intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh, Duy Xuyên” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh, Duy Xuyên

  1. TRƯỜNGTH&THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/đơn vị kĩ TT Kĩ năng Nhận Thông Vận V. dụng % năng3 biết dụng hiểu cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Truyện Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 1 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 điểm Viết Kể lại một trải nghiệm của bản thân 2 Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 0 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNGTH&THCS NGUYỄN CHÍ THANH NĂM HỌC 2023-2024 TỔ XÃ HỘI Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi Nội dung/ T theo mức độ nhận thức Kĩ năng Đơn vị kiến Mức độ đánh giá T Nhận Thông Vận Vận dụng thức biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận biết: 4 TN 4 TN 1 TL 1TL truyện ngắn - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận ra từ láy, từ ghép - Truyện đồng thoại - Phương thức biểu đạt. Thông hiểu: - Xác định được nội dung, ý nghĩa của chi tiết trong đoạn trích; nghệ thuật của đoạn trích. - Hiểu được tác dụng nhân hoá; nghĩa của từ. Vận dụng: - Trình bày được cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân gợi ra từ văn bản. - Nêu được hành động rút ra từ nhân vật trong câu chuyện. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: 1 TL* 1 TL* 1 TL* 1 TL* kể lại một trải Thông hiểu: nghiệm Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, dùng ngôi kể thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc trước sự việc được kể. 4 TN 4 TN 3 TL 1TL Tổng 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
  3. TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên:..................................... NĂM HỌC 2023-2024 Lớp:................................... MÔN: NGỮ VĂN 6 (ĐỀ A) THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐIỂM NHẬN XÉT Duyệt đề Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mèo dạy hổ Ngày xưa, hổ không biết cách bắt mồi như mèo. Một hôm, hổ đến gần mèo dỗ dành: - Bác mèo ơi, tôi là người cùng họ với bác. Tôi và bác giống nhau y hệt. Mình tôi cũng vằn vằn như bác. Tôi có râu, bác cũng có râu. Tôi có vuốt sắc, bác cũng có…Thế mà bác lại biết rình mồi, biết nhảy, biết trèo tài hơn tôi. Chỗ họ hàng với nhau, bác dạy cho tôi biết với. Mèo nghe lời ngọt ngào, thương hổ là chỗ họ hàng, liền nói: - Nhưng bác đừng ăn thịt tôi cơ. Hổ vỗ về: - Ai lại ăn thịt người cùng họ bao giờ? Bác cứ tin ở tôi. Mèo yên tâm dạy hổ cách thu mình rình mồi, cách nhảy bắt mồi, cách vờn, cách mài giũa vuốt. Hổ học xong lấy làm đắc chí. Đương lúc đói bụng, hổ định vồ mèo ăn thịt. Hổ bảo: - Mẻo mèo meo! Ta bắt được mèo ta nhai ngấu nghiến! Mèo nhảy tót lên cây bảo hổ: - Mẻo mèo mèo! Ta có võ trèo ta chưa dạy hổ. Hổ tức quá gầm nhảy dưới đất, nhưng không làm gì được. Và từ đó đến giờ, hổ vẫn không biết trèo như mèo. Câu chuyện Mèo dạy hổ Nguồn: Tập đọc lớp 1, tập 1NXB Giáo dục – 1958 Câu 1.(0,5 điểm) Xác định ngôi kể của văn bản trên. A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C . Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi thứ nhất và thứ ba Câu 2. (0,5 điểm) Ai là nhân vật chính trong câu chuyện trên? A . Con hổ B. Khu rừng C . Con mèo D. Hổ và mèo Câu 3: (0,5 điểm) Văn bản thuộc loại truyện nào sau đây? A. Truyện đồng thoại. B.Truyện về loài vật. C. Truyện viết cho thiếu nhi. D. Truyện cổ tích.
  4. Câu 4: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. A. Miêu tả B.Thuyết minh B. Biểu cảm D.Tự sự Câu 5. (0,5 điểm) Từ “dỗ dành” trong câu “Một hôm, hổ đến gần mèo dỗ dành” là: A. Cụm từ B. Từ láy C. Từ đơn D.Từ ghép Câu 6. (0,5 điểm) Nghĩa của từ “đắc chí” trong câu: “Hổ học xong lấy làm đắc chí” là: A. Tự cho mình hơn người nên xem thường người khác. B. Tỏ ra thích thú vì đã đạt được điều mong muốn. C. Đúng như ý muốn của mình. D. Tỏ ra trơ lì, không có chút gì kiêng sợ hoặc xấu hổ. Câu 7. (0,5 điểm) Chú mèo trong câu chuyện là một nhân vật như thế nào? A. Là một nhân vật khôn ngoan B. Là một nhân vật yếu đuối C. Là một nhân vật khiêm tốn D. Là một nhân vật kiêu căng Câu 8. (1 điểm) Vì sao hổ không bao giờ biết trèo như mèo? A. Vì mèo chưa dạy hết cho hổ. B. Vì hổ không chịu học. C. Vì hổ không thể học được. D. Vì hổ đã vội vã trở mặt vô ơn, định ăn thịt mèo -người đã bày bảo,cho mình. Câu 9. (1 điểm) Em có đồng ý với cách cư xử của hổ không? Vì sao? (trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu). Câu 10. (0.5 điểm) Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất? (trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu). II. VIẾT (4.0 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. …….. Hết ……….
  5. TRƯỜNGTH&THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt, hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án B D A D B B A D trả lời Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9: (1 điểm) Em có đồng ý với cách cư xử của hổ không?Vì sao? Ý1 Ý 2 (0,75 đ) (0,25đ) Học sinh Mức 1 (0,75 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) trả lời - Học sinh có thể nêu HS nêu được Trả lời sai đồng ý/ được các cách lí giải cách lí giải phù hoặc không trả không khác nhau, song cần hợp nhưng chưa lời. đồng ý/ phù hợp chuẩn mực sâu sắc, toàn đồng ý đạo đức, lối sống. diện, diễn đạt một phần: chưa thật rõ. 0,25đ Câu 10.(0.5 điểm) Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất ? Đây là câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể rút ra những bài học nhận thức riêng cho bản thân, nhưng cần phải phù hợp với chuẩn mực đạo dức, lối sống.
  6. Gợi ý: + Phải biết trân trọng người đã giúp đỡ, bày bảo cho mình trong cuộc sống. + Lý giải: Những người đã sẵn lòng chỉ bảo, dạy dỗ cho mình trong cuộc sống, không tính toán thua thiệt… là những người mang lại nhiều điều tốt đẹp. Đó thực là những người dũng cảm đáng trân trọng. Sống cần có bản lĩnh để trước sau như một, không vi phạm những điều xấu xa, độc ác. Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu: Học sinh nêu được + Trả lời nhưng + Phải biết trân trọng Phải biết trân trọng không chính người đã giúp đỡ, bày người đã giúp đỡ, bày xác, không bảo cho mình trong bảo cho mình trong liên quan hoặc cuộc sống. cuộc sống nhưng diễn không trả lời. + Lý giải đầy đủ như đạt chưa thật rõ. gợi ý trên. II. VIẾT (4 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 05 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài văn đủ 3 phần: Phần mở - Mở bài: Giới thiệu khái quát bài, thân bài, kết bài; phần trãi nghiệm đáng nhớ thân bài: biết tổ chức thành - Thân bài: nhiều đoạn văn tương ứng với + Ý 1: Kể lại trãi nghiệm đáng từng ý kiến, quan điểm mỗi nhớ theo trình tự không gian đoạn, các nội dung liên kết thời gian, diễn biến ,kết thúc chặt chẽ với nhau. + Ý 2: Miêu tả chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và 0.25 Bài văn đủ 3 phần nhưng thân diễn biến câu chuyện. bài chỉ thiên về lí lẽ mà không - Kết bài: có dẫn chứng hoặc ngược lại. Thể hiện được cảm xúc của
  7. 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 người viết, rút ra được ý phần (thiếu phần mở bài hoặc nghĩa của trải nghiệm đối với kết bài). bản thân. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm Viết được một bài văn kể lại Bài văn có thể trình bày theo trãi nghiệm đáng nhớ theo nhiều cách khác nhau nhưng cần yêu cầu thể hiện được các nội dung sau: - Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm đáng nhớ của em. 1.0-1.5 Viết bài văn kể lại trãi - Thân bài: Kể lại diễn nghiệm đáng nhớ chưa đầy đủ biến của trải nghiệm. hoặc chưa sâu + Trải nghiệm đó diễn ra như thế nào? 0.5 Bài viết chung chung, sơ sài + Tâm trang của em ra sao? 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không - Kết bài: Kết thúc trải làm bài nghiệm và ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân, khiến em nhận ra mình chin chắn, sâu sắc hơn. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4.Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt suy nghĩ, quan điểm 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0.0 Chưa có sáng tạo
  8. TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên:..................................... NĂM HỌC 2023-2024 Lớp:................................... MÔN: NGỮ VĂN 6 (ĐỀ B) THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐIỂM NHẬN XÉT Duyệt đề I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bài học quý Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến. Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả. “Nếu cho cả Chích nữa thì chẳng còn lại là bao!”, Sẻ thầm nghĩ. Thế là hằng ngày, sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình. Ăn hết, chú ta quẳng hộp đi. Những hạt kê còn sót lại văng ra khỏi hộp. Cô Gió đưa chúng đến một đám cỏ xanh dưới một gốc cây xa lạ. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa gặp Sẻ, Chích đã reo lên: – Chào bạn sẻ thân mến! Mình vừa kiếm được mười hạt kê rất ngon! Đây này, chúng mình chia đôi: cậu năm hạt, mình năm hạt. – Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình, tỏ ý không thích – Ai kiếm được thì người ấy ăn! – Nhưng mình với cậu là bạn thân của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế? Nghe Chích nói, Sẻ rất xấu hổ. Thế mà chính Sẻ đã ăn hết cả một hộp kê đầy. Sẻ cầm năm hạt kê Chích đưa, ngượng nghịu nói: – Mình rất cảm ơn cậu, cậu đã cho mình những hạt kê ngon lành này, còn cho mình một bài học quý về tình bạn. (Theo Mi-khai-in Pla-cốp-xki, Nguyễn Thị Xuyến dịch) Câu 1:(0,5 điểm) Xác định ngôi kể của văn bản trên. A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi thứ nhất và thứ ba Câu 2: (0,5 điểm) Nhân vật chính trong văn bản trên là: A. Cô Gió và Chích B. Bà ngoại và sẻ C. Cô Gió và Sẻ D. Sẻ và Chích
  9. Câu 3 :(0,5 điểm) : Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Truyện cổ tích C. Truyện đồng thoại D. Truyện truyền thuyết Câu 4: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. A.Miêu tả B.Thuyết minh C. Biểu cảm D.Tự sự Câu 5. (0,5 điểm) Từ “xinh xắn ” trong câu “.Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình, tỏ ý không thích – Ai kiếm được thì người ấy ăn!” là: A. Cụm từ B. Từ láy C. Từ đơn D. Từ ghép Câu 6. (0,5 điểm) Nghĩa của từ “thân thiết” trong câu:“Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình nghĩa là: A. Thể hiện được tình cảm gắn bó, gần gũi của Chích và Sẻ B. Thể hiện sự vui mừng của Chích khi kiếm được đồ ăn cho bạn C. Thể hiện sự tốt bụng, yêu thương của Chích dành cho Sẻ D. Thể hiện mối quan hệ tình cảm chân thành của Chích và Sẻ Câu 7. (0,5 điểm) Chú Sẻ trong câu chuyện là một nhân vật như thế nào? A .Tham lam ,ích kỉ B. Có lòng thương người C .Tốt bụng ,yêu quý bạn bè. D. Có tấm lòng lương thiện Câu 8. (1 điểm) Vì sao Sẻ không muốn chia đồ ăn ngon cho Chích ? A. Vì Sẻ không coi trọng tình bạn và tham lam ích kỉ. B. Vì sẻ muốn để dành cho mẹ C. Vì hạt kê rất ngon D. Vì đó là món quà quý . Câu 9: (1 điểm) Em có đồng ý với cách cư xử của Sẻ không? Vì sao? (trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu) Câu 10:(0.5 điểm) Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? (trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu) II. VIẾT (4.0 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. …….. Hết ……….
  10. TRƯỜNGTH&THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt, hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ C. I. ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án B D C D B A A A trả lời Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9: (1 điểm) Em có đồng ý với cách cư xử của sẻ không?Vì sao? Ý1 Ý 2 (0,75 đ) (0,25đ) Học sinh Mức 1 (0,75 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) trả lời - Học sinh có thể nêu HS nêu được Trả lời sai đồng ý/ được các cách lí giải cách lí giải phù hoặc không trả không khác nhau, song cần hợp nhưng chưa lời. đồng ý/ phù hợp chuẩn mực sâu sắc, toàn đồng ý đạo đức, lối sống. diện, diễn đạt một phần: chưa thật rõ. 0,25đ Câu 10.(0,5 điểm) Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất ?
  11. Đây là câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể rút ra những bài học nhận thức riêng cho bản thân, nhưng cần phải phù hợp với chuẩn mực đạo dức, lối sống. Gợi ý: + Phải biết trân trọng tình bạn trong cuộc sống. + Lý giải: Những người đã yêu thương ta đối xử với ta một cách chân thành… là những người mang lại nhiều điều tốt đẹp. Đó thực là những người đáng trân trọng. Sống cần phải biết yêu thương trân trọng chia sẻ đừng tham lam ích kỉ sống cho riêng mình. Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu: Học sinh nêu được + Trả lời nhưng + Phải biết trân trọng Phải biết trân trọng không chính người đã giúp đỡ, bày tình bạn trong cuộc xác, không bảo cho mình trong sống nhưng chưa diễn liên quan hoặc cuộc sống. đạt rõ không trả lời. + Lý giải đầy đủ như gợi ý trên. II. VIẾT (4 điểm) B. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI Tiêu chí Điểm 5. Cấu trúc bài văn 05 6. Nội dung 2.0 7. Trình bày, diễn đạt 1.0 8. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài văn đủ 3 phần: Phần mở - Mở bài: Giới thiệu khái quát bài, thân bài, kết bài; phần trãi nghiệm đáng nhớ thân bài: biết tổ chức thành - Thân bài: nhiều đoạn văn tương ứng với + Ý 1: Kể lại trãi nghiệm đáng từng ý kiến, quan điểm mỗi nhớ theo trình tự không gian đoạn, các nội dung liên kết thời gian, diễn biến ,kết thúc
  12. chặt chẽ với nhau. + Ý 2: Miêu tả chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện. - Kết bài: 0.25 Bài văn đủ 3 phần nhưng thân Thể hiện được cảm xúc của bài chỉ thiên về lí lẽ mà không người viết, rút ra được ý có dẫn chứng hoặc ngược lại. nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở bài hoặc kết bài). 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm Viết được một bài văn kể lại Bài văn có thể trình bày theo trãi nghiệm đáng nhớ theo nhiều cách khác nhau nhưng cần yêu cầu thể hiện được các nội dung sau: - Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm đáng nhớ của em. 1.0-1.5 Viết bài văn kể lại trãi - Thân bài: Kể lại diễn nghiệm đáng nhớ chưa đầy đủ biến của trải nghiệm. hoặc chưa sâu + Trải nghiệm đó diễn ra như thế nào? 0.5 Bài viết chung chung, sơ sài + Tâm trang của em ra sao? 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không - Kết bài: Kết thúc trải làm bài nghiệm và ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân, khiến em nhận ra mình chin chắn, sâu sắc hơn. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4.Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí
  13. 0.5 Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt suy nghĩ, quan điểm 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0.0 Chưa có sáng tạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2