intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 6 Thời gian: 90 phút MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN- LỚP 6 I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Nhận Thông Vận V. dụng Kĩ Nội dung/đơn vị kĩ biết hiểu dụng cao Tổng TT năng năng (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc- 1 hiểu 4 0 3 1 0 2 0 0 10 Văn bản truyện Tỉ lệ % điểm 20 15 10 15 60 2 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 Viết bài văn kể lại một trải nghiệm Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 10 10 10 0 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 30 35 25 10 100
  2. II. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ Nội nhận thức dung/Đơn TT Chủ Mức độ đánh giá Vận vị kiến Nhận Thông Vận đề dụng thức biết hiểu dụng cao 1 Đọc Nhận biết: hiểu Văn bản - Nhận biết ngôi kể, nhân truyện vật, chi tiết có trong câu 3TN 2TL chuyện. 4TN 1TL - Nhận biết từ láy Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết có trong câu chuyện. Vận dụng: - Trình bày được bài học ý nghĩa câu chuyện muốn gửi gắm. - Liên hệ bản thân. 2 Viết Viết bài Nhận biết: Kiểu bài, ngôi văn kể lại kể, bố cục, xác định được trải yêu cầu của đề. nghiệm . Thông hiểu: Xác định cốt truyện, sắp xếp trình tự sự việc.... 1TL* Vận dụng: Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để viết. Vận dụng cao: Viết bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân em, dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 4TN 3TN- 2 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 20% 25% 15% 40% Tỉ lệ chung 60 40
  3. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 6 Thời gian: 90 phút ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC- HIỂU ( 6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc lóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé : - Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, hãy hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa đó có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được từng đấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.” (Sự tích hoa cúc trắng,Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên) Chọn đáp án đúng( từ câu 1-7) ghi vào giấy làm bài: Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ hai C. Ngôi kể thứ ba D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba Câu 2. Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? A. Ông lão B. Cô bé C. Người mẹ D. Bông hoa Câu 3. Cô bé khóc vì lí do gì? A. Vì bị mẹ mắng. B. Vì nhà quá nghèo. C. Vì lo lắng cho mẹ. D. Vì bị lạc trong rừng. Câu 4 .Ông lão kêu cô bé vào rừng để làm gì? A. Đi hái một bông hoa. B. Đi hái một quả táo. C. Đi đốn một bó củi khô. D. Đi tìm người chữa bệnh.
  4. Câu 5. Cô bé trong truyện là cô bé có tấm lòng như thế nào? A. Trung thực. B. Hiếu thảo. C. Nhân ái. D. Dũng cảm. Câu 6. Đoạn văn“Nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao?” thể hiện tâm trạng gì của cô bé? A. Thất vọng. B. Ngạc nhiên. C. Nghi ngờ. D. Lo lắng. Câu 7. Trong câu “Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.” Từ nào là từ láy? A. Buồn bã B. Cô bé C. Mua thuốc D. Vô cùng Trả lời câu hỏi: Câu 8( 1 đ) . Câu văn “Bông hoa đó có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được từng đấy năm.”có sử dụng biện pháp tu từ nào? Câu 9(0,5 đ). Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm tới người đọc là gì? Câu 10( 1 đ). Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ? II. VIẾT ( 4.0 điểm) Kể lại một trải nghiệm của bản thân -----------Hết------------
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC- HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 8 - So sánh 1 9 - Bài học: Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao cả. Lòng yêu 0,5 thương cha mẹ sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những gì khó khăn nhất trong cuộc sống. 10 Nêu được một số hành động của bản thân thể hiện lòng hiếu 1,0 thảo: + Giúp đỡ bố mẹ một số việc nhà trong khả năng của mình + khi cha mẹ mệt thì hỏi han, chăm sóc,…. - HS nêu được 2-3 ý đúng trở lên ghi 1 đ - HS nêu 1-2 ý đúng ghi 0,5 đ - HS nêu 1 ý đúng ghi 0,25 đ Tuỳ vào mức độ đúng sai Gv ghi điểm phù hợp II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một câu chuyện cổ tích. c. Kể lại một trải nghiệm của bản thân. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Mở bài: 2.5 - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. - Dẫn dắt chuyển ý, hấp dẫn với người đọc. + Thân bài: - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí rõ ràng. - Kết hợp kể và tả. + Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Thị Phúc Trần Thị Sen
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2