intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIERI NĂM HỌC 2022 - 2023 ------🙠🙠🙠------ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 03 trang) Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Trời mưa. Rô mẹ dặn rô Ron: - Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé! Trời vừa lạnh, Rô Ron và Cá Cờ cùng lượn chơi trước cửa hang. Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ, Rô Ron bảo bạn: - Chúng mình cùng vựơt dòng nước nhé! Cá Cờ ngắm dòng nước lónh lánh như đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào rồi vẫy đuôi nói: - Nhưng mẹ tớ dặn không được rong chơi xa. Hay là chúng ta chơi quanh đây thôi. - Thế thì cậu hãy xem tớ rạch lên bờ đây này! Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên. Lên khỏi bờ, Rô Ron bơi theo dòng nước và say mê ngắm cảnh trời mây, đồng lúa...Rô Ron nhìn thấy một cô Bướm có đôi cánh màu tím biếc. Rô Ron liền bơi theo và hỏi: - Bướm ơi! Bạn có nhanh bằng tôi không? Cứ thế, Rô Ron mải bơi theo bướm. Nào ngờ, dòng nước cạn dần rồi rút kiệt. Rô Ron bị mắc cạn. Chú cố hết sức mình lóc đi, nhưng vẫn chẳng ăn thua gì. Mệt quá, Rô Ron đành phải nằm phơi mình trên mặt đất. Nghĩ đến mẹ, Rô Ron tủi thân muốn khóc. May thay, chị Gió Nhẹ lướt qua. Thấy Rô Ron bị mắc cạn, chị dừng lại và nói: - Để chị giúp em! Nói rồi, chị Gió Nhẹ bay đi tìm chị Gió Mạnh báo tin. Hai chị Gió đập cánh gọi các cô Mây về. Những cô Mây đang bay lang thang bỗng ùn ùn kéo đến. Bầu trời đen kịt lại. Chị Gió Mạnh vẫn đập cánh liên hồi. Các cô Mây biến thành những giọt mưa. Trời mưa to, nước tràn qua các bụi cờ tạo nên những dòng nước chảy xuống hồ. Rô Ron mừng rỡ, theo dòng nước bơi về. Khi Rô Ron về đến hồ thì gặp Cá Cờ đang dẫn Rô mẹ đi tìm. Lo cho con, Rô mẹ đã khóc đỏ cả mắt. Rô Ron hối hận dịu đầu vào lòng mẹ” (Cá Rô Ron không vâng lời mẹ- Nguyễn Đình Quảng) *Ghi lại chữ cái trước đáp án đúng cho những câu hỏi trắc nghiệm sau: (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên ? A. Truyện ngắn B. Truyện ngụ ngôn C. Truyện cổ tích D. Truyện đồng thoại Câu 2. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai? A. Rô mẹ B. Rô Ron C. Chị Gió Nhẹ D. Cá Cờ Câu 3. Dòng nào sau đây gồm toàn các từ láy?
  2. A. róc rách, lóng lánh, liên hồi, rì rào B. lang thang, ùn ùn, lóng lánh, say mê C. róc rách, rì rào, hối hận, lang thang D. lóng lánh, rì rào, liên hồi, lang thang Câu 4. Nguyên nhân chính nào dẫn đến việc Rô Ron đã gặp hậu quả “bị mắc cạn”? A. Bỏ qua lời can ngăn của Cá Cờ là “chỉ nên chơi quanh đây thôi”. B. Giương vây nhún mình lấy đà phóng lên bờ, sau đó bơi theo dòng nước, say mê ngắm cảnh. C. Nhìn thấy cô Bướm và mải bơi theo cô Bướm. D. Không nhớ lời mẹ dặn “con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường” Câu 5. Câu nào dưới đây không phải là của người kể chuyện? A. Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên. B. Thế thì cậu hãy xem tớ rạch lên bờ đây này! C. Bầu trời đen kịt lại. D. Lo cho con, Rô mẹ đã khóc đỏ cả mắt. Câu 6. Chi tiết “Rô mẹ đã khóc đỏ cả mắt” thể hiện tình cảm gì của Rô mẹ? A. Tự trách bản thân không ở nhà để chăm sóc con B. Lo lắng và thương Rô Ron C. Tức giận vì Rô Ron không nghe lời mẹ D. Mừng rỡ, hạnh phúc vì đã tìm được con Câu 7. Trong câu “Nghĩ đến mẹ, Rô Ron tủi thân muốn khóc.” Từ “tủi thân” có nghĩa là gì? A. Buồn vì người khác không để ý, không quan tâm đến mình B. Buồn vì mình đã làm nhiều việc có lỗi C. Buồn vì bản thân đã cố gắng, nỗ lực nhưng không đạt được thành công như mong muốn D. Buồn cho bản thân mình vì nghĩ mình phải chịu đựng một việc gì đó một mình. Câu 8. Tác dụng của ngôi kể thứ ba trong văn bản trên là gì? A. Nhân vật người kể chuyện giấu mình đi, những sự kiện trong truyện được kể một cách khách quan. B. Nhân vật người kể chuyện có thể kể lại sự kiện một cách chân thực, bộc lộ tâm sự, suy tư mang tính chủ quan. C. Nhân vật người kể chuyện và các nhân vật khác trong truyện có thể đối thoại. D. Nhân vật người kể huyện có thể kể những chi tiết kì lạ do mình tưởng tượng một cách tự do, thoải mái. *Thực hiện yêu cầu của bài tập: Câu 9. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau: “Hai chị Gió đập cánh gọi các cô Mây về. Những cô Mây đang bay lang thang bỗng ùn ùn kéo đến.” Câu 10. Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-6 câu) để rút ra cho mình một bài học ý nghĩa. II. PHẦN VIẾT (4 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em cùng gia đình của mình.
  3. -----------Hết------------ PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIERI NĂM HỌC 2022 - 2023 ------🙠🙠🙠------ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 03 trang) Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: …Đi một lúc đến vườn chuối, họ thấy một anh Ốc Sên đang bò. Ốc Sên mang trên lưng một chiếc vỏ. Cứ mỗi quãng bò, Ốc Sên để lại phía sau một đường vạch rất to. Nghe có người đến, Ốc Sên vội rụt đầu vào vỏ. Nhím cười to - Này Ốc Sên! Sao lại rụt đầu vào vỏ như vậy? Ra đây giúp anh em một tay. Chúng tôi đang thiếu người biết kẻ đường vạch để may áo. Trời rét lắm, mọi người đang cần áo ấm. Ốc Sên ngoái cổ ra ngoài, lắc đầu tỏ ý không muốn nghe gì hết. Tằm nói: -Không nên thế, Ốc Sên ạ! Nếu cứ chui mình vào vỏ thì sao có thể sống một cách bay bổng được. Phải biết sống vì mọi người. Có biết sống vì mọi người thì đời người ta mới sung sướng được. Nhím nói: - Chắc Ốc Sên lo mình chậm chạp. Không lo lắm đâu. Đã có chúng tôi giúp sức. Hãy bước ra đi. Nghe đến đấy, Ốc Sên chui ra. Ốc Sên bò lên tấm vải, vạch những đường rất rõ. Bọ Ngựa theo đường vạch cắt thành những mảnh áo… …Và thế là họ bảo nhau dựng một xưởng may áo ấm, Nhím đóng cái đinh cuối cùng trên tấm biển treo trước cổng với chủ đề: “Xưởng may áo ấm, toàn thợ lành nghề”. Nhưng trong xưởng chẳng ai muốn nhận may áo cho mình cả. Ai cũng nhường cho bạn mình may trước… (Xưởng may áo ấm - Võ Quảng) *Ghi lại chữ cái trước đáp án đúng cho những câu hỏi trắc nghiệm sau: (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên ? A. Truyện ngắn B. Truyện ngụ ngôn C. Truyện cổ tích D. Truyện đồng thoại Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? A. Nhím là người kể chuyện B. Tằm là người kể chuyện C. Ốc Sên là người kể chuyện giấu mình D. Người kể giấu mình gọi nhân vật bằng tên của chúng
  4. Câu 3. Dòng nào sau đây gồm toàn các láy? A. bay bổng, sung sướng, cuối cùng B. xưởng may, sung sướng, chậm chạp C. bay bổng, sung sướng, chậm chạp D. chậm chạp, cuối cùng, sung sướng Câu 4. Nguyên nhân chính nào dẫn đến việc Ốc Sên “tỏ ý không muốn nghe gì hết” khi nghe Nhím nói ? A. Ốc Sên không muốn giúp đỡ người khác. B. Ốc Sên rụt rè, không muốn nói chuyện với người khác. C. Ốc Sên sợ hãi không muốn chui ra khỏi lớp vỏ của mình. D. Ốc Sên lo mình chậm chạp không giúp đỡ được mọi người. Câu 5. Câu nào dưới đây không phải là của người kể chuyện? A. Nghe có người đến, Ốc Sên vội rụt đầu vào vỏ. B. Chúng tôi đang thiếu người biết kẻ đường vạch để may áo. C. Ốc Sên ngoái cổ ra ngoài, lắc đầu tỏ ý không muốn nghe gì hết. D. Ốc Sên bò lên tấm vải, vạch những đường rất rõ. Câu 6. Câu nói “Phải biết sống vì mọi người. Có biết sống vì mọi người thì đời người ta mới sung sướng được.” thể hiện lời khuyên gì của Tằm với Ốc Sên? A. Ốc Sên phải giúp đỡ mọi người vì đó là trách nhiệm. B. Ốc Sên nên giúp đỡ mọi người, sống vì mọi người thì sẽ thấy cuộc đời có ý nghĩa. C. Ốc Sên nên tham gia vào công việc may áo ấm cùng vơi mọi người để bản thân không thấy cô đơn và tẻ nhạt. D. Ốc Sên nên mạnh dạn đừng vì sự chậm chạp của bản thân mà tự ti với bạn bè xung quanh mình. Câu 7. Trong câu “Chắc Ốc Sên lo mình chậm chạp..” Từ “chậm chạp” có nghĩa là gì? A. Không được nhanh nhẹn, thiếu linh hoạt B. Cẩn thận, chu đáo C. Rụt rè, nhút nhát D. Từ từ không gấp gáp Câu 8. Tác dụng của ngôi kể thứ ba trong văn bản trên là gì? A. Nhân vật người kể chuyện giấu mình đi, những sự kiện trong truyện được kể một cách khách quan. B. Nhân vật người kể chuyện có thể kể lại sự kiện một cách chân thực, bộc lộ tâm sự, suy tư mang tính chủ quan. C. Nhân vật người kể chuyện và các nhân vật khác trong truyện có thể đối thoại. D. Nhân vật người kể huyện có thể kể những chi tiết kì lạ do mình tưởng tượng một cách tự do, thoải mái. *Thực hiện yêu cầu của bài tập: Câu 9. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau:
  5. “…Và thế là họ bảo nhau dựng một xưởng may áo ấm, Nhím đóng cái đinh cuối cùng trên tấm biển treo trước cổng với chủ đề: “Xưởng may áo ấm, toàn thợ lành nghề” ” Câu 10. Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-6 câu) để rút ra cho mình một bài học ý nghĩa. II. PHẦN VIẾT (4 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em cùng một người bạn. -----------Hết------------ PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIERI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I ------🙠🙠🙠------ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 03 trang) Phầ Câ Nội dung Điểm n u ĐỌC HIỂU 6,0 I 1 D 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5
  6. 4 D 0,5 5 B 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 A 0,5 9 - Nghệ thuật nhân hóa 1,0 - Nghệ thuật nhân hóa thể hiện qua việc tác giả sử dụng những động từ vốn dùng để chỉ hoạt động của con người để gán cho vật: “gọi”; “lang thang”; “kéo đến” - Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa: + Giúp diễn đạt của câu văn hay hơn, sinh động hơn. + Giúp các sự vật của thiên nhiên ( gió, mây…) trở nên gần gũi với con người. + Thể hiện sự sáng tạo, tài năng miêu tả của nhà văn. (HS trả lời được 2 tác dụng cho điểm tối đa) 10 HS nêu được một số ý như sau: 0,5 - Giới thiệu khái quát nội dung văn bản - Nêu được cụ thể bài học: vâng lời mẹ (hoặc là biết giúp đỡ người khác) 0,5 - Liên hệ bản thân:thực hiện bài học bằng những việc làm, hành động cụ thể nào? GV chấm linh hoạt tôn trọng ý kiến riêng (nhưng phải đúng) của HS
  7. II VIẾT 4,0 a.Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm của 0,25 bản thân với gia đình của mình. c. Kể lại một trải nghiệm của bản thân với gia đình của mình. 2,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm. - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Những ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc 0,5
  8. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIERI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I ------🙠🙠🙠------ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 03 trang) Phầ Câ Nội dung Điểm n u ĐỌC HIỂU 6,0 I 1 D 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5
  9. 6 B 0,5 7 A 0,5 8 A 0,5 9 - Nghệ thuật: nhân hóa 1,0 - Nghệ thuật nhân hóa thể hiện qua việc tác giả sử dụng những động từ vốn dùng để chỉ hoạt động của con người để gán cho vật: “bảo nhau”; “đóng cái đinh”… - Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa: + Giúp diễn đạt của câu văn hay hơn, sinh động hơn. +Giúp các loài vật trong trang truyện trở nên gần gũi với con người. + Thể hiện sự sáng tạo, tài năng miêu tả của nhà văn. ● Lưu ý: Hs có thể chỉ ra biện pháp : điệp ngữ qua từ “ xưởng may,, và nêu tác dụng biểu đạt: ● Nhấn mạnh ý...: việc làm “ xưởng may,, ● Liên kết chặt chẽ (HS trả lời được 2 tác dụng cho điểm tối đa) 10 HS nêu được một số ý như sau: 0,5 - Giới thiệu khái quát nội dung văn bản - Nêu được cụ thể bài học: biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ người khác 0,5 - Liên hệ bản thân:thực hiện bài học bằng những việc làm, hành động cụ thể nào? GV chấm linh hoạt tôn trọng ý kiến riêng (nhưng phải đúng) của HS II VIẾT 4,0 a.Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
  10. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm của 0,25 bản thân với người bạn của mình. c. Kể lại một trải nghiệm của bản thân với người bạn của mình. 2,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm. - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Những ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc 0,5
  11. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN MA TRẬN TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIERI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I ------🙠🙠🙠------ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 03 trang) A. MA TRẬN Mức Tổng độ % điểm TT Đơn nhận vị thức Kĩ kiến Thôn Vận năng thức Nhận Vận g dụng / kĩ biết dụng hiểu cao năng TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Truyệ hiểu n đồng 3 0 5 0 0 2 0 60 thoại 2 Viết Kể lại một trải nghiệ 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 m của bản thân. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ 40% 30% 10% 20% % Tỉ lệ chung 60% 40%
  12. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I ------🙠🙠🙠------ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ Đơn vị nhận thức Mức độ TT Kĩ năng kiến thức Thông đánh giá Vận dụng / kĩ năng Nhận biết hiểu Vận dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận 5 TN đồng thoại biết: 3 TN - Nhận 2TL biết được thể loại, nhân vật chính. - Nhận ra từ láy Thông hiểu: - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. - Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi
  13. kể. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong ngữ liệu. - Giải thích được nghĩa của từ. Vận dụng: Từ nội dung bài học rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử trong đời sống. 2 Viết Kể lại một Nhận 5 15 30 trải biết: 10 nghiệm Kiểu bài, của bản ngôi kể, thân bố cục, xác định được yêu cầu của đề. Thông hiểu: Xác định cốt
  14. truyện, sắp xếp trình tự sự việc, lựa chọn trình tự miêu tả hợp lý. Vận dụng: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Vận dụng cao: Sáng tạo, sinh động, hấp dẫn. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2