intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp bạn củng cố và nâng cao vốn kiến thức chương trình Ngữ văn lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 sắp diễn ra, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh”, cùng tham gia giải đề thi để hệ thống kiến thức và nâng cao khả kỹ năng làm bài các em nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh

  1. TRƯỜNG THPT GIO LINH ĐỀ KIỂM TRAGIỮAKÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn, lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:  Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả   những  ước mơ  rồ  dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất  ổn định nhất. Nếu   bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ  trở  lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn,   thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như  vẽ  một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật   lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn   thể  hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử  dụng thì bức tranh trong   thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà   người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của   mình, nó đang nằm  ở  nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như  một ngọn núi lửa đợi chờ   được đánh thức… (Trích 10 quy luật cuộc sống ­ Dan Sullivan Catherine Nomura,  NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 49 ­ 50) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2.Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm  lí nào? Câu 3.Nêu tác dụng của biện pháp tu từ  so sánh trong câu văn:   Sống một cuộc đời   cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị  hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân   vềvai trò của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau “­ Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn? ­ Tiếng ai tha thiết bên cồn
  2. Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, tập 1) ….…Hết…… (Học sinh không sử dụng tài liệu, giáo viên không giải thích gì thêm) TRƯỜNG THPT GIO LINH KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm ... trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu 0,75 đạt chính: nghị luận Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”: không cho điểm 2 Theo tác giả, nếu 0,75 không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí: luôn cảm thấy dằn vặt, day dứt vì đã từ bỏ ươc mơ của đời mình Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời
  3. như Đáp án: 0,75 điểm. - Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn: Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngàyvẫn cho 0,75 điểm. 3 Nêu tác dụng của 1,0 biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. - Làm cho cách diễn đạt trở nên cụ thể, sinh động. - Chỉ ra sự tương đồng giữa một cuộc đời với vẽ một bức tranh giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý : 0,5 điểm. 4 Học sinh rút ra 0,5 một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể theo gợi ý sau: Luôn nuôi dưỡng ước mơ, biến ươc
  4. mơ thành hiện thực bằng hành động cụ thể... Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm - Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về 2,0 vai trò của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người a. Đảm bảo yêu 0,25 cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận Vai trò của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người c. Triển khai vấn 1,0 đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõvề ý nghĩa của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con ngườiCó thể triển
  5. khai theo hướng: - Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được - Vai trò của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người: + Giúp bản thân xác định phương hướng, mục tiêu tương lai + Là động lực tinh thần để con người có ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn + Sống lạc quan, vui vẻ; cuộc sống có ý nghĩa hơn khi có ước mơ Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75- 1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn
  6. đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. Câu Cảm nhận về 5.0 2 đoạn thơ trong bài “ Việt Bắc” củaTố Hữu. a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài nghị luận
  7. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng 0,5 vấn đề cần nghị luận - Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc: tình cảm đẹp đẽ giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc c.Triển khai vấn 3,5 đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái 0,5 quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ: Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn thơ (0,25 điểm) * Cảm nhận về 2,5 đoạn thơ: -Cảm nhận được tình cảm sâu sắc, đậm đà, gắn bó của người ở lại (nhân dân Việt Bắc) và người về ( cán bộ cách
  8. mạng)thể hiện trong đoạn thơ. + Nỗi lòng người ở lại (4 câu đầu):Buồn, băn khoăn,tha thiết, quyến luyến, khơi gợi trong lòng người ra đi những kỉ niệm về thời gian gắn bó đã qua (mình về có nhớ, mười lăm năm ấy...)... + Nỗi lòng người ra đi (4 câu sau):Đan xen nhiều cảm xúc:vui buồn lẫn lộn, nhớ nhung, bồn chồn, nghẹn ngào, lưu luyến, bịn rin, khẳng định tình cảm thuỷ chung son sắt, củng cố niềm tin cho người ở lại(bâng khuâng trong dạ, bồn chồn, áo chàm, cầm tay nhau biết nói gì...)... -Đoạn trích sử dụngthành công thể thơ lục bát, kết cấu theo lối đối đáp giao duyên, các từ láy, đại từ “ mình – ta”, điệp từ, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, phép hoán dụ, giọng thơ thủ thỉ tâm tình... Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5
  9. điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện của tâm trạng: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,5 điểm. * Đánh giá 0,5 chung: - Đoạn thơ thể hiện được tình cảm thủy chung son sắt giữ người ra đi và người ở lại. Những tình cảm trong sáng đó tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước anh hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Yếu tố trữ tình chính trị, âm hưởng ca dao, dân ca, tính dân tộc đậm đà. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm -Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm d. Chính tả, ngữ 0,25
  10. pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Tố Hữu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng 10 ..........................Hết............................
  11. TRƯỜNG THPT GIO LINH ĐỀ KIỂM TRAGIỮAKÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn, lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng   đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề  dễ  dàng. Với tất   cả mọi người, thất bại ­ nhất là thất bại trong các mối quan hệ ­ thường vẫn tạo ra   những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở  nên nặng nề   đối với các bạn trẻ.   Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn   đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để  những   giọt nước mắt  ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng  ở   đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề  vai cho bạn tựa, muốn được ôm   bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta   phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ   ươm   hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.                            (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, Tập 2 ­ Nhiều tác giả,  NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, trang 02) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người đứng lên sau thất bại? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: “Muốn nhìn thấy cầu  vồng, ta phải đi qua cơn mưa…”. Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
  12. Câu 1 (2,0 điểm)Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ  của bản thân về sự cần thiết của niềm tin trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau “­ Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn? ­ Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, tập 1) ….…Hết…… (Học sinh không sử dụng tài liệu, giáo viên không giải thích gì thêm) TRƯỜNG THPT GIO LINH KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm ... trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”: không cho điểm 2 Theo tác giả, niềm tin vào ngày mai, vào những điều 0,75 tốt đẹp sẽ giúp con người đứng lên sau thất bại Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm. - Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn:“ hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin” vẫn cho 0,75 điểm. 3 Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: 1,0 Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa…”. - Làm cho cách diễn đạt trở nên gợi hình, gợi cảm.
  13. - Giúp chúng ta liên tưởng một điều: Muốn có được thành công, chúng ta phải trải qua những thử thách, gian khổ Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý : 0,5 điểm. 4 Học sinh rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với 0,5 bản thân. Có thể theo gợi ý sau: trước thất bại, không nên trốn tránh, hãy nhìn thẳng vào hiện thực, có niềm tin vào bản thân... Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm - Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về sự cần thiết của niềm tin trong 2,0 cuộc sống.. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự cần thiết của niềm tin trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõvề sự cần thiết của niềm tin.Có thể triển khai theo hướng: - Niềm tin là sự tin tưởng, tín nhiệm vào bản thân hoặc một điều tốt đẹp gì đó trong cuộc sống. - Niềm tin tạo động lực, sức mạnh cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống, thoát khỏi tình trạng buồn chán, bi quan; hướng con người đến những điều tốt đẹp; cố gắng hết mình, không bỏ cuộc giữa chừng… Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không
  14. phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. Câu 2 Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “ Việt Bắc” củaTố 5.0 Hữu. ­­­ Hết ­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2