Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An
lượt xem 3
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An
- UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề chung của trường. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức Tổng độ Nội nhận dung thức Kĩ / đơn Thôn Vận TT năng vị Nhận g Vận dụng kiến biết dụng hiểu cao thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q Truyệ Đọc n 1 4 0 3 1 0 2 0 0 10 hiểu đồng thoại Tỉ lệ % 20 15 10 15 60 điểm Kể lại một trải Viết 2 nghiệ 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 m của bản thân Tỉ lệ 10 10 10 10 40 điểm từng
- loại câu hỏi Tỉ lệ % điểm các mức độ 30 35 25 10 100 nhận thức IV. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Mức độ Thông TT Kĩ năng Đơn vị Nhận Vận dụng đánh giá hiểu Vận dụng kiến thức biết cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận đồng thoại biết: 2 TL - Nhận biết thể 4 TN 3 TN loại, ngôi 1 TL kể, từ láy - Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. Thông hiểu: - Hiểu được tính
- cách nhân vật thông qua các chi tiết - Hiểu được nghĩa của từ; công dụng dấu ngoặc kép. - Biện pháp tu từ và tác dụng. Vận dụng: - Cảm nhận về nhân vật - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. 2 Viết Kể lại một Nhận trải biết: nghiệm - Xác 1TL* 1TL* 1TL* của bản định được thân. cấu trúc bài văn kể lại trải nghiệm của bản 1TL* thân. - Xác định được kiểu bài văn kể lại trải nghiệm của bản
- thân; được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ. Thông hiểu: - Giới thiệu được thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan. - Tập trung vào những sự việc đã xảy ra. - Sử dụng các yếu tố của truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện... Vận dụng: - Thể hiện được cảm xúc của người viết trước
- những sự việc được kể. - Rút ra bài học cho bản thân - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng các biện pháp tu từ để viết bài. Vận dụng cao: - Có sáng tạo trong diễn đạt, lời văn có giọng điệu, bài văn giàu hình ảnh. - Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, từ láy. Tổng 4TN 3TN 2 TL 1*TL 1TL 1 TL 1*TL 1*TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
- UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: ANH CÚT LỦI (Thấy Cun Cút cứ phải sợ hãi, trốn tránh, không có một ngôi nhà để ở, Ong thợ khuyên Cun Cút nên làm một ngôi nhà...)
- - Nên có một ngôi nhà để ở. Khi ta đã có được một ngôi nhà vững chắc, có rào giậu tử tế thì không phải lủi, phải tránh gì nữa. Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được. Cun cút vỡ lẽ gật gù... ...Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và tỉ mỉ. Đến lúc phải bắt tay vào việc, nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã”. Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi bắt đầu cũng được chứ sao! Đêm qua phải lủi mấy lần mệt quá! Hôm nay phải nghỉ cái đã, nhất là phải ngủ thêm một giấc. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon”. Cun Cút chui vào bụi, ngủ gà ngủ gật. Một ngày nữa đã trôi qua... Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc. Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự định. Ong thợ gặp Cun Cút hỏi: - Nhà cửa đã xong chưa? - Chưa xong gì cả. - Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi? - Cũng chưa có gì cả. - Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết. Nhưng đã nghĩ là phải làm. Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai làm một việc có thể làm ngay hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức của sự tránh việc, của sự lười biếng. Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà. Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi. (Theo Võ Quảng, Những truyện hay viết cho thiếu nhi) Lựa chọn đáp án đúng: (3.5 điểm) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại A. truyện cổ tích C. truyện truyền thuyết B. truyện đồng thoại D. truyện ngụ ngôn Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai D. Không xác định được Câu 3. Từ nào không phải là từ láy trong các từ sau: A. gật gù C. trốn tránh B. tỉ mỉ D. mon men Câu 4. Dấu ngoặc kép trong câu sau dùng để làm gì? Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã”. A. Đánh dấu đoạn hội thoại của nhân vật C. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt B. Trích dẫn ý nghĩ trực tiếp của nhân vật D. Trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật Câu 5. Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để làm nổi bật lên tính cách của nhân vật này? A. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. B. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.
- C. Hôm nay phải nghỉ cái đã, nhất là phải ngủ thêm một giấc. D. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon. Câu 6. Em hiểu nghĩa của từ “ngủ gà ngủ gật” trong câu “Cun Cút chui vào bụi, ngủ gà ngủ gật” là A. ngủ liên tục cả một ngày C. ngủ ngon giấc, say sưa B. ngủ lơ mơ, không sâu giấc D. ngủ giống tư thế của con gà. Câu 7. Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc họa thông qua yếu tố nào? A. Hành động. C. Suy nghĩ. B. Lời nói. D. Trang phục. Trả lời câu hỏi: (2.5 điểm) Câu 8. (0.5 điểm) Nêu cảm nhận của em về nhân vật Cun Cút. Câu 9. (1.0 điểm) Để khắc họa các nhân vật trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. Câu 10. (1.0 điểm) Lời nói của nhân vật Ong thợ trong đoạn trích giúp em rút ra bài học gì cho bản thân? PHẦN II. LÀM VĂN (4 điểm) Thay đổi bản thân theo hướng tích cực luôn là điều cần thiết để tiến bộ hơn. Em hãy kể lại một trải nghiệm khiến em thay đổi, tự hoàn thiện mình. ..................HẾT............... VI. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sai sót nhỏ. - Điểm toàn bài tính đúng theo quy định.
- 2. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0.5 2 A 0.5 3 C 0.5 4 B 0.5 5 A 05 6 B 0.5 7 D 0.5 8 - HS nêu được cảm nhận của bản thân phù hợp với nội dung 0.5 đoạn trích. Gợi ý: Cun Cút lười biếng, ham chơi, ngại làm việc, hứa hươu hứa vượn... (HS chỉ nêu được 1 cảm nhận thì ghi ½ số điểm HS không nêu được cảm nhận hoặc cảm nhận không phù hợp với nội dung bài học, không có bài học giáo dục thì không ghi điểm) 9 Sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nhân hóa. 0.25 Tác dụng: 0.75 - Giúp thế giới loài vật trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người - Khắc họa rõ nét tính cách của các nhân vật: Ong thợ siêng năng, Cun Cút lười biếng - Từ đó dễ dàng gởi gắm những bài học ý nghĩa, nhất là đối với thiếu nhi Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm 10 HS có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải phù hợp với nội dung đoạn trích, có tính giáo dục. Gợi ý: - Không được sống lười biếng. - Thông điệp “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. - Chỉ có chăm chỉ, cần mẫn, không ngừng cố gắng thì chúng ta mới có thể đạt được những điều mình mong muốn. .... Mức 1: rút ra ít nhất 3 bài học, diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng 1.0 Mức 2: rút ra đc 2 bài học, diễn đạt chưa rõ ràng 0.5 Mức 3: chưa rút ra được bài học hoặc bài học không phù hợp 0.0 với nội dung đoạn trích, không mang tính giáo dục II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0.25 - Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một trải nghiệm 0.25
- khiến em thay đổi, tự hoàn thiện mình. c. Hs có trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Giới thiệu khái quát về kể lại một trải nghiệm khiến em thay 0.25 đổi, tự hoàn thiện mình. * Thân bài - Thời gian, không gian xảy ra sự việc - Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: người thân, thầy cô, bạn bè… - Kể lại diễn biến + Hoàn cảnh xảy ra trải nghiệm 2.5 + Những sự kiện xảy ra trải nghiệm: Kể lần lượt những sự kiện diễn ra theo trình tự cụ thể. + Bài học rút ra được từ trải nghiệm: Trân trọng cuộc sống, yêu mến mọi người xung quanh… + Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: Bản thân trưởng thành hơn, cần sống có trách nhiệm, bản thân thay đổi, tự hoàn thiện mình... 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đối với người viết: 0.25 trân trọng trải nghiệm, học hỏi được những điều quý giá… d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, có cảm xúc, 0.25 sáng tạo trong diễn đạt, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ. ĐỀ KIỂM TRA CHO HỌC SINH HÒA NHẬP (KHUYẾT TẬT) TRƯỜNG THCS KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NGUYỄN BỈNH KHIÊM NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 6. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
- PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi sau: ANH CÚT LỦI (Thấy Cun Cút cứ phải sợ hãi, trốn tránh, không có một ngôi nhà để ở, Ong thợ khuyên Cun Cút nên làm một ngôi nhà...) - Nên có một ngôi nhà để ở. Khi ta đã có được một ngôi nhà vững chắc, có rào giậu tử tế thì không phải lủi, phải tránh gì nữa. Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được. Cun cút vỡ lẽ gật gù... ...Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và tỉ mỉ. Đến lúc phải bắt tay vào việc, nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã”. Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi bắt đầu cũng được chứ sao! Đêm qua phải lủi mấy lần mệt quá! Hôm nay phải nghỉ cái đã, nhất là phải ngủ thêm một giấc. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon”. Cun Cút chui vào bụi, ngủ gà ngủ gật. Một ngày nữa đã trôi qua... Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc. Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự định. Ong thợ gặp Cun Cút hỏi: - Nhà cửa đã xong chưa? - Chưa xong gì cả. - Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi? - Cũng chưa có gì cả. - Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết. Nhưng đã nghĩ là phải làm. Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai làm một việc có thể làm ngay hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức của sự tránh việc, của sự lười biếng. Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà. Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi. (Theo Võ Quảng, Những truyện hay viết cho thiếu nhi) Lựa chọn đáp án đúng: (4.5 điểm) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại A. truyện cổ tích C. truyện truyền thuyết B. truyện đồng thoại D. truyện ngụ ngôn Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai D. Không xác định được Câu 3. Từ nào không phải là từ láy trong các từ sau: A. gật gù C. trốn tránh B. tỉ mỉ D. mon men
- Câu 4. Dấu ngoặc kép trong câu sau dùng để làm gì? Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã”. A. Đánh dấu đoạn hội thoại của nhân vật C. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt B. Trích dẫn ý nghĩ trực tiếp của nhân vật D. Trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật Câu 5. Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để làm nổi bật lên tính cách của nhân vật này? A. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. B. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã. C. Hôm nay phải nghỉ cái đã, nhất là phải ngủ thêm một giấc. D. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một giấc ngủ ngon. Câu 6. Em hiểu nghĩa của từ “ngủ gà ngủ gật” trong câu “Cun Cút chui vào bụi, ngủ gà ngủ gật” là A. ngủ liên tục cả một ngày C. ngủ ngon giấc, say sưa B. ngủ lơ mơ, không sâu giấc D. ngủ giống tư thế của con gà. Câu 7: Bài học mà em rút ra từ lời nói của nhân vật Ong thợ II. TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. ( chỉ cần viết đoạn/ viết câu…) ………………. HẾT …………… HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ KIỂM TRA CHO HỌC SINH HÒA NHẬP (KHUYẾT TẬT) Môn: Ngữ văn, Lớp 6 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Tôn trọng những bài làm của học sinh. B. Đáp án và thang điểm
- Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0.75 2 A 0.75 3 C 0.75 4 B 0.75 5 A 0.75 6 B 0.75 7 HS có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải phù 1.5 hợp với nội dung đoạn trích, có tính giáo dục. Gợi ý: - Không được sống lười biếng. - Thông điệp “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. - Chỉ có chăm chỉ, cần mẫn, không ngừng cố gắng thì chúng ta mới có thể đạt được những điều mình mong muốn.... Học sinh rút ra được một bài học được 0,5 điểm II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0.25 - Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một trải nghiệm sâu sắc 0.25 của em c. Hs có trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài/ Mở đoạn Giới thiệu khái quát về kể lại một trải nghiệm khiến em thay 0.25 đổi, tự hoàn thiện mình. * Thân bài/ Thân đoạn - Thời gian, không gian xảy ra sự việc 2.75 - Kể lại diễn biến câu chuyện * Kết bài/ Kết đoạn Khái quát lại về cảm xúc/ bài học của trải nghiệm 0.25 d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 28 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 40 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
7 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 26 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
5 p | 11 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
13 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn