intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình

  1. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 7 HUỲNH THÚC KHÁNG Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra Có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Nửa đêm em tỉnh giấc Bước ra hè em nghe Nghe tiếng sương đọng mật Đọng mật trên cành tre Nghe ri rỉ tiếng sâu Nó đang thở cuối tường Nghe rì rầm rặng duối Há miệng đòi uống sương Nghe hàng chuối vườn em Gió giở mình trăn trở Chuột chạy giàn bí đỏ Loáng vỡ ánh trăng vàng Cây cau nó bức quá Phành phạch quạt liên hồi Một tiếng gì không rõ Xôn xao cả đất trời… (Nửa đêm tỉnh giấc, Trần Đăng Khoa, 1967) * Thông tin bài thơ: Bài thơ là một lời tặng kính cho nhà thơ Huy Cận, một trong những người bạn thân của Trần Đăng Khoa. Theo nhà thơ, bài thơ được viết sau khi ông tỉnh giấc vào một đêm trăng sáng và bước ra hè nghe những âm thanh của thiên nhiên. (1) Đọng mật: tượng trưng cho sự ngọt ngào, thanh bình hoặc những điều tốt đẹp, giản dị trong cuộc sống. (2) Loáng vỡ: Sự phản chiếu hay tỏa sáng của ánh trăng một cách bất chợt, lung linh và huyền ảo * Chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ
  2. C. Thơ song thất lục bát D. Thơ lục bát Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ trên được ngắt nhịp theo cách nào? A. Nhịp 1/2/2 và 2/3 B. Nhịp 1/4 và 2/2/1 C. Nhịp 2/3 và 3/2 D. Nhịp 3/2 và 1/4 Câu 3 (0.5 điểm): Các vần “ương” trong các tiếng “tường - sương” ở những dòng thơ sau sử dụng kiểu gieo vần nào? “Nghe ri rỉ tiếng sâu Nó đang thở cuối tường Nghe rì rầm rặng duối Há miệng đòi uống sương” A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần liền D. Vần hỗn hợp Câu 4 (0.5 điểm): Hai câu thơ “Nghe hàng chuối vườn em / Gió trở mình trăn trở” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ B. Nhân hoá C. Điệp ngữ D. So sánh Câu 5 (0.5 điểm): Điệp từ “nghe” trong bài thơ có ý nghĩa gì? A. Làm cho nội dung bài thơ lủng củng, khó tiếp nhận. B. Nhấn mạnh trời đã về khuya, vạn vật đã chìm trong giấc ngủ. C. Nhấn mạnh sự nhạy cảm và chú ý của tác giả đối với âm thanh và không gian xung quanh. D. Nhấn mạnh sự mất ngủ của nhà thơ là vì các âm thanh xung quanh quá lớn. Câu 6 (0.5 điểm): Từ “ánh trăng” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Động từ C. Tính Từ D. Số từ Câu 7 (0,5 điểm): Em hiểu câu thơ cuối “Xôn xao cả đất trời…” như thế nào? A. Gợi sự xáo động tinh tế của vũ trụ và tâm trạng bồn chồn của con người. B. Gợi cảm giác lo lắng, suy tư của con người trước cảnh vật thiên nhiên. C. Gợi sự xáo trộn mạnh mẽ, ồn ào của thiên nhiên làm con người tỉnh giấc. D. Gợi ra không gian nhỏ bé, hạn hẹp, không có gì hấp dẫn con người. Câu 8 (1 điểm): Bài thơ có phải đơn thuần là viết về thiên nhiên làng quê vào giữa đêm khuya không hay còn thể hiện điều gì? Câu 9 (1 điểm): Trong bài thơ trên em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao? Câu 10 (0.5 điểm): Viết đoạn văn (4-5 câu) thể hiện tình yêu quê hương của em qua một hình ảnh cụ thể. II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Nửa đêm tỉnh giấc” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2