intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức, Hiệp Đức (Đề 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức, Hiệp Đức (Đề 1)” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức, Hiệp Đức (Đề 1)

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ I- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG PTDTNT THCS HIỆP ĐỨC Môn: NGỮ VĂN LỚP 7 Họ và tên:…………………………................. Thời gian làm bài: 90 phút (KKTGGĐ) Lớp: 7 / …… Chữ kí Chữ kí Điểm bằng số Điểm bằng chữ Lời phê Người coi Người chấm MÃ ĐỀ 01 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: ĐƯA CON ĐI HỌC (Tế Hanh) Sáng nay mùa thu sang Cha đưa con đi học Sương đọng cỏ bên đường Nắng lên ngời hạt ngọc Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu? Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước. Thu 1964 (In trong Khúc ca mới, NXB Văn học,) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Từ “đầu” và “đâu” ở khổ thơ thứ hai của bài thơ có cách gieo vần như thế nào? Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu? A. Gieo vần cách. B. Gieo vần liền kết hợp vần cách. C. Gieo vần liền. D. Gieo vần linh hoạt. Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" là cụm từ gì? A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ C. Cụm động từ D. Cụm chủ vị Câu 5. Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”? A. Có cảm giác sợ sệt trước những điều mới lạ
  2. B. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen C. Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi việc D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về Câu 6. Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây có tác dụng gì? “Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước” A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người. B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ. C. Làm cho sự vật được miêu tả hiện lên sinh động, gần gũi, gợi hình, gợi cảm. D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn. Câu 7. Chủ đề của bài thơ là gì? A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8: Hãy nêu tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu thơ dưới đây? “Hương lúa tỏa bao la” Câu 9. Theo em người cha muốn nhắn nhủ điều gì với con qua hai câu thơ sau? Con ơi đi với cha Trường của con phía trước. Câu 10. Từ tình cảm của người cha trong đoạn thơ, em thấy mình cần làm gì để đền đáp tình cảm với cha mẹ của mình? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. BÀI LÀM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
  3. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG PTDTNT THCS Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7 HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1: A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B C A C B C D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận: Câu 8: (1,0 điểm) Việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu thơ nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể hóa mức độ tỏa hương thơm của lúa. Câu 9: (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh có thể nêu được các HS có nêu được nhưng Trả lời sai hoặc không trả cách hiểu khác nhau, song cần phù diễn đạt câu văn chưa đủ ý, lời. hợp với nội dung câu thơ, đảm thiếu chặt chẽ, sâu sắc. bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Gợi ý: Cha muốn nhắn nhủ với con: Con cố gắng chăm lo học hành, bước chân của con luôn có cha đồng hành trên mọi chặng đường,… Câu 10 (1,0 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu những việc làm, Học sinh nêu được 1 trong 3 Trả lời nhưng hành động có ý nghĩa sâu sắc, có việc làm, hành động phù hợp không chính xác, tính nhân văn phù hợp với chuẩn với chuẩn mực đạo đức của con không liên quan đến mực đạo đức của con người. người hoặc nêu được những câu hỏi, hoặc không Gợi ý: việc làm nhưng diễn đạt chưa trả lời. - Biết hiếu thảo, vâng lời, kính thật chặt chẽ, sâu sắc, toàn diện. trọng, quan tâm, yêu thương bố mẹ. - Biết chia sẻ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức;
  4. - Thấu hiểu nỗi lòng, kì vọng của cha mẹ, chăm lo học hành đem lại niềm vui cho gia đình… Phần II: VIẾT (4 điểm) PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 ĐIỂM) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc đoạn văn 0,5 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc đoạn văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở đoạn, thân đoạn, - Mở đoạn: Giới thiệu kết đoạn; phần thân đoạn: biết tổ chức thành nhan đề bài thơ và tên tác nhiều câu văn liên kết chặt chẽ với nhau. giả. Nêu ấn tượng, cảm 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng thân đoạn diễn đạt xúc chung về bài thơ. không đầy đủ ý. - Thân đoạn: Diễn tả 0.0 Chưa viết được đoạn văn cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc chung của người viết về bài thơ. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm HS diễn tả cảm xúc của mình theo những cách Đoạn văn có thể trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: theo nhiều cách khác Cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài nhau nhưng cần thể hiện 0.25 điểm thơ. được các ý sau: - Về thể thơ, số tiếng trong mỗi dòng; - Nội dung của bài thơ là 0.75 điểm - Cách gieo vần, nhịp thơ, hình ảnh đặc sắc, gì? Cảm xúc chung của các biện pháp tu từ…; em với bài thơ? 1 điểm - Tình cảm, cảm xúc, thông điệp của tác giả - Các chi tiết trong bài gửi gắm qua bài thơ. thơ và nghệ thuật của bài thơ có ý nghĩa gì trong việc thể hiện tình cảm, 1.0- 1.5 - HS ghi lại được cảm xúc về nội dung, tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ? thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ. - Nét độc đáo của bài thơ. - Chưa nêu rõ cảm xúc về vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ: thể thơ, biện pháp tu từ… 0.5 HS ghi lại cảm xúc còn chung chung không cụ thể hoặc diễn đạt không đúng kiểu bài sa vào kể và miêu tả. 0.0 HS chưa viết được đoạn văn 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu,
  5. các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 5. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt tình cảm, cảm xúc 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0.0 Chưa có sáng tạo ……………Hết…………….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1