intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh

  1. SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – LỚP 12 TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN (Đề kiểm tra có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì ngay trong giây phút hiện tại này ta cũng đang nắm trong tay vô số điều kiện mà nhờ có nó ta mới tồn tại một cách vững vàng, vậy tại sao ta lại cho rằng mình chưa có hạnh phúc? Một đôi mắt sáng để nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một công việc ổn định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất nhiều người. Đó không phải là điều kiện của hạnh phúc thì là gì? Chỉ cần nhìn sâu một chút ta sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ, nhiều hơn mình tưởng. Vì thế, đừng vì một vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời. Một kẻ khôn ngoan thì không cần chạy thục mạng đến tương lai để tìm kiếm những thứ chỉ đem tới cảm xúc nhất thời. Họ sẽ dành nhiều thời gian và năng lượng để khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có. Không cần quá nhiều tiện nghi, chỉ cần sống một cách bình an và vui vẻ là ta đã có hạnh phúc rồi. Ngay cả khi đời sống chưa mấy ổn định, ta vẫn có thể hạnh phúc vì thấy mình còn may mắn giữ được thân mạng này. Hãy nhìn một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong gang tấc, thì ta sẽ biết hạnh phúc là như thế nào (…) Cho nên, không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm. Có chăng nó cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau mà thôi. Mà cảm xúc thì chỉ có nghiền chứ có bao giờ đủ!. (Hạnh phúc, trích trong Hiểu về trái tim – Minh Niệm) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, thế nào là một người khôn ngoan trong việc tìm kiếm hạnh phúc? Câu 3. Việc tác giả đưa ra những dẫn chứng về “một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong gang tấc” có tác dụng gì ? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: “không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm” không ? Hãy viết đoạn văn ngắn 7-10 dòng bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến trên.
  2. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thêm Rải rác biên cương, mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (“Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập1, NXB Giáo dục, 2008) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng ……………. Hết …………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………….; Số báo danh:…………………………
  3. SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH HƯỚNG DẪN, ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH KỲ THI GIỮA HỌC KỲ I LỚP 12 NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn gồm có 04 trang ) I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo nắm vững yêu cầu của đề bài để đánh giá tổng quát năng lực của thí sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực; tránh việc đếm ý cho điểm. 2. Khuyến khích những bài viết thể hiện được sự sáng tạo, có chất văn. Bài viết có thể không giống với đáp án, có những ý ngoài đáp án; hoặc có cách diễn đạt tương đương,… nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 3. Những bài làm chỉ chung chung, chưa làm rõ được yêu cầu của đề bài; hoặc chỉ đảm bảo một số phần yêu cầu của các câu hỏi, đề bài thì giám khảo cần cân nhắc để cho điểm từng trường hợp, phù hợp với mức độ kiến thức, kĩ năng của thí sinh. 4. Những bài mắc lỗi kiến thức, chính tả, dùng từ, diễn đạt thì tuỳ vào mức độ để cho điểm. 5. Bài làm được tự do thể hiện chính kiến của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc và các ý kiến, quan điểm, kiến giải,… phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật . II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 4.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,75 2 Một người khôn ngoan trong việc tìm kiếm hạnh phúc là một người 0,75 “không cần chạy thục mạng đến tương lai để tìm kiếm những thứ chỉ đem tới cảm xúc nhất thời. Họ sẽ dành ra nhiều thời gian và năng lượng để khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có”. 3 Việc tác giả đưa ra những dẫn chứng về “một người đang nằm hấp hối 1,0 trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong gang tấc” có tác dụng làm rõ thông điệp: Hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều thật giản dị, bình thường (một hơi thở đối với người hấp hối; sự sống cho người bị cơn động đất vùi dập; được ở bên cạnh người thân yêu) 4 HS có thể đồng tình/đồng tình một phần/không đồng tình, miễn sao lí giải 1,5 hợp lí, thuyết phục. II Làm văn 2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm 6,0 hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ (có ý phụ) 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Hình tượng người lính trong đoạn thơ và xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1.Mở bài 0,25 – Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. – Nêu vấn đề cần nghị luận 3.2.Thân bà a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến - Về đoàn quân Tây Tiến, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ,cảm hứng chung 0,25 1
  4. của bài thơ; - Vị trí, nội dung đoạn thơ. b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ 1,0 b.1.Về nội dung b.1.1.Diện mạo oai phong, dữ dội:(Hai câu đầu) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” - Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, khó khăn, những căn bệnh hiểm nghèo và sự hi sinh lớn lao của người lính. Chỉ có điều, tất cả những điều đó, qua ngòi bút của ông, không được miêu tả một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn.Những chặng đường hành quân trên dốc cao, vực thẳm, cuộc sống thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng đã tàn phá hình hài của người lính, khiến họ trở thành những anh “vệ trọc”. Nhưng họ vẫn giữ được dáng vẻ oai phong, phảng phất nét anh hùng của người tráng sĩ xa xưa. Cảm hứng lãng mạn, anh hùng đã giúp cho nhà thơ phát hiện và khắc họa được vẻ đẹp kiêu dũng của người lính, thể hiện ở sự vượt lên, xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn. - Hai câu thơ có âm hưởng mạnh mẽ nhờ sử dụng từ ngữ mạnh bạo, độc đáo. “Đoàn binh” có âm vang và mạnh hơn chữ “đoàn quân”. Cụm từ “không mọc tóc” thì gợi ra nét ngang tàng, độc đáo. Câu thơ “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”càng tô đậm thêm vẻ hiên ngang dữ dội. “Xanh màu lá” là nước da xanh xao do sốt rét, thiếu thốn, gian khổ. Nhưng qua cảm hứng anh hùng và bút pháp lãng mạn, thì màu xanh ấy lại mang vẻ dữ dội của núi rừng chứ không hề gợi lên vẻ tiều tụy, ốm yếu. b.1.2. Tâm hồn hào hoa, lãng mạn(Hai câu tiếp) - Người lính trong nỗi nhớ của Quang Dũng là những người chiến sĩ trẻ, không chỉ dũng cảm mà còn là những người có tâm hồn lãng mạn. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 1,0 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” - Hai câu thơ diễn tả một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những chiến sĩ trẻ quê ở thủ đô. Một thoáng kỉ niệm êm đềm về những người con gái quê hương như tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan. - Những người lính Tây Tiến, qua ngòi bút của Quang Dũng, không phải là những người khổng lồ không tim. Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của họ là những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc hoạ dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ. b.1.3. Ý chí, quyết tâm và sư hi sinh anh dũng: (Bốn câu sau) “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” - Ngòi bút của Quang Dũng khi dựng lên hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi 1,25 luỵ. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà cái bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi, một mặt, đã được giảm nhẹ đi nhiều nhờ những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng: “Rải rác bên cương mồ viễn xứ”; mặt khác, cái bi thương ấy cũng lại bị mờ đi trước lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những người lính Tây Tiến: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. -Họ có vẻ tiều tuỵ, tàn tạ trong hình hài nhưng lại chói ngời vẻ đẹp 2
  5. lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa, coi cái chết nhẹ như lông hồng. Sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến ngã xuống nơi chiến trường, không có đến cả manh chiếu để che thân, qua cái nhìn của Quang Dũng, lại được bọc trong những tấm “áo bào”sang trọng. Cái bi thương ấy vơi đi nhờ cách nói giảm:“anh về đất”,và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã. Trong âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên ấy, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. -Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội. b.2. Về nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ tài hoa và xúc cảm mãnh liệt; hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp từ Hán Việt và thuần Việt; nhiều biện pháp tu từ đã làm nên sức sống của hình tượng nghệ thuật, rung động người đọc. ( 0.5) c. Rút ra nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. - Âm hưởng bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố Bi và yếu tố Tráng; có mất mát, đau thương song không bi lụy; gian khổ, hi sinh song vẫn rất hào hùng, tráng lệ. Âm hưởng bi tráng có cội nguồn từ chiến trường Tây Tiến ác liệt, từ tinh thần quả cảm và tâm hồn lạc quan của những chàng 0,5 trai Hà thành, từ tấm lòng đồng cảm và trân trọng đồng chí đồng đội của nhà thơ; ( 0.25) - Giọng thơ cổ kính cùng việc nhấn mạnh nét trượng phu của người lính cũng góp phần làm tăng tính chất bi tráng của tác phẩm. ( 0.25) - Âm hưởng bi tráng cùng với cảm hứng lãng mạn làm nên vẻ đẹp độc 0,75 đáo của hình tượng người lính Tây Tiến; có ý nghĩa giáo dục nhận thức và bồi đắp tình cảm, trách nhiệm cho thế hệ hôm nay và mai sau. ( 0.25) 3.3.Kết bài - Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài thơ; - Nêu cảm nghĩ về hình tượng người lính Tây Tiến. 4. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu ĐIỂM TOÀN BÀI THI: PHẦN I+II 10,0 ........................HẾT......................... 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2