Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn
- UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG PTDTBT THCS PHƯỚC CHÁNH NĂM HỌC: 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: Điểm: Nhận xét của Giáo viên:
……………………………….
Lớp : 7/…….
I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
MẸ YÊU
Chín tháng mười ngày
Mẹ nâng niu con
Khi được vuông tròn
Mẹ chăm mẹ bẵm
Tuổi xanh tươi thắm
Đến lúc bạc đầu
Mẹ vẫn lo âu
Con mình bé bỏng
Từng đêm trông ngóng
Con ngủ bình yên
Tiếng nói dịu hiền
Mẹ khuyên con học
Nhận bao khó nhọc
Mẹ bao bọc con
Khôn lớn vẫn còn
Cơm no, áo ấm
Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả
Trời cao hỷ xả
Xin nhận lời con
Để mẹ mãi còn
Bên con mãi mãi!
(Nguyễn Thị Oanh)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ. B. Thơ lục bát.
C. Thơ năm chữ. D. Thơ tự do.
Câu 2. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?
A. Gieo vần cách. B. Gieo vần linh hoạt.
C. Gieo vần chân. D. Gieo vần lưng.
Câu 3. Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự. B. Miêu tả.
C. Nghị luận. D. Biểu cảm.
- Câu 4. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ: “Tuổi xanh tươi
thắm/Đến lúc bạc đầu”?
A. So sánh. B. Nhân hóa.
C. Điệp ngữ. D. Ẩn dụ.
- Câu 5. Câu thơ: “Trời cao hỷ xả/Xin nhận lời con/Để mẹ mãi còn/Bên con mãi mãi!”
?gửi gắm cho chúng ta thông điệp gì
- .B. Niềm tự hào của người con
.A. Nỗi nhớ nhung của người con
.D. Lòng trung thành của người con .C. Lòng biết ơn của người con
Câu 6. Câu thơ: “Mồ hôi mẹ thấm/Bước đường con đi” nói lên điều gì?
A. Sự hi sinh thầm lặng của con dành cho mẹ.
B. Sự hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho con.
C. Sự hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho cha.
D. Sự hi sinh thầm lặng của cha dành cho con.
Câu 7. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu thơ “Nhận bao khó
nhọc/Mẹ bao bọc con” có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh sự vất vả của mẹ. B. Nhấn mạnh lòng biết ơn.
C. Nhấn mạnh sự đau thương. D. Nhấn mạnh sự vị tha.
- ?Câu 8. Câu thơ : “Mẹ chẳng có gì/Ngoài con tất cả” nói lên điều gì
- ?Câu 9. Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân
- ?Câu 10. Là một người con, em sẽ làm gì để đền đáp lại công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ
- (II. VIẾT (4.0 điểm
Em hãy tóm tắt một câu chuyện cổ tích mà em đã được đọc hoặc được nghe người
khác kể lại.
(Lưu ý : Độ dài từ 10 – 15 câu. Lựa chọn các tác phẩm truyện ngoài chương trình
sách giáo khoa.)
--HẾT--