Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình
lượt xem 0
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình
- PHÒNG GD & ĐT THĂNG BÌNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: NGỮ VĂN 6- THỜI GIAN: 90 PHÚT NĂM HỌC: 2023 - 2024 Mức độ TT Tổng % điểm Nội nhận dung/ thức Kĩ đơn Thôn Vận năng vị Nhận Vận g dụng kiến biết dụng hiểu cao thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc hiểu Truyện Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 điểm 2 Viết Kể lại một trải nghiệm Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức 30 100 độ 70 Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ (kí hiệu bằng 1*). Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
- PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Năm học: 2023-2024 Thời gian: 90 phút Đề 1+Đề 2 TT Nội dung Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ năng Đơn/vị kiến Mức độ Thông hiểu Vận dụng thức Nhận biết Vận dụng đánh giá cao 1 Đọc hiểu Truyện đồng Nhận biết: 1 TL thoại - Nhận biết 3TN+1TL được 1TL những dấu 4 TN hiệu đặc trưng của truyện đồng thoại: Thể loại, PTBĐ, ngôi kể, lời người kể chuyện, nhận biết được đặc điểm của nhân vật - Nhận biết được phép tu từ nhân hóa, nhận biết được từ láy. Thông hiểu: - Hiểu
- được tính tượng trưng của chi tiết trong truyện - Hiểu được nghĩa của từ - Hiểu được ý nghĩa hành động của nhân vật - Hiểu được mục đích hành động của nhân vật. - Hiểu được nội dung đoạn trích Vận dụng: -Trình bày được bài học cần rút ra của bản thân với vấn đề đặt ra trong đoạn trích. - Trình bày được nhận thức về vấn đề đặt ra trong đoạn trích đối với cuộc sống thực tế. 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL* văn kể lại Nhận biết được yêu một trải cầu của đề nghiệm kể lại một đáng nhớ trải nhất của nghiệm. bản thân Thông hiểu: Kể
- khi còn là đúng về nội học sinh dung, về hình thức Tiểu học. (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng kể, dùng từ, viết câu. - Viết được văn bản kể lại một trải nghiệm Vận dụng cao: - Viết được văn bản tự sự kể lại một trải nghiệm của bản thân. Tổng số 4 TN 3TN+1TL 1TL 2 TL Tỉ lệ % 20 25 10 45 Tỉ lệ chung 45% 55% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm
- PHÒNG GD & ĐT THĂNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Điểm TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: NGỮ VĂN 6- THỜI GIAN: 90 PHÚT Tên: ………………………..Lớp….. NĂM HỌC: 2023 - 2024 Đề số 1: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được. Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
- Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. (Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng) A. Trắc nghiệm (3.5 điểm) Lựa chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Câu 1. Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì? a. Truyện đồng thoại b. Truyền thuyết c. Truyện cổ tích d. Truyện truyền kì Câu 2. Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai ? a. Lời của nhân vật Thỏ b. Lời của nhân vật Nhím b. Lời của người kể chuyện d. Lời của nhân vật Thỏ và nhân vật Nhím Câu 3. Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy? a. gió bấc b. lất phất c. cành cây d. xù lông Câu 4. Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên? a. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người. b. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. c. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ. d. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn. Câu 5. Chi tiết nào miêu tả Nhím và Thỏ khiến em liên tưởng đến đặc điểm của con người? a. Thỏ đuổi theo. b. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. c. Một chú Nhím vừa đi đến. d. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. Câu 6. Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì? a. quay tròn, không giữ được thăng bằng. b. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại. c. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng. d. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại. Câu 7. Em học hỏi được điều gì từ Nhím qua hành động: “Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ”? a. Khuyên người gặp nạn tránh xa nguy hiểm. b. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn. c. Thương cảm cho người gặp nạn. d. Đừng nên quan tâm đến người gặp nạn vì dễ gặp nguy hiểm. B. Tự luận (2.5 điểm): Câu 8 (1.0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 9 (1.0 điểm) Thông qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?
- Câu 10 (0.5 điểm) Theo em, trong cuộc sống có phải lúc nào thấy người khác gặp nạn là mình cũng trực tiếp lao vào cứu giúp ngay không? Vì sao ? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của bản thân khi còn là học sinh Tiểu học. *****************Hết ****************** PHÒNG GD & ĐT THĂNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Điểm TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: NGỮ VĂN 6- THỜI GIAN: 90 PHÚT Tên: ………………………..Lớp….. NĂM HỌC: 2023 - 2024 Đề số 2: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được. Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
- Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim. Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. (Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng) A. Trắc nghiệm (3.5 điểm) Lựa chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ? a. Miêu tả b. Tự sự c. Nghị luận d. Biểu cảm Câu 2. Đoạn trích trên được kể ở ngôi thứ mấy ? a. Ngôi thứ nhất b. Ngội thứ hai c. Ngôi thứ ba d. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3. Trong các câu sau, đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật? a. Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. b. - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! c. Thỏ thấy Nhím liền nói: d. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. Câu 4. Trong câu : “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật” sử dụng phép tu từ gì? a. So sánh b. Nhân hóa c. Ẩn dụ d. Điệp ngữ Câu 5. Em học hỏi được điều gì từ Nhím qua hành động: “Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ”? a. Khuyên người gặp nạn tránh xa nguy hiểm. b. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn. c. Thương cảm cho người gặp nạn. d. Đừng nên quan tâm đến người gặp nạn vì dễ gặp nguy hiểm. Câu 6. Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì? a. quay tròn, không giữ được thăng bằng. b. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại. c. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại. d. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng. Câu 7. Nhím giúp đỡ Thỏ là vì : a. Hi vọng sau này Nhím gặp khó khăn thì Thỏ sẽ giúp lại mình. b. Vì Thỏ cầu xin Nhím cứu giúp c. Nhím là người bạn tốt, yêu thương bạn bè d. Vì Thỏ rất hiền lành nên Nhím mới thương và giúp đỡ. B. Tự luận (2.5 điểm): Câu 8 (1.0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích ?
- Câu 9 (1.0 điểm) Thông qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? Câu 10 (0.5 điểm) Theo em, trong cuộc sống có phải lúc nào thấy người khác gặp nạn thì mình cũng trực tiếp lao vào cứu giúp ngay không? Vì sao ? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của bản thân khi còn là học sinh Tiểu học. *****************Hết ****************** PHÒNG GD & ĐT THĂNG BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK II TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: NGỮ VĂN 6- THỜI GIAN: 90 PHÚT NĂM HỌC: 2022 - 2023 Đề 1+Đề 2 Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6,0 Đề 1 Đề 2 1 a b 0,5
- 2 b c 0,5 3 b b 0,5 4 a b 0,5 5 d b 0,5 6 c d 0,5 7 b c 0,5 8 Đoạn trích trên kể về sự giúp đỡ nhiệt tình của Nhím đối với Thỏ qua những 1,0 hành động đẹp. 9 Bài học rút ra từ câu chuyện trong đoạn trích là: - Có lòng nhân ái, yêu thương mọi người - Cần biết cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. - Cần nhanh nhạy, linh hoạt, biết cách xử lí tình huống khi gặp khó khăn,… HS trả lời như ý trên hoặc được 2 trong 3 ý trên 1.0 HS trả lời được 1 ý trên 0.75 HS trả lời được 1 ý nhưng diễn đạt không rõ ràng (diễn đạt kém) 0.5 HS không trả lời được ý nào hoặc có trả lời nhưng không đúng ý 0.0 10 Trong cuộc sống không phải lúc nào thấy người gặp nạn cũng trực tiếp lao vào cứu giúp ngay mà phải bình tĩnh xem xét nhanh sự việc. Nếu tình thế sự việc phù hợp với khả năng của mình thì lao vào cứu giúp ngay còn ngoài khả năng của mình, có tính chất nguy hiểm thì nên nhờ sự hỗ trợ của mọi người xung quanh như là: kêu cứu, gọi điện thoại cho những người, cơ quan , tổ chức làm công tác cứu trợ…. HS trả lời được như trên hoặc ý tương đương 0.5 HS trả lời có và giải thích hoặc không giải thích 0.25 HS trả lời không và giải thích không rõ ràng 0.25
- II VIẾT 4,0 * Yêu cầu chung: 1. Thể loại: Tự sự. 0.25 2. Nội dung: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của bản thân khi còn là 0.25 học sinh Tiểu học. 3. Hình thức: - Bố cục bài văn chặt chẽ, rõ ràng. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp... - Trình bày sạch đẹp. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể có cấu trúc bài làm theo nhiều cách nhưng cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: a. Mở bài: 0.5 Giới thiệu câu chuyện b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện. 2.0 - Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan. - Kể lại các sự việc trong câu chuyện (- Yêu cầu: + Sử dụng nhất quán từ ngữ xưng hô + Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.) c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết. 0.5 * Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. * Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để 0.25 bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. *Lưu ý: Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm, giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để định điểm thích hợp. Cần khuyến khích những bài viết sáng tạo trong cách kể và cảm xúc chân thật, trong sáng.
- . PHÒNG GD & ĐT THĂNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Điểm TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: NGỮ VĂN 6- THỜI GIAN: 90 PHÚT Tên: ………………………..Lớp….. NĂM HỌC: 2023 - 2024 Đề : I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được. Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim. Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. (Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng) A. Trắc nghiệm (3.5 điểm) Lựa chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Câu 1. Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì? d. Truyện đồng thoại b. Truyền thuyết d. Truyện cổ tích d. Truyện truyền kì Câu 2. Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai ? b. Lời của nhân vật Thỏ b. Lời của nhân vật Nhím e. Lời của người kể chuyện d. Lời của nhân vật Thỏ và nhân vật Nhím
- Câu 3. Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy? b. gió bấc b. lất phất c. gốc đa d. xù lông Câu 4. Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên? a. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người. b. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. c. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ. d. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn. Câu 5. Chi tiết nào miêu tả Nhím và Thỏ khiến em liên tưởng đến đặc điểm của con người? a. Thỏ đuổi theo. b. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. c. Một chú Nhím vừa đi đến. d. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. Câu 6. Câu văn: “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật” sử dụng phép tu từ nào ? a. So sánh b. Nhân hóa c. Ẩn dụ d. Điệp ngữ Câu 7. Em học hỏi được điều gì từ Nhím qua hành động: “Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ”? a. Khuyên người gặp nạn tránh xa nguy hiểm. b. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn. c. Thương cảm cho người gặp nạn. d. Đừng nên quan tâm đến người gặp nạn vì dễ gặp nguy hiểm. Câu 8.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 28 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 40 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
7 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 26 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
5 p | 11 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
13 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn