Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đặng Xá
lượt xem 1
download
Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đặng Xá” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đặng Xá
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 TIẾT: ( BÀI SỐ ) Đề số 1 Thời gian: 90 phút Năm học: 2021- 2022 PHẦN I (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6: “Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, những kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” (“Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1 (1đ). Lời tâm sự trên của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Cho biết xuất xứ của văn bản. Câu 2(1đ). Tên truyện “Lặng lẽ Sa Pa” gợi ra cho em điều gì mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện? Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng? Câu 3(3,5đ). Dựa vào đoạn văn trên và những hiểu biết của em về truyện ngắn“Lặng lẽ Sa Pa”, viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận Tổng-phân-hợp trình bày cảm nhận của em về tinh thần trách nhiệm trong công việc và lòng yêu nghề của nhân vật được nhắc đến trong đoạn truyện. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán và phép thế. ( Gạch chân, chỉ rõ). Câu 4(0.5đ) Truyện ngắn này gợi cho em nhớ đến một bài thơ nào gần gũi về tư tưởng chủ đề mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 8. Ghi rõ tên tác giả. PHẦN II ( 4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Sẻ chia từng chiếc khẩu trang Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh cảnh sát giao thông phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang. Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí. (Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus Corona) Câu 1(0,5) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
- Câu 2(0,5đ) Tìm trợ từ có trong câu in đậm trong. Câu 3 (1.0 đ). Hãy ghi lại 01 việc làm của cá nhân, của tập thể đáng ngợi ca trong câu truyện trên. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, bản thân em cần phải làm gì để cùng chung ta đẩy lùi dịch bệnh? Câu 4(2.0 đ). Từ nội dung câu chuyện và những hiểu biết của em về xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về quan niệm: “ Cho đi là còn mãi”.
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 TIẾT: ( BÀI SỐ ) Đề số 2 Thời gian: 90 phút Năm học: 2021- 2022 PHẦN I (6 điểm) Phần I: Một bài thơ trong chương trình Ngữ Văn 9 có đoạn: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi, kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! (Sách Ngữ Văn 9 tập 1 – NXB giáo dục Việt Nam, 2019) Câu 1(1đ): Những khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác và cho biết hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề bài thơ. Câu 2(1đ): Từ “lận đận” trong câu thơ đầu thuộc từ loại nào? Việc đảo từ “lận đận” lên đầu câu có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả tình cảm của tác giả? Câu 3(3,5đ): Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, em hãy phân tích để thấy rõ tình cảm của người cháu với bà được thể hiện trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một thành phần tình thái. (Gạch chân và chỉ rõ). Câu 4 (0,5đ) Chỉ ra một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về tình cảm người cháu dành cho bà. Ghi rõ tên tác giả. Phần II(4đ): Đọc đoạn truyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…. Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là…. - Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào….” (Ngữ Văn 9 tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Câu 1 (0,5đ). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2(1đ). Đoạn truyện trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Vì sao em biết? Câu 3(2,5đ). Theo em, câu nói của người học trò cũ: Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào ´ thể hiện truyền thống đạo lí nào của dân tộc ta? Bằng những hiểu biết xã hội và kinh nghiệm của bản thân, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về truyền thống đạo lí em vừa nói tới.
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 TIẾT: ( BÀI SỐ ) Đề 1 Thời gian: 90 phút Năm học: 2021- 2022 PHẦN NỘI DUNG Điểm PHẦN I Câu 1 - Lời tâm sự trên của anh thanh 0,25 (1đ) niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn với ông 0,25 họa sĩ. - Hoàn cảnh: Cuộc gặp gỡ ngắn 30 phút khi ông họa sĩ, cô kĩ sư 0,5 lên thăm nơi ở và làm việc của anh lúc chuyến xe dùng nghỉ giải lao. - Xuất xứ văn bản: + 1970, kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai + In trong tập “ Giữa trong xanh” Câu 2 -Nhan đề văn bản: 0.5 + Cấu tạo: cụm danh từ + Dùng theo lối đảo ngữ + Nhan đề đã nêu bật vẻ đpẹ của Sa Pa- một vẻ đẹp thơ mộng, lặng lẽ mà không quạnh hiu. Phép đảo ngữ đưa “ lặng lẽ” lên đầu để nhấn mạnh vẻ đẹp thầm lặng, bình dị của những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước. Đồng 0,5 thời nhan đề cũng khắc họa vẻ đẹp của con người lao động rất đỗi khiêm tốn nhưng anh hùng đang ngày đêm lặng lẽ âm thầm cống hiến hết mình cho đất nước. - Các nhân vật đều không có tên riêng: + Nhà văn gọi tên nhân vật theo giới tính, tuổi tác, nghề
- nghiệp...) + Dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp trong truyện không chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này làm tăng sức khái quát cho câu chuyện và góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Câu 3 * Hình thức: 0,5 - Trình bày đúng hình thức một đoạn văn, đảm bảo số câu (10- 12 câu), có đánh số câu. 3đ - Yêu cầu TV: phép thế liên kết câu, câu cảm thán * Nội dung: - Công việc: đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao. - Hoàn cảnh sống và làm việc: cô đơn, vắng vẻ, gian khổ - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc (nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải thức dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định) - Rất yêu nghề và có suy nghĩ đúng đắn về công việc: Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”;“Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” - Có lí tưởng sống cao đẹp, có những quan niệm rất sâu sắc về cuộc sống: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”; hạnh phúc khi biết mình đã góp phần giúp “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm
- Rồng”. Câu 4 - “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy 0,5đ Cận PHẦN II Câu 1 - PTBĐ chính: Tự sự 0,5 đ Câu 2 - Trợ từ “ chính” 0,5 đ Câu 3 - Việc làm của cá nhân: 0.25đ - Việc làm của tập thể: 0,25đ - Liên hệ bản thân: 0.5đ Câu 4 Bài văn nghị luận xã hội : 1. Yêu cầu về hình thức : 0,5 đ - Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. - Diễn đạt mạch lạc , trôi chảy , 1,5 đ có cảm xúc . 2. Yêu cầu về nội dung : - Giới thiệu dẫn dắt vấn đề: - Giải thích “sẻ chia” : là san sẻ những gì mình khó, giúp người khác qua cơn khó khăn. - Biểu hiện của sự chia sẻ: + Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn +Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn. +Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,… - Ý nghĩa: + Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ + Đối với người cho: những người ủng hộ sẽ được an lòng,
- cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn. => Chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn. - Bàn luận, mở rộng, phản đề: + Liên hệ bản thân:
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 TIẾT: ( BÀI SỐ ) Đề 2 Thời gian: 90 phút Năm học: 2021- 2022 Câu Phần I Điểm Câu 1 - Tác phẩm: “Bếp lửa” 0,25 đ - Tác giả: Bằng Việt 0,25 đ - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành 0,25đ luật tại nước ngoài (hoặc: đang học tập tại nước ngoài). Trích trong “ Hương cây –Bếp lửa” - Hoàn cảnh ấy có tác dụng tô đậm tình yêu quê hương đất nước và gia 0,25đ đình của tác giả qua những kỉ niệm cụ thể về bà và bếp lửa. Câu 2 - Xét về từ loại, “Lận đận” là tính từ. 0, 25 đ - Đảo từ “lận đận” lên đầu có tác dụng: 0, 25 đ + Tạo điểm nhấn cho câu thơ 0, 5 đ + Tô đậm , diễn tả sâu sắc và trọn vẹn những vất vả, cực nhọc của đời bà qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, biết ơn và cả xót thương của người cháu.
- Câu 3 * Hình thức: - Trình bày đúng hình thức một đoạn văn, đảm bảo số câu (10-12 câu), có đánh số câu. 0,5 đ - Yêu cầu TV: phép nối liên kết câu, câu cảm thán * Nội dung: học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo được các ý cơ bản: 3,0 đ + Ba câu thơ đầu sử dụng hiệu quả từ láy, phép ẩn dụ, các phó từ chỉ sự tiếp diễn….để diễn tả một cách sâu sắc và trọn vẹn cuộc đời đầy những gian nan , vất vả của bà; bà nhóm lửa là nhóm lên niềm tin, tình yêu thương cho cháu.. + Điệp từ “nhóm” cùng phép liệt kê vừa tả thực công việc của bà: nhóm bếp lửa, nhóm nồi xôi gạo; vừa là hình ảnh ẩn dụ về công việc thiêng liêng, cao quý của bà: bà nhóm lên trong cháu và những người xung quanh niềm yêu thương, sự sẻ chia. + Câu thơ cuối: câu cảm thán, các tính từ “kì lạ”, “thiêng liêng” dồn tụ, kết đọng tình cảm cháu dành cho bà: Khẳng định, ngợi ca bà – một người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh, luôn chăm lo cho mọi người. -> Tình cảm cháu dành cho bà: giản dị, chân thành, sâu lắng, thiết tha. Câu 4 - Văn bản “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh 0,5 đ Phần II Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: tự sự 0,5 đ
- Câu 2 - Xác định đúng: hình thức ngôn ngữ đối thoại 0,5 đ - Giải thích đúng: Có 2 người tham gia cuộc đối thoại, dấu hai chấm 0,5 đ và dấu gạch ngang đánh dấu lời thoại các nhân vật. Câu 3 - HS phát hiện được: Câu nói của người học trò thể hiện đạo lí 0,5 đ tôn sư trọng đạo * Đoạn văn: 0.5 đ - Hình thức: đảm bảo dung lượng, có trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ý…. - Nội dung: 1,5đ + Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí. 0, 25đ + Giải thích thế nào là tôn sư trọng đạo? ( hành động, cử chỉ, lời nói và việc làm thể hiện sự tôn trọng đối với người đã có công dạy dỗ 0.25 đ mình…) + Tại sao phải tôn sư trọng đạo? (thầy cô là người truyền đạt tri 0,25 đ thức, dạy ta cách sống, cách làm người…) + Biều hiện. (Học tập chăm chỉ; tri ân thầy cô….) 0,25 đ + Bàn luận mở rộng vấn đề. (Phê phán thái độ vô ơn, bất kính với 0,25 đ thầy cô…) 0,25 đ + Liên hệ và rút ra bài học cần thiết.
- UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 Năm học 2021 – 2022 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TL TL cấp độ Cấp độ cao chủ đề thấp Chủ đề 1 : Nhận biết tên Nhan đề, Viết đoạn Văn học hiện văn bản, tác cách đặt tên văn có yêu đại giả, hoàn cảnh nhân vật, cầu Tiếng sáng tác. biện pháp Việt Liên hệ nghệ thuật Số câu : 2 câu 1 câu 1 câu 4câu Số điểm 1,5đ 1đ 3,5 đ 6đ = Tỷ lệ 15 % 10 % 35 % 60% Chủ đề 2: Xác định PTBĐ Lý giải dấu Viết đoạn Ngữ liệu mở Hình thức ngôn hiệu nghị luận ngữ xã hội2/3 trang giấy kiểm tra Số câu : 1,5 câu 0.5 câu 1 câu 3 câu Số điểm 1đ 0,5đ 2.5đ 4đ Tỷ lệ : 10 % 5% 25 % 40 % Tổng số câu 3,5 câu 1,5 câu 1 câu 1 câu 7câu Tổng số điểm 2,5 đ 1,5 đ 3,5đ 2,5 đ 10đ Tỷ lệ 25 % 15 % 35 % 25 % 100 %
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 208 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 275 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 189 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 207 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 179 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 27 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 179 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn