3: Những hình ảnh bình dị của quê hương đất nước hiện lên trong lời ru của mẹ + khổ,4,5,6,7: Hình tượng người mẹ qua lời ru tha thiết ,sâu lắng. + khổ cuối: Lời ru chấp cánh cho con bay xa trưởng thành - Nhận xét về nét độc đáo trong cấu tứ của bài thơ: + Trong lời mẹ hát ta thấy sự lớn dần của người con từ khi thơ bé nằm nôi đến lúc con trưởng thành song hành với dấu ấn thời gian trong cuộc đời của mẹ + Khi con còn nằm võng lời ru mở ra hình ảnh 1,5 quê hương đất nước thân thuộc bình dị ( khổ 1,2,3). Qua lời ru con thấu hiểu bao vất vả, tảo tần, hy sinh của mẹ ( khổ ,4,5,6,7). Lời ru giúp
  8. con lớn lên, trưởng thành và đầy niềm tin vào tương lai (khổ cuối). Ba phần của bài thơ liên kết hỗ trợ nhau làm nỗi bật cấu tứ bài thơ -Ý 3. Cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh thơ trong bài: Hs có thể lựa chọn và phân tích các hình ảnh thơ mà em tâm đắc miễn là qua các hình ảnh đó làm rõ: - Các hình ảnh đó tập trung làm rõ chủ đề văn bản là: Nỗi xót xa và tình yêu thương, lòng biết ơn của người con dành cho người mẹ đã vất vả tảo tần nuôi con khôn lớn. - Các hình ảnh đó thể hiện tài năng của tác giả trong việc lựa chọn các hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc mà giàu sức biểu đạt cao. - Ý 4. Đánh giá chung: Bài thơ để lại dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ trong tâm trí về lời ru, khắc hoạ công lao tựa trời tựa biển của mẹ, thể hiện sự trân trọng và biết ơn và tình yêu thương sâu sắc dành cho mẹ. d Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, 0.25 ngữ pháp tiếng Việt e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.25 nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
94=>1