intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- MÔN NGỮ VĂN, LỚP 12 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức Tổng độ TT Nội nhận dung/đ thức Kĩ ơn vị Vận năng Nhận Thông Vận kiến dụng biết hiểu dụng thức cao Số Số Số Số Số câu Số câu Số câu Số câu điểm điểm điểm điểm 1 Đọc Truyện 2 2,0 1 1.0 1 1.0 4.0 hiện đại (Văn bản ngoài sách giáo khoa) Tỉ lệ 20 % 10% 10% 40 (%) 2 Viết Viết 0,5 0,5 0,5 0,5 2.0 đoạn văn nghị luận văn học (sử dụng ngữ liệu phần đọc hiểu) Tỉ lệ 5% 5% 5% 5% 20 (%) Viết bài 1,0 1,0 2,0 văn nghị luận xã hội về
  2. một tư tưởng đạo lí Tỉ lệ 10% 10% 20% (%) Tổng 3.5 2.5 3.5 0,5 10.0 Tỉ lệ % 25% 35% 0,5% 35% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1- MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Năm học 2024-2025) Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến Mức độ TT Kĩ năng Thông Vận dụng thức/Kĩ đánh giá Nhận biết Vận Dụng năng hiểu cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận 2 câu TL 1câu TL 1 câu TL truyện biết: - Nhận biết được ngôi kể, từ ngữ, hình ảnh miêu tả tâm 2
  3. trạng nhân vật. Thông hiểu: - Hiểu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. 2 Viết Viết đoạn Nhận 1* 1* 1* *1 văn phân biết: tích, đánh - Giới giá (nt kể thiệu được chuyện) tên tác của đoạn phẩm thần trích thoại, nắm truyện được các đặc điểm cơ bản của truyện (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật,..) - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.
  4. Phân tích được những đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của văn bản - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm, đánh giá về giá trị của thông điệp đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan 4
  5. điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. Viết bài *Nhận 1* 1* 1* *1 văn biết: NLXH: - Giới Cách thức thiệu và để vượt dẫn dắt qua thử được vấn thách đề cần bàn luận -Nêu được vấn đề cần bàn luận - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. *Thông hiểu: -Triển khai vấn đề cần bàn luận - Kết hợp
  6. được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. *Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Tổng số 4 TL 3 TL 2 TL 1 TL* câu Tỉ lệ % 35% 25% 35% 0,5% Tỉ lệ chung 60% 40% 6
  7. TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA GIỮA KỲ I- NĂM HỌC 2024-2025 TỔ: NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn – Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: (Lược dẫn: Lộ vốn là người nông dân hiền lành, chăm chỉ. Vì hòan cảnh, anh phải trở thành mõ làng. Bởi sự ghẻ lạnh của người đời, sự đưa đẩy của xã hội anh ấy bị biến chất, tha hoá, biến thành một kẻ tham lam, ti tiện, bẩn thỉu.) Một hôm, trong một đám khao, Lộ vừa chực ngồi cỗ thì ba người ngồi trước đứng cả lên. Lộ ngồi trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên. Hắn do dự một lúc rồi cũng phải đứng lên nốt, mặt bẽn lẽn cúi gầm xuống đất. Chủ nhà hiểu ba anh kia có ý gai ngạnh không chịu ngồi chung với mõ. Ông tìm một người khác, xếp vào cho đủ cỗ, và an ủi Lộ: - Chú ăn sau cũng được. Lộ ầm ừ cho xong chuyện, rồi nhân một lúc không ai để ý, lẻn ra về. Hắn tấm tức rất lâu. Trông thấy vợ, hắn cúi mặt, không dám nhìn thị, làm như thị đã rõ cái việc nhục nhã vừa rồi. Hắn thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc, trả lại vườn cho họ đỡ tức. Nhưng nghĩ thì cũng tiếc. Hắn lại tặc lưỡi một cái, và nghĩ bụng: “Mặc chúng nó!…” [...] Không ai chịu ngồi với hắn, thì hắn sẽ ngồi một mình một cỗ trong bếp, hay một chỗ nào kín đáo cho hắn ngồi… Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có lẽ là yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm. Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù kín đáo thế nào, mà chả có người chạy qua, chạy lại. Mỗi người đi qua lại hỏi hắn một câu: - Lộ à, mày?
  8. Cũng có người đế thêm: - Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại … bở! A! Thế ra họ nói kháy anh cu Lộ vậy, cáu lắm. Hắn tặc lưỡi một cái và nghĩ bụng: “Muốn nói, ông cho chúng mày nói chán! Ông cần gì!…”. Hắn lập tức bê cỗ về sân, đặt lên phản, ung dung ngồi. Nói thật ra, thì hắn cũng không được ung dung lắm. Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, và mặt hắn thì bẽn lẽn muốn chữa thẹn, hắn nhai nhồm nhoàm và vênh vênh nhìn người ta, ra vẻ bất cần ai. Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ hai đã quen quen, không ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ ba thì quen hẳn. Muốn báo thù lại những anh đã cười hắn trước, tự hắn đi bưng lấy cỗ, và chọn lấy một cỗ thật to để các anh trông mà thèm. [...] - Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: “Tham như mõ”. A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!.... Từ đấy, không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu lại để ăn hai ba ngày… Hà hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khoẻ đi! Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện… (Trích Tư cách mõ, Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 2000) Chú thích: (Tác giả Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở Lý Nhân, Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực phê phán và được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của thế kỉ XX. Nam Cao khẳng định vị trí trong lịch sử văn học bằng thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông chú trọng diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật, xây dựng các tính cách phức tạp, thực hiện nhiều đột phá trong nghệ thuật tự sự với lối trần thuật phối hợp nhiều điểm nhìn, giọng điệu, với cách kết cấu linh hoạt. Tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng thường hướng tới hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo (các bi kịch của tầng lớp trí thức nghèo ở thành thị và đời sống cơ cực của người nông dân). “Tư cách mõ” là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao.) Thực hiện các yêu cầu/ các câu hỏi sau: Câu 1 (1,0 điểm). Xác định ngôi kể trong văn bản. Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả tâm trạng của nhân vật Lộ trong đoạn văn sau: “Hắn tấm tức rất lâu. Trông thấy vợ, hắn cúi mặt, không dám nhìn thị, làm như thị đã rõ cái việc nhục nhã vừa rồi. Hắn thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc, trả lại vườn cho họ đỡ tức”. Câu 3 (1.0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong đoạn sau: “Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục”. Câu 4 (1.0 điểm). Qua văn bản, anh/ chị rút ra bài học về thái độ, cách ứng xử với mọi người xung quanh. II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) 8
  9. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Nam Cao trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (4.0 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về cách thức để vượt qua những thử thách trong cuộc sống. =====================Hết======================= ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ 1- NĂM HỌC 2024-2025 MÔN NGỮ VĂN 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Xác định ngôi kể trong văn 1,0 bản: Ngôi thứ ba Hướng dẫn chấm: - Trả lời được như đáp án: 1,0 điểm - Không trả lời/ trả lời sai: 0 điểm 2 Chỉ ra những từ ngữ, hình 1,0 ảnh miêu tả tâm trạng của nhân vật Lộ trong đoạn văn: - Tấm tức, cúi mặt, không dám nhìn, thở ngắn, thở dài, tức… Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng mỗi hình ảnh, từ ngữ ( nếu dưới 4 từ ngữ, hình ảnh): 0,25 điểm - Trả lời đúng từ 4 hình ảnh, từ ngữ trở lên: 1,0 điểm 3 Nêu tác dụng của biện 1,0 pháp tu từ nói mỉa: + Nhấn mạnh sự tha hoá, biến chất, trở nên tham
  10. lam, xấu xa của Lộ. + Làm cho lời văn thêm sinh động, hấp dẫn, tạo cách diễn đạt độc đáo… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý về nội dung ( hoặc nghệ thuật): 0,5 điểm 4 - Bài học: 1,0 - Không nên có những thái độ, cách ứng xử thiếu nhân văn với người khác. - Cần biết cảm thông, trân trọng những người xung quanh mình… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án ( hoặc một trong hai ý): 1,0 điểm II VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận 2,0 (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật kể chuyện nhà văn Nam Cao trong đoạn trích truyện “Tư cách mõ”. a. Xác định được yêu cầu 0,25 về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề 0,25 cần nghị luận: nghệ thuật kể chuyện nhà văn Nam Cao trong đoạn trích truyện “Tư cách mõ”. c. Đề xuất được hệ thống ý 1,0 phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố 10
  11. cục ba phần của đoạn văn nghị luận. Có thể đạt một trong các ý sau: - Cách chọn đề tài, chủ đề: + Nam Cao miêu tả cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày- miếng ăn, nhưng đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc- nhân phẩm con người. - Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật với điểm nhìn trần thuật bên trong và bên ngoài đan xen tạo nên nghệ thuật trần thuật đa thanh. Chủ yếu trần thuật theo ý thức nhân vật. + Góp phần làm nổi bật giá trị hiện thực, nhân đạo của đoạn trích .- Ngôn ngữ, giọng điệu: + Ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại. Có sự hòa quyện giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, có sự chuyển hóa từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật. + Giọng điệu có sắc thái tưởng chừng đối lập nhau: giọng khách quan lạnh lùng, tàn nhẫn bên ngoài mà cảm thông, thương xót bên trong đ. Diễn đạt: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,25 nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ 2 Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về cách 4,0 thức để vượt qua những thử thách trong cuộc sống. a. Bảo đảm bố cục và 0,25 dung lượng bài văn nghị luận
  12. Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng ( khoảng 600 chữ) của bài văn. b. Xác định đúng vấn đề 0,5 cần nghị luận Suy nghĩ của bản thân về cách thức để vượt qua những thử thách trong cuộc sống. c.Viết được bài văn nghị 2.5 luận đảm bảo các yêu cầu: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Đảm bảo các ý sau: -Giải thích khái niệm: + Thử thách: Là những trở ngại, chướng ngại vật mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Chúng có thể xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, từ những vấn đề nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày cho đến những thử thách lớn lao ảnh hưởng đến cả cuộc đời. - Thử thách là những tình huống buộc chúng ta phải nỗ lực, cố gắng để vượt qua. Chúng là những bài học quý giá giúp chúng ta trưởng thành và mạnh mẽ hơn. -Cách thức vượt qua khó khăn : + Chấp nhận khó khăn thử thách như một lẽ đương nhiên trong hành trình cuộc sống + Quyết tâm, dũng cảm đương đầu với thử thách + Nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực + Rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá sau mỗi thất bại + Tích cực trau dồi kinh 12
  13. nghiệm, kiến thức, kĩ năng sống để ứng phó với những thách thức trong cuộc sống + Tìm kiếm sự sẻ chia, giúp đỡ từ người thân, bạn bè… -Phản biện: Phê phán một bộ phận nhỏ những cá nhân mang tâm lí yếu đuối, dễ gục ngã trước khó khăn, trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. đ. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0