intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học 2021-2022 A. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: Hệ thống kiến thức cơ bản phần tiếng Việt, văn bản và tập làm văn đã học ở học kì I Ngữ Văn 9 từ tuần 1 đến tuần 8 Nhận biết và hiểu được các kiến thức đã học ở phần tiếng Việt, văn bản, tập làm văn. Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.. B. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Hình thức: Trắc nghiệm + Tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm trực tuyến; Thời gian: 60 phút . C. THIẾT LẬP MA TRẬN: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao T.Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Văn học: - Nhớ thuộc lòng - Hiểu, cảm - Hiểu, cảm Liên hệ rút - Chuyện người con các bài thơ. nhận được nhận được ra bài học gái Nam Xương. - Nhận biết tên, những nét đặc những nét đặc cho bản - Hoàng Lê nhất thống hoàn cảnh ra đời sắc về ý nghĩa sắc về ý nghĩa thân từ tác chí (trích: Hồi thứ những tác phẩm và nghệ thuật và nghệ thuật phẩm. mười bốn). (hoặc đoạn trong các mỗi trong các mỗi - Truyện Kiều: Chị em trích), tác giả, tác phẩm (hoăc tác phẩm (hoăc Thúy Kiều và Kiều ở thể loại, phương đoạn trích). đoạn trích). Lầu Ngưng Bích. thức biểu đạt. - Giải thích - Giải thích - Lục Vân Tiên cứu được một số chi được một số chi Kiều Nguyệt Nga. tiết, hình ảnh tiết, hình ảnh - Đồng chí. đặc sắc trong đặc sắc trong - Bài thơ về tiểu đội xe tác phẩm (hoặc tác phẩm (hoặc không kính. đoạn trích) đoạn trích) Số câu 4 2 1 1 8
  2. Số điểm 2 1 2 1 6 Tỷ lệ % 20 10 20 10 60 Chủ đề 2: Tiếng việt. Nhận biết khái Xác định được Các phương châm hội niệm và biết sử dụng thoại. các phương châm hội thoại Số câu 1 1 2 Số điểm 0.5 0.5 1 Tỷ lệ % 0.5 0.5 10 Chủ đề 3: Tập làm Vận dụng văn kiến thức văn Văn tự sự tự sự để viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỷ lệ % 30 30 Tổng số câu 5 3 1 1 1 11 Tổng số điểm 2,5 1,5 2 1 3 10 Tỷ lệ % 25 15 20 10 30 100
  3. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC TỔ NGỮ VĂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 60 phút I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:( 4 điểm) Câu 1: Câu văn nào nói lên cách xử sự của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng? A. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. B. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. C. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. D. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất đặc điểm của những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ? A. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam. B. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội. C. Sống giản dị, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam. D. Lái xe giỏi, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam. Câu 3: Đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí thuộc hồi thứ bao nhiêu?
  4. A. Hồi thứ 12 B. Hồi thứ 14 C. Hồi thứ 16 D. Hồi thứ 17 Câu 4: Nguyễn Du muốn nói về vẻ đẹp nào của Kiều qua câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” ? A. Trí tuệ và tâm hồn. B. Đời sống tinh thần phong phú. C. Tâm hồn đa sầu, đa cảm. D. Vẻ đẹp của đôi mắt, đôi mày. Câu 5: Đọc câu thơ “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” , em hiểu Thúy Kiều đang nhớ đến kỉ niệm gì của nàng ? A. Nàng nhớ đến buổi chiều đầu tiên gặp gỡ Kim Trọng . B. Nàng nhớ đến đêm trăng uống rượu thề nguyền của hai người. C. Nàng nhớ đến lần Kim Trọng trả lại cho nàng chiếc thoa cài đầu và bắt chuyện làm quen với nàng D. Nàng nhớ về những ngày tháng êm đềm khi còn ở bên gia đinh Câu 6: Bài thơ “Đồng chí” viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn B. Tự do C. Lục bát D. Thất ngôn bát cú Đường luật Câu 7: Thành ngữ nào sau đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất? A. Ăn không nói có B. Ăn đơm nói đặt C. Mồm loa mép giải D. Nói có sách, mách có chứng
  5. Câu 8: Đọc trích đoạn sau trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng. Tôi lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi “ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! Trong đoạn trích, bé Thu đã vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm lịch sự C. Phương châm quan hệ D. Phương châm về chất II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: Từ nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, em rút ra những bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm) Câu 2: a/ Vì sao nói những chi tiết kì ảo cuối truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” vừa tạo kết thúc có hậu vừa tăng tính bi kịch cho tác phẩm?( 1 điểm) b/ Điểm chung của người lính trong bài thơ Đồng Chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.( 1 điểm) Câu 3: Viết đoạn văn tự sự kể về một lần em mắc lỗi, có kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. (3 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A B A B B C B
  6. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Từ nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, em rút ra những bài học trong cuộc sống: - Biết yêu thương, giúp đỡ người khác không cần báo đáp. (0,5đ) - Có tinh thần nghĩa hiệp, lòng dũng cảm bênh vực kẻ yếu…(0,5 đ) Câu 2: a/ Những chi tiết kì ảo cuối truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” vừa tạo kết thúc có hậu vừa tăng tính bi kịch cho tác phẩm vì thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuôc đời, người tốt dù có trải qua bao oan khuất cuối cúng sẽ được minh oan. (0.5 đ) Nhưng mãi mãi không trở về sum họp với Trương Sinh và bé Đản. Tất cả chỉ là ảo ảnh, một chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phuc thục sự đâu còn có thể làm lại được nữa. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ngay trong cái lung linh kì ảo này.( 0,5 đ) b/ Điểm chung của người lính trong bài thơ Đồng Chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính: -Lòng yêu nước, mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc. (0,25) -Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.(0,25) -Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.(0,25) -Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.(0,25) Câu 3: Viết đoạn văn tự sự kể về một lần em mắc lỗi, có kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận Yêu cầu về hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn tự sự,có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, đúng chính tả Yêu cầu về nội dung: Kể một sự việc em mắc lỗi có diễn biến sự việc, biết kết hợp yếu tố nội tâm và nghị luận. Tình tiết hợp lý, có bày tỏ được bài học kinh nghiệm của bản thân. Biểu điểm: Điểm 3: Thỏa mãn được các yêu cầu trên Điểm 2:Trình bày được một số ý chính, có thể diễn đạt chưa trôi chảy, mắc một số lỗi chính tả Điểm 1: Kể sơ sài, viết văn lủng củng, lập luận thiếu chặt chẽ. Điểm 0: Bài làm không viết gì cả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2