intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 7) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận. - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường. Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng số hiểu cao Lĩnh vực nội dung I. Đọc hiểu - Tên văn bản, tác Nội dung Trình bày Tiêu chí lựa giả, ngôi kể. chính quan điểm chọn ngữ liệu: đoạn ,suy nghĩ -Biện pháp tu từ Phần trích trích. của bản so sánh, nhân trong văn bản thânvề vấn hóa.Nêu tác dụng truyện. đề liên quan đến đoạn trích. - Số câu 2 1 1 4 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50%
  2. Viết bài văn kể về II. Làm văn một trải nghiệm của em. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100% BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA KỲ I . NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng số hiểu cao Lĩnh vực nội dung I. Đọc hiểu - Xác định tên Nội dung Trình bày Ngữ liệu: Văn văn bản, tác giả, chính quan điểm, bản “Bài học ngôi kể. đoạn suy nghĩ của đường đời đầu trích. bản thân về - Nhận biết biện tiên” vấn đề liên 2
  3. pháp so sánh từ quan đến một câu văn cụ đoạn trích. thể. Tác dụng của biện pháp so sánh trong câu văn đó. - Số câu 2 1 1 4 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn kể về một trải II. Làm văn nghiệm khiến em vui vẻ, hạnh phúc/ Viết bài văn kể về một trải nghiệm buồn, tiếc nuối của em. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100%
  4. PHÒNG GD & ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NH 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN NGỮ VĂN– LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ A I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Ðầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. (Ngữ văn 6, Tập I, Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục – 2021) Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể của đoạn trích trên. Câu 2. (1.0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích trên. Câu 3. (2.0 điểm) Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Câu 4. (1.0 điểm) Theo em, trong cuộc sống, có nên tự khen mình không? Vì sao? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Viết bài văn kể về một trải nghiệm khiến em vui vẻ, hạnh phúc. HẾT 4
  5. PHÒNG GD & ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NH 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN NGỮ VĂN– LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ B I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Dế Choắt nhìn tôi mà rằng: - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Tôi về, không chút bận tâm. (Ngữ văn 6, Tập I, Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục – 2021) Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể của đoạn trích trên. Câu 2. (1.0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích trên. Câu 3. (2.0 điểm) Câu văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Câu 4. (1.0 điểm) Theo em, trong cuộc sống, có nên nhờ người khác giúp đỡ mình không ? Vì sao?
  6. II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn, tiếc nuối của em. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 (Hướng dẫn chấm này có 04 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0, 25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm ĐỀ A PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM 6
  7. I. Đọc Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 1.0 hiểu Xác định ngôi kể của đoạn trích trên. (5.0 đ) - Tên văn bản: Bài học đường đời đầu tiên 0.25 - Tác giả: Tô Hoài 0.25 - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất 0.5 Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích trên. 1.0 Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng, tràn đầy sức sống của Dế 1.0 Mèn. Câu 3. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác 2.0 dụng của biện pháp tu từ đó. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. - Biện pháp tu từ: So sánh 1.0 - Tác dụng: Nhấn mạnh Dế Mèn đang tuổi ăn tuổi lớn, khỏe 1.0 khoắn, tràn đầy sức sống. Câu 4. Theo em, trong cuộc sống, có nên tự khen mình không? 1.0 Vì sao? Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau miễn sao lý giải hợp lý và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là gợi ý: a. Nên tự khen mình: Vì: Trước những kết quả đạt được, ta cần khen mình để ghi nhận sự cố gắng của bản thân, để có thêm động lực,... b. Không nên tự khen mình. Vì nên để người khác đánh giá sẽ khách quan hơn; tự khen mình dễ rơi vào chủ quan, ảo tưởng. c. Nên tự khen mình nhưng cần phải đúng lúc, đúng sự việc, kết quả. Đồng thời, phải biết lắng nghe nhận xét của người khác để hoàn thiện bản thân mình,… Lưu ý: Học sinh có bày tỏ ý kiến chấm 0,25 điểm. Phần lý giải tùy vào mức độ, chấm tối đa 0,75 điểm.
  8. II. Làm Viết bài văn kể về một trải nghiệm khiến em vui vẻ, hạnh 5.0 văn phúc. (5.0 đ) 1. Yêu cầu chung - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn tự sự hoàn chỉnh; - Biết vận dụng kĩ năng tự sự để trình bày; - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt,... 2. Yêu cầu cụ thể a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố 0.5 cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: một trải nghiệm vui vẻ, hạnh 0.5 phúc của bản thân. c) Viết bài: Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn kể về một trải nghiệm của em, HS có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu khái quát về câu chuyện sẽ kể. * Thân bài: Kể chi tiết, cụ thể câu chuyện. 0.5 - Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện. 2.5 - Những ai liên quan đến kỉ niệm đó? Họ như thế nào? Họ đã có lời nói, hành động, cử chỉ gì? - Diễn biến của câu chuyện: Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự nào? (sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc). - Thái độ tình cảm của nhân vật trong câu chuyện. - Điều đặc biệt khiến em vui vẻ, hạnh phúc và nhớ nó đến tận bây giờ. * Kết bài: Nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với bản thân hoặc bài học rút ra từ câu chuyện đó. 0.5 8
  9. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm xúc, suy 0.25 nghĩ sâu sắc của bản thân từ trải nghiệm đó. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. ĐỀ B PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Đọc Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 1.0 hiểu Xác định ngôi kể của đoạn trích trên. (5.0 đ) - Tên văn bản: Bài học đường đời đầu tiên 0.25 - Tác giả: Tô Hoài 0.25 - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất 0.5 Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích trên. 1.0 Dế Choắt nhờ Dế Mèn giúp đỡ việc đào hang và bị Dế Mèn 1.0 thẳng thừng từ chối. Câu 3. Câu văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? 2.0 Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. - Biện pháp tu từ: So sánh 1.0 - Tác dụng: Nhấn mạnh sự hôi hám, bẩn thỉu của Dế Choắt qua 1.0 đó thể hiện thái độ khinh bỉ, coi thường của Dế Mèn đối với Dế Choắt. Lưu ý: Nếu HS xác định biện pháp nhân hóa và nêu được tác dụng của phép nhân hóa thì vẫn ghi điểm, cụ thể: - Biện pháp tu từ: Nhân hóa (1,0 điểm) - Tác dụng: Làm cho nhân vật trong đoạn trích trở nên chân thật như con người, qua đó thể hiện thái độ ngạn mạo, coi thường Dế Choắt của Dế Mèn. (1,0 điểm) Câu 4. Theo em, trong cuộc sống, có nên nhờ người khác 1.0 giúp đỡ mình không ? Vì sao?
  10. Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau miễn sao lý giải hợp lý và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là gợi ý: a. Nên nhờ người khác giúp đỡ. Vì: Có những việc ngoài khả năng, ngoài sự cố gắng của bản thân, nếu có người giúp đỡ thì sẽ dễ dàng đạt được,... b. Không nên nhờ người khác giúp đỡ. Vì: Như vậy sẽ làm phiền người khác; làm bản thân sẽ dựa dẫm, ỷ lại mà không biết cố gắng; phải mang ơn người khác;... c. Có thể nhờ người khác giúp đỡ nhưng tùy hoàn cảnh, công việc. Trước hết bản thân phải tự lập, không nên nhờ người khác giúp đỡ khi bản thân có thể tự làm được. Lưu ý: Học sinh có bày tỏ ý kiến chấm 0,25 điểm. Phần lý giải tùy vào mức độ, chấm tối đa 0,75 điểm. II. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn, tiếc nuối của em. 5.0 Làm văn 1. Yêu cầu chung (5.0 đ) - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn tự sự hoàn chỉnh; - Biết vận dụng kĩ năng tự sự để trình bày; - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt,... 2. Yêu cầu cụ thể a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố 0.5 cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: một trải nghiệm buồn, tiếc 0.5 nuối của bản thân. c) Viết bài: Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn kể về một trải nghiệm của em, HS có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu khái quát về câu chuyện sẽ kể. * Thân bài: Kể chi tiết, cụ thể câu chuyện. 0.5 - Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện. 2.5 - Những ai liên quan đến kỉ niệm đó? Họ như thế nào? Họ đã có lời nói, hành động, cử chỉ gì? - Diễn biến của câu chuyện: Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự nào? 10
  11. (sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc) - Thái độ tình cảm của nhân vật trong câu chuyện. - Điều đặc biệt khiến em buồn, tiếc nuối và nhớ nó đến tận bây giờ. * Kết bài: Nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với bản thân hoặc bài học rút ra từ câu chuyện đó. 0.5 d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm xúc, suy 0.25 nghĩ sâu sắc của bản thân từ trải nghiệm đó. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ Văn Thị Luật Nguyễn Thị Kim Thoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2