intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng” là tài liệu luyện thi hiệu quả dành cho các bạn học sinh lớp 12. Cùng tham khảo và tải về đề thi để ôn tập kiến thức, rèn luyện nâng cao khả năng giải đề thi để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. SỞ GD&ĐT LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Cuộc đời mỗi người chúng ta được ví như một bản nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc, có lúc thăng trầm, lúc êm ả, đôi khi lại không kém phần gay cấn, có vui vẻ cũng có mất mát đau thương. Nhưng đến cuối cùng, thì chỉ có sức khỏe và tinh thần lạc quan mới có thể đem lại cho bạn sự bình an thực nhất. Trong quá trình trưởng thành, mỗi người chúng ta ai cũng đều có những lo toan cho cuộc sống. Với những nhiệm vụ, vai trò mà chúng ta đảm nhận trong cuộc đời mình thì buộc mỗi người phải tự học cách trưởng thành, học cách chịu trách nhiệm. Đến ngưỡng cửa của tuổi già, khi cuộc sống đã tạm ổn định, chúng ta nên học cách làm phép trừ cho cuộc sống, cho bản thân, để con đường tương lai rộng mở. Balzac có câu:“Trong giông bão của cuộc đời, chúng ta thường học hỏi những vị thuyền trưởng, vứt bỏ những hàng hóa nặng nề dưới cơn bão để giảm trọng lượng của con tàu”. Đừng lo lắng về những người hoặc những điều tồi tệ trong quá khứ, đặt chúng xuống đúng cách để có thể giúp cuộc sống của bạn thoải mái hơn. (Nguồn https://www.songhaysongdep.com) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Dựa vào đoạn trích, nêu các yếu tố có thể đem lại cho bạn sự bình an thực nhất? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ trong câu trích: Cuộc đời mỗi người chúng ta được ví như một bản nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc, có lúc thăng trầm, lúc êm ả, đôi khi lại không kém phần gay cấn, có vui vẻ cũng có mất mát đau thương. Câu 4. Câu nói của Balzac :“Trong giông bão của cuộc đời, chúng ta thường học hỏi những vị thuyền trưởng, vứt bỏ những hàng hóa nặng nề dưới cơn bão để giảm trọng lượng của con tàu” có ý nghĩa gì với anh(chị)? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa việc tự học cách trưởng thành của con người. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh(chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, 2016) Từ đó, hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. -----------------------Hết---------------------
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2021-2022) MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.75 2 Các yếu tố có thể đem lại cho bạn sự bình an thực nhất là: sức 0.75 khỏe và tinh thần lạc quan. 3 * Biện pháp tu từ được sử dụng ở câu trên là so sánh:“Cuộc đời 0.25 mỗi người chúng ta” so sánh với “một bản nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc, có lúc thăng trầm, lúc êm ả, đôi khi lại không kém phần gay cấn, có vui vẻ cũng có mất mát đau thương.” * Tác dụng: Tăng sức gợi hình, dễ hiểu khi bàn về cuộc đời. Qua 0.75 đó, người đọc hiểu hơn sự phong phú của đời người. 4 Thí sinh bày tỏ suy nghĩ cá nhân, không vi phạm chuẩn mực đạo 0.5 đức và pháp luật; lý giải thuyết phục. Gợi ý: - Nội dung câu nói của Balzac: Cuộc đời như con thuyền trôi giữa đại dương rộng lớn. Ta phải biết cách ứng phó với nó. - Suy nghĩ cá nhân: Bản thân sẽ học cách sống lạc quan, có thái độ sống tích cực để vượt qua những khó khăn, thử thách. II LÀM VĂN 7.0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý 2.0 nghĩa việc tự học cách trưởng thành của con người. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: HS có thể trình bày 0.25 đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành hoặc móc xích, … b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 Suy nghĩ về sự tử tế. c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn 1.0 đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa việc tự học cách trưởng thành của con người...Có thể triển khai theo hướng sau: * Giải thích: Tự học cách trưởng thành là chủ động học hỏi để hoàn thiện bản thân con người, được đánh dấu bằng sự thức tỉnh về ý thức và khả năng nhận diện của con người trước những khó khăn của cuộc sống. * Bàn luận: Ý nghĩa việc tự học cách trưởng thành: - Giúp ta lớn lên trong suy nghĩ và hành động, không phải chỉ lớn lên về thể xác - Luôn hướng đến những điều tốt đẹp, tích cực trong cuộc sống.
  3. - Khi vấp ngã có thể tự đứng lên, đối mặt với mọi khó khăn mà không nản lòng, chùn bước. * Bài học nhận thức và hành động: - Về nhận thức: hiểu được giá trị của việc tự học cách trưởng thành, tích cực chủ động học hỏi, ý thức rằng bản thân phải nỗ lực vượt qua khó khăn - Về hành động: tích cực trải nghiệm cuộc sống, tham gia công tác xã hội, rèn luyện kĩ năng sống… d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, 0.25 ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0.25 vấn đề cần nghị luận. 2 Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến. Từ đó đưa ra những 5.0 nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của hình tượng 0.5 người lính Tây Tiến trong đoạn văn.Từ đó đưa ra những nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và vấn đề 0.5 cần nghị luận 1. Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến a. Vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn 0,75 - Người lính xuất hiện trực tiếp trên cái nền hoang vu hiểm trở và thơ mộng của Tây Bắc với một vẻ đẹp độc đáo, kì lạ. Lính Tây Tiến hiện ra oai phong và dữ dội khác thường. Nhưng ẩn sau cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của người lính Tây Tiến là những tâm hồn còn rất trẻ, một tâm hồn đầy mộng mơ: mộng lập công, mơ về Hà Nội với trái tim rạo rực, khao khát yêu đương b. Vẻ đẹp bi tráng gắn với lí tưởng và sự hi sinh cao đẹp 0,75 - Quang Dũng không hề che giấu sự thực tàn khốc đó. Song, họ ốm mà không yếu, bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường, lẫm liệt, hùng tráng. - Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương. Hình ảnh những người lính Tây Tiến thấm
  4. đẫm vẻ đẹp bi tráng, chói ngời lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại. => Hình tượng lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp hào hùng vừa hào hoa, lãng mạn; vừa bi hùng, bi tráng gắn với lí tưởng cao cả, lòng yêu nước cháy bỏng, vì Tổ quốc mà hi sinh. 2. Nhận xét bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng 0,5 - Chất hiện thực: hiện thực đến trần trụi. Nhà thơ không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi nói về khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, sự xanh xao, tiều tụy của người lính… 0,5 - Bút pháp lãng mạn: + Thể hiện ở nỗi nhớ và tình yêu, gắn bó, giọng điệu ngợi ca, tự hào tràn ngập trong mỗi dòng thơ về người lính. + Thể hiện trong việc tô đậm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, hào hoa trong tâm hồn người lính Hà Thành qua thủ pháp đối lập: vẻ ngoài dữ dội với tâm hồn bên trong dạt dào cảm xúc, bay bổng. + Thể hiện ở bút pháp lí tưởng hóa hình tượng. => Hiện thực và lãng mạn cùng khắc tạc nên bức tượng đài độc đáo và cao đẹp về người lính chống Pháp. * Đánh giá: 0,5 - Vẻ đẹp hình tượng người lính hội tụ ở vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa nhưng lại rất mạnh mẽ, hào hùng; vẻ đẹp bi tráng gắn với lí tưởng và sự hi sinh cao cả. - Vẻ đẹp đó thể hiện đậm nét phong cách thơ Quang Dũng: hiện thực đến trần trụi nhưng lãng mạn đến bay bổng, một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ, thể hiện suy nghĩ 0,5 sâu sắc về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, ngữ pháp: 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2