Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn
lượt xem 2
download
Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn
- PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau MẸ Lưng mẹ còng rồi Ngày con còn bé Ngẩng hỏi giời vậy Cau thì vẫn thẳng Cau mẹ bổ tư Sao mẹ ta già? Cau - ngọn xanh rờn Giờ cau bổ tám Không một lời đáp Mẹ - đầu bạc trắng Mẹ còn ngại to! Mây bay về xa. Cau ngày càng cao Một miếng cau khô Mẹ ngày một thấp Khô gầy như mẹ Cau gần với giời Con nâng trên tay Mẹ thì gần đất! Không cầm được lệ (Đỗ Trung Lai, In trong Đêm sông Cầu, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2023) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ tự do B. Thơ 4 chữ C. Thơ 5 chữ D. Thơ 6 chữ Câu 2. Các dòng thơ trong khổ thơ 1 được ngắt nhịp như thế nào? A. 2/2 B. 3/1 và 2/2 C. 2/2 và 1/3 D. 1/1/2 Câu 3. Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ có cách gieo vần như thế nào? A. Gieo vần lưng. B. Gieo vần cách. C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân. D. Gieo vần linh hoạt. Câu 4. Đoạn thơ sau có mấy số từ? Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ A. một B. hai
- C. ba D. bốn Câu 5. Bài thơ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? A. Lời của người con, thể hiện tình cảm yêu thương xót xa, ngậm ngùi trước tuổi già của mẹ. B. Lời của người con, thể hiện tình cảm thương nhớ quê nhà, thương nhớ mẹ. C. Lời của người mẹ nói với con, thể hiện tình cảm mẹ dành cho con, yêu thương che chở. D. Lời của người mẹ nói với con, thể hiện cảm xúc lo lắng trước tuổi già của mình. Câu 6. Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ “Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ” có tác dụng gì? A. Giúp hình ảnh người mẹ hiện lên rõ ràng, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. B. Giúp cho hình ảnh cau khô hiện lên rõ ràng, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. C. Giúp cho việc thể hiện tình cảm của người con được rõ ràng cụ thể hơn. D. Giúp cho việc thể hiện sự hy sinh của người mẹ dành cho con được rõ ràng cụ thể hơn. Câu 7. Nghĩa của từ “cầm” trong câu thơ “Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ” A. Thể hiện hành động lau dòng nước mắt đang rơi. B. Thể hiện tâm trạng đau đớn. C. Thể hiện tình cảm dồn nén, chứa đựng xót xa. D. Thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của người con. Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 8. Hình ảnh “mẹ” trong bài thơ được đặt trong sự tương phản với hình ảnh “cau”. Em hãy cho biết sự tương phản này có tác dụng gì? Câu 9. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong bài thơ? Câu 10. Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ trên. ---------- Hết ---------
- PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phầ Câu Nội dung Điểm n ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 I 4 A 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 Tác dụng sự tương phản giữa hình ảnh “mẹ” với hình ảnh “cau”: 1,0 Thể hiện nỗi xót xa ngậm ngùi của người con khi đối diện tuổi già của mẹ. 9 - Học sinh viết được đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của bản thân về hình 1,0 ảnh người mẹ trong bài thơ. Gợi ý: - Người mẹ đang già đi theo năm tháng. - Người mẹ suốt đời hi sinh cho con. …. - HS nêu được 1 ý tương tự như trên. 0,5 - HS không trả lời hoặc trả lời sai. 0.0 10 - Học sinh nêu được thông điệp bài thơ, có ý nghĩa sâu sắc, phù hợp 0,5 với bản thân. Gợi ý: - Thông điệp từ bài thơ: mỗi chúng ta hãy trân trọng giây phút bên cạnh mẹ của mình, thể hiện tình cảm yêu thương thông qua các hành động và lời nói với mẹ mình.
- - Học sinh nêu được thông điệp rút ra từ bài thơ, phù hợp nhưng chưa 0,25 sâu sắc, diễn đạt chưa thật rõ. - Trả lời nhưng không chính xác, không liên quan đến đoạn trích, 0,0 hoặc không trả lời. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn biểu cảm 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của 0.25 bản thân sau khi đọc xong bài thơ c. Nêu được cảm xúc của bản thân sau khi đọc xong bài thơ. 3.0 HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: * Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng cảm xúc chung về bài thơ. *Thân đoạn: - Hình ảnh người mẹ + Hình ảnh mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau - một loài cây đã quen thuộc ở làng quê Việt Nam. + Những hình ảnh về “mẹ” và “cau”: lưng mẹ “còng” - cau “thẳng” cau “ngọn xanh rờn” - mẹ “đầu bạc trắng” cau “ngày càng cao” - mẹ “ngày một thấp” cau “gần giời” - mẹ “gần đất” => Người mẹ ngày một già đi theo năm tháng, thời gian. - Tình cảm của người con dành cho mẹ + Hình ảnh so sánh “một miếng cau khô/khô gầy như mẹ”: Xót xa, đau đớn khi tuổi tác của mẹ ngày càng lớn, sức khỏe ngày càng yếu đi. + “Con nâng trên tay”: Thái độ trân trọng, nâng niu của người con dành cho mẹ. + “Không cầm được lệ”: Nỗi xót xa, cay đắng bị dồn nén. + Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”: Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. + Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. => Niềm thương cảm, nỗi xót xa và sự trân trọng dành cho người mẹ. * Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, có tìm tòi, phát hiện độc đáo, mới lạ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn