intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN MA TRẬN ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HKI TRƯỜNGTHCS PHAN ĐÌNH GIÓT MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 Phương án kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận Thời gian kiểm tra: 90 phút Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Nội Vận dụng % T Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năn dung/đơn cao điểm T g vị kiến thức TNK T TNK T TNK TNK T TL Q L Q L Q Q L 1 Đọc Truyện hiểu đồng thoại, 3 0 5 0 0 2 0 60 truyện ngắn 2 Viết Kể lại một trải nghiệm 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 của bản thân. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/ T Chương/ Thôn Vận Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Vận T Chủ đề g hiểu dụng kiến biết dụng cao thức 1 Đọc Truyện Nhận biết: 3 TN 2TL hiểu đồng - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. 5TN thoại, - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân truyện vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện ngắn và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các
  2. biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. 2 Viết Kể lại Nhận biết: 1TL* một Thông hiểu: trải Vận dụng: nghiệm Vận dụng cao: của Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm bản của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thân. thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT Môn: Ngữ văn 6 NĂM HỌC 2022 – 2023 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: Đề gồm: 02 trang Phần I. Đọc-hiểu (6.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Câu chuyện Ốc sên Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: – “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!” – “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói. – “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?” – “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”. – “Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?” – “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”. Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”. – “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”. (Câu chuyện “Ốc Sên”- Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm). Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là: A. truyện cổ tích B. truyện đồng thoại C. truyện truyền thuyết D. truyện ngắn Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai? A. Lời của người kể chuyện B. Lời của nhân vật người mẹ C. Lời của nhân vật Ốc sên D. Lời của nhân vật giun đất Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên? A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người. B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ. D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn. Câu 4: Em hiểu nghĩa của từ “an ủi” trong câu “Ốc sên mẹ an ủi con con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”. là gì? A. khen ngợi, động viên B. lắng nghe ý kiến của người khác C. động viên, khích lệ D. làm dịu nỗi đau khổ, buồn phiền
  4. Câu 5: Trong câu chuyện trên, ốc sên thắc mắc với mẹ về điều gì? A. Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? B. Vì sao mẹ không cho ốc sên chơi cùng giun đất và sâu róm C. “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”. D. “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh Câu 6: Dòng nào dưới đây chỉ chứa các từ ghép có trong câu văn sau: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”? A. đáng thương, bầu trời, bảo vệ, thật đáng B. chúng ta, bầu trời, bảo vệ, lòng đất C. che chở, chúng ta, bảo vệ, cũng chẳng D. thật đáng, bầu trời, chúng ta, bảo vệ Câu 7: Vì sao khi nói chuyện với mẹ ốc sên con lại bật khóc? A. Vì xấu hổ B. Vì bị mẹ mắng C. Vì bị mẹ phạt D. Vì thấy họ hàng nhà ốc sên thật đáng thương Câu 8: Ốc sên con đã cảm thấy như thế nào khi phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng? A. Mệt mỏi B. Tức giận C. Bực bội D. Buồn phiền Câu 9: (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ chủ yếu trong câu chuyện trên? Câu 10: (1.0 điểm) Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào? Phần II. Viết (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em cùng với gia đình.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM – GỢI Ý LÀM BÀI Phần Nội dung Điểm Phần I. Đọc – hiểu 4.0 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B A A D A B D A Mỗi câu đúng được 0.5 điểm - Biện pháp tu từ nhân hóa (nhân vật ốc sên được nhân hóa như con 0.5 người, biết trò chuyện, suy nghĩ,… - Tác dụng: 0.5 Câu 9 + Biện pháp nhân hóa đã làm cho thế giới loài vật hiện lên thật sinh động, giống như con người. + Thông điệp của câu chuyện được gửi gắm đến người đọc một cách nhẹ nhàng, tế nhị. - HS nêu được những bài học phù hợp: 1.0 + Có lòng nhân ái, yêu thương mọi người + Cần biết cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ người khác khi họ khó khăn. Câu 2 + Nhanh nhẹn, linh hoạt khi gặp khó khăn + Biết quý trọng tình bạn,… (HS rút ra 1 thông điệp hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra từ 2-3 thông điệp có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa). Phần II. Viết (4.0 điểm) 1. Hình thức: Học sinh đảm những yêu cầu sau: 1.0 - Đúng hình thức của bài văn; bài văn sử dụng đúng phương thức tự sự. 0.5 - Đầy đủ bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc; sắp xếp ý hợp lý, logic, thể 0.25 hiện đúng chủ đề. - Diễn đạt lưu loát, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. 0.25 2. Nội dung 4.0 a) Mở bài - Giới thiệu chung về trải nghiệm cùng gia đình: sự việc, nhân vật, cảm 0.5 xúc chung 3.0 b) Thân bài: Kể lại chi tiết trải nghiệm 0.5 * Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện: (Câu chuyện diễn ra khi nào? Ở đâu? Có những ai liên quan) * Diễn biến của trải nghiệm: 0.5 - Sự việc mở đầu 0.75 - Sự việc phát triển 0.75 - Sự việc cao trào 0.5 - Sự việc kết thúc Lưu ý: Kể lại trải nghiệm theo một trình tự hợp lý, có sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. 0.5 3. Kết bài
  6. - Nêu ấn tượng của bản thân sau trải nghiệm đó - Nêu ý nghĩa/ bài học của trải nghiệm đối với bản thân em Trên đây là những gợi ý mang tính định hướng chung, GV tùy thuộc vào bài làm cụ thể của HS mà linh hoạt cho điểm phù hợp, khuyến khích những bài có tính sáng tạo. Thanh Xuân, ngày tháng năm 2022 Tổ chuyên môn Duyệt của Ban giám hiệu Bùi Thị Hoàn Trần Thị An
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2