intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Quế Sơn’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Quế Sơn

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 12 NỘI DUNG Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc - Ngữ liệu: - Phương Hiểu được - Nhận xét về nội hiểu Văn bản thơ/ thức biểu đạt một vấn đề dung và nghệ thuật văn xuôi - Tình huống nội dung của văn bản/đoạn (ngữ liệu đoạn văn/ văn hoặc tác trích; bày tỏ quan ngoài SGK) bản dụng của điểm của bản thân - Chỉ ra từ biện pháp về vấn đề đặt ra ngữ, chi tiết, nghệ thuật trong văn hình ảnh trong bản/đoạn trích. đoạn văn trong đoạn văn/ văn bản - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. Tổng Số câu 2 1 1 0 4 Số điểm 15 1 0,5 3 Tỉ lệ 15% 10% 0,5% 30% II. Làm văn Từ nội dung - Diễn giải về 1. NLXH phần đọc hiểu - Xác định nội dung, ý - Vận dụng các kĩ Huy động được viết đoạn văn được tư tưởng, nghĩa của tư năng dùng từ, viết kiến thức và trải nghị luận xã đạo lí, hiện tưởng, đạo lí, câu, các phép liên nghiệm của bản hội tượng cần bàn hiện tượng kết, các phương thức thân để bàn luận luận. biểu đạt, các thao tác về tư tưởng đạo lí, lập luận phù hợp để hiện tượng - Xác định triển khai lập luận, - Có sáng tạo được cách thức bày tỏ quan điểm trong diễn đạt, lập trình bày đoạn của bản thân về tư luận làm cho lời văn. tưởng đạo lí, hiện văn có giọng điệu, tượng hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục Số câu 1* 1* 1* 1* 1* Tổng Số điểm 0.5 0,5 0.5 0.5 0.5 Tỉ lệ 5% 5% 5% 5% 20 % - Xác định - Diễn giải Vận dụng các kĩ So sánh với các được kiểu bài những đặc sắc năng dùng từ, tác phẩm khác; Tây Tiến nghị luận; vấn về nội dung viết câu, các phép liên hệ với thực Việt Bắc đề nghị luận. và nghệ thuật liên kết, các tiễn; vận dụng - Giới thiệu tác của đoạn thơ phương thức biểu kiến thức lí luận giả, bài thơ, theo yêu cầu đạt, các thao tác văn học để đánh đoạn thơ. của đề: tình lập luận để phân giá, làm nổi bật yêu thiên tích, cảm nhận về vấn đề nghị luận. - Nêu nội dung nhiên, con nội dung, nghệ - Có sáng tạo đặc điểm nghệ người; đặc sắc thuật của đoạn trong diễn đạt, thuật nổi bật... về ngôn ngữ, thơ. lập luận làm cho của đoạn thơ. hình ảnh,... - Nhận xét về nội lời văn có giọng - Đánh giá dung, nghệ thuật điệu, hình ảnh, chung của đoạn thơ; vị
  2. trí, đóng góp của bài văn giàu sức tác giả. thuyết phục. Số câu 1* 1* 1* 1* 1* Tổng Số điểm 2 1,5 1 0,5 5 Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Tổng cộng Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 4 3 2 1 10 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  3. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Mức độ kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức độ dung Đơn vị Tổng cần kiểm tra, đánh giá nhận thức kiến kiến TT thức/ thức/kĩ Vận Nhận Thông Vận Kĩ năng dụng biết hiểu dụng năng cao 1 Đọc Văn bản Nhận biết: 2 1 1 0 4 hiểu văn xuôi - Nhận diện được phương (Ngữ liệu thức biểu đạt của văn bản ngoài sách - Nhận diện được chi tiết giáo khoa) trong văn bản Thông hiểu: -Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ Vận dụng: - Rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất cho bản thân. 2 Nghị Vai trò của Nhận biết: 0,5 0,5 0,5 0,5 2.0 luận niềm tin Xác định được tư tưởng, đạo lí, xã hội trong cuộc cần bàn luận. sống mỗi Thông hiểu: người - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí, hiện tượng Vận dụng cao: -Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.
  4. Nội Mức độ kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức độ dung Đơn vị Tổng cần kiểm tra, đánh giá nhận thức kiến kiến TT thức/ thức/kĩ Vận Nhận Thông Vận Kĩ năng dụng biết hiểu dụng năng cao - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục 2 Viết Nghị luận Nhận biết: 5,0 bài về một - Xác định được kiểu bài văn đoạn thơ: nghị luận; vấn đề nghị luận. nghị Mình về luận - Giới thiệu tác giả, bài thơ, mình có nhớ 2 1,5 1,0 0.5 văn ta đoạn thơ. học (…) - Nêu nội dung cảm hứng, Cầm tay đặc điểm nghệ thuật nổi nhau, biết bật... của đoạn thơ. nói gì hôm nay Thông hiểu: - Diễn giải những đặc sắc về (Trích « Việt nội dung và nghệ thuật của Băc » - Tố đoạn thơ theo yêu cầu của đề Hữu) - Lí giải được một số đặc điểm riêng của thơ TH Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận
  5. Nội Mức độ kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức độ dung Đơn vị Tổng cần kiểm tra, đánh giá nhận thức kiến kiến TT thức/ thức/kĩ Vận Nhận Thông Vận Kĩ năng dụng biết hiểu dụng năng cao văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 5 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 20 100 TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA GIỮA KỲ 1- NĂM HỌC 2023-2024 TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn – Lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm) Đọc đoạn trích: Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa… Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.2) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0.75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  6. Câu 2. ( 0,75 điểm) Theo tác giả, khi “bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng” thì hãy làm gì? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa”? Câu 4. Lời khuyên: “Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin” có ý nghĩa gì với anh/chị? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vai trò của niềm tin trong cuộc sống mỗi người. Câu 2: ( 5 điểm) Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn song nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… ( Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2016, trang 109) Cảm nhận của anh ( chị ) về đoạn thơ trên. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1- NĂM HỌC 2023-2024 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/phương thức Nghị luận. 0.75 2 Theo tác giả khi cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì “hãy cho phép mình 0.75 được khóc”. 3 Hs có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo được một số ý 1.0 cơ bản như: Muốn thành công, có tương lai tốt đẹp phải có chí quyết tâm; dám đối diện thực tế; tinh thần lạc quan trước hoàn cảnh...
  7. 4 Hs có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Gợi ý: 0.5 -Khẳng định sức mạnh to lớn của niềm tin, có niềm tin là có thành công, có tương lai tươi sáng. - Cổ vũ tinh thần lạc quan của con người. II LÀM VĂN 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về vai trò niềm tin trong cuộc sống 2.0 mỗi người. a. Đảm bảo yêu cầu hình thức một đoạn văn 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của niềm tin trong cuộc sống 0.25 của mỗi người. c. Nội dung nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để 1.0 triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng hải làm rõ vai trò của niềm tin trong cuộc sống mỗi người. Có thể triển khai theo một số nội dung cơ bản sau đây: - Niềm tin: sự lạc quan, hi vọng, tin tưởng khi đứng trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống. - Niềm tin giúp con người huy động được sức mạnh tinh thần, sự cố gắng, nỗ lực hết mình để vượt qua những trở ngại; Niềm tin sẽ giúp con người thực hiện được những điều tưởng như không thể; Khi có niềm tin, con người sẽ luôn lạc quan, yêu đời, luôn chủ động trong cuộc sống; Niềm tin là nền tảng để ta có được thành công. - Một bộ phận thanh niên hiện nay sống không có niềm tin. Cần có ý thức xây dựng niềm tin vào bản thân, tin vào cuộc sống, hướng đến những mục đích tốt đẹp - Liên hệ bản thân d. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25 nghĩa tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.25 đề cần nghị luận. 2 Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu 5.0
  8. a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn 0.25 đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Khung cảnh chia tay và tâm trạng 0.5 của con người. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng gợi ý sau: * Giới thiệu tác giả, tác hẩm, đoạn thơ 0.5 * Cảm nhận đoạn thơ - Về nội dung 2.0 + Bốn câu thơ mở đầu là lời của Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi kỷ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình + Bốn câu thơ tiếp theo là tiếng lòng của người về xuôi mang bao nỗi nhớ thương, bịn rịn - Về nghệ thuật + Thể thơ lục bát truyền thống 0.5 + Sử dụng lối đối đáp quen thuộc trong ca dao, cặ đại từ xưng hô “mình- ta” + Sử dụng hình ảnh hoán dụ, từ láy, câu hỏi tu từ, lặp cấu trúc. + Giọng thơ trữ tình, đằm thắm + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu. * Đánh giá chung 0,5 - Bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết quyện hòa và gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật biểu hiện tính dân tộc, nhà thơ TH đã tạo nên một khung cảnh chia tay đầy xúc động, với những tình cảm chân thành giữa cán bộ về xuôi và nhân dân Việt Băc d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ 0.25 pháp. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.5 đề cần nghị luận. Tổng điểm 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2