intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số Lĩnh vực cao nội dung I. Đọc hiểu - Tên văn bản, - Nội dung, Bày tỏ ý Tiêu chí lựa tác giả, phương nghệ thuật kiến/ cảm chọn ngữ liệu: thức biểu đạt, của đoạn trích nhận của Đoạn văn bản - Biện pháp tu từ cá nhân về - Nghĩa chuyển, vấn đề (từ phương thức đoạn trích). chuyển nghĩa - Số câu 3.0 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn II. Làm văn thuyết minh - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) BẢNG ĐẶC TẢ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Nhận ra tên văn - Bày tỏ ý kiến/ Đọc – hiểu văn bản, tác giả, cảm nhận của bản phương thức biểu - Hiểu được cá nhân về vấn đạt chính của đoạn giá trị nội đề được đặt ra trích. dung, nghệ từ đoạn trích - Nhận biết được thuật của nghĩa chuyển, đoạn trích phương thức chuyển nghĩa - Nhận biết biện pháp tu từ nổi bật và tác dụng Tạo lập văn bản thuyết Tạo lập văn minh về chiếc bản nón lá.
  3. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC-HIỂU ( 5,0 điểm ) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (SGK Ngữ văn 9 - tập 1) Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? Câu 2: (1,0 điểm) Các từ cửa, ngọn, chân, mặt trong đoạn thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì được chuyển theo phương thức nào? Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật có trong đoạn trích? Câu 4: (1,0 điểm) Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? Câu 5: (1,0 điểm) Trong thời đại ngày nay, nếu không may em bị bắt giam, em có để mình chìm đắm trong nỗi buồn triền miên như Thúy Kiều hay không? Vì sao? II. TẠO LẬP VĂN BẢN ( 5,0 điểm) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
  4. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI - NĂM HỌC : 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90’ (KKGĐ) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài có ý tưởng riêng và giàu chất văn - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn có thể là một bài làm có thể còn những lỗi nhỏ - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn số theo đúng quy định. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦN MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? - Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích 0,25đ - Tác giả: Nguyễn Du 0,25đ - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5đ Câu 2: Các từ cửa, ngọn, chân, mặt trong đoạn thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì được chuyển theo phương thức nào? - Được dùng theo nghĩa chuyển 0,5đ - Chuyển theo phương thức ẩn dụ 0,5đ Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật có trong đoạn trích? - Chỉ ra: Điệp ngữ Buồn trông 0,5đ - Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi buồn triền miên không dứt của Thúy Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích. 0,5đ I. ĐỌC - HIỂU Câu 4: Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của ( 5,0 điểm) đoạn trích? - Nội dung: Tâm trạng buồn nhớ quê hương gia đình, nỗi lo sợ, hãi hùng cho thân phận lạc loài và tương lai mờ 0.5 đ mịt đầy sóng gió của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. - Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình kết hợp với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, câu hỏi tu từ và 0.5đ những từ láy gợi hình ảnh, gợi tâm trạng. Câu 5: * HS có thể đồng ý hoặc không. Tùy theo cách lí giải, nếu phù hợp, thuyết phục thì cho điểm tối đa. 0,25 đ - Đồng ý - Vì khi bị bắt giam, ai cũng lo lắng, sợ hãi, buồn nhớ người 0,75đ thân, gia đình, quê hương,… thì sẽ chìm đắm vào nổi buồn không thể dứt được. - Không đồng ý 0,25 đ
  5. - Vì trong thời đại ngày nay, chúng ta có hiểu biết, có nhiều phương tiện thông tin liên lạc, có nhiều cơ quan, đoàn thể, các cấp chính quyền bảo vệ, giúp đỡ. Vì vậy không nên để mình 0,75 đ chìm đắm trong nổi buồn mà phải suy nghĩ, tìm mọi cách, mọi cơ hội liên lạc với bên ngoài, kêu gọi người khác hỗ trợ, giúp đỡ để mình thoát ra được. Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam 1. Yêu cầu chung: - Bài làm phải được tổ chức thành văn bản thuyết minh hoàn chỉnh II. TẠO - Biết vận dụng kĩ năng thuyết minh, các biện pháp nghệ thuật LẬP VĂN và yếu tố miêu tả để nội dung giới thiệu chính xác, khách quan BẢN và hữu ích về chiếc nón lá Việt Nam. ( 5,0 điểm) - Diễn đạt mạch lạc, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,… 2. Yêu cầu cụ thể a) Đảm bảo các phần của bài văn thuyết minh: Trình bày đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài 0,5 đ Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả b) Xác định đúng đối tượng thuyết minh: chiếc nón lá Việt 0,5 đ Nam c) Viết bài: Trên cơ sở những kiến thức đã học về văn thuyết minh, học sinh thực hiện trình tự thuyết minh phù hợp, đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây: Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam 0,5 đ Thân bài: Giới thiệu những nội dung về chiếc nón lá: - Hình dáng, cấu tạo - Cách làm 2,0 đ - Những nơi sản xuất nổi tiếng ở Việt Nam - Vai trò, ý nghĩa của chiếc nón lá trong đời sống sản xuất, sinh hoạt văn hóa của người dân Việt Nam. - Cách sử dụng, bảo quản chiếc nón lá Kết bài: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của chiếc nón lá 0,5 đ trong đời sống của con người Việt Nam. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn, thể hiện được những hiểu biết sâu sắc về chiếc nón lá trong đời sống sản xuất và đời sống tinh thần của người dân Việt 0,5đ Nam e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, 0,5 đ dùng từ, đặt câu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2