Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Lan
lượt xem 1
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Lan” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Lan
- UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 9 – TIẾT 83 + 84 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao cộng Chủ đề 1. Đọc-hiểu - Nêu tên tác - Phân tích, cảm Liên hệ các văn bản, phẩm, tác giả, thụ được nội văn bản có vận dụng thể loại, dung, ý nghĩa, chung hình kiến thức phương thức hiểu được các ảnh. Tiếng Việt biểu đạt của biện pháp tu từ, (văn bản văn bản. một số nét đặc trong SGK, sắc nghệ thuật, văn bản chi tiết của văn ngoài SGK) bản, vận dụng giải nghĩa từ trong văn bản. Số câu: 2 3 1 6 Số điểm: 1,5 3,0 0,5 5 Tỉ lệ: 15% 30% 5% 50% 2. Tập làm Viết đoạn Viết đoạn văn văn phân văn (bài văn tích, cảm ngắn) nghị thụ về nội luận xã hội.. dung, nghệ thuật của các văn bản. Số câu: 1 1 2 Số điểm: 3 2 5,0 Tỉ lệ: 30% 20% 50% Số câu: 2 3 1 2 8 Số điểm: 1,5 3,0 3,0 2,5 10,0 Tỉ lệ: 15% 30% 30% 5% 100%
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 9 – TIẾT 83 + 84 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 1 PHẦN I (6,5 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.” ( Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Câu 2 ( 0,5 điểm): Từ “mặc kệ” được đặt giữa câu thơ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay, giữa những hình ảnh thân thuộc của làng quê giúp em hiểu gì về những người lính cách mạng? Câu 3 (1,5 điểm): Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy đã đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Câu 4 (3,0 điểm): Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Trong đoạn văn có dùng lời dẫn trực tiếp và câu ghép (gạch chân một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép và chú thích rõ). Câu 5 (0,5 điểm): Cái “nắm tay” của những người lính trong đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên tác giả)? PHẦN II ( 3,5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ những điều hay lẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ. Đó là những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị. Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu. Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc". (Trích Phép màu nhiệm của đời) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
- Câu 2 (1,0 điểm). Theo tác giả, gia đình là nơi đem đến cho con người những điều gì? Câu 3 (2,0 điểm). Gia đình là tổ ấm của mỗi người, có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của mỗi chúng ta. Bằng những hiểu biết xã hội và kinh nghiệm của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ của mình (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò, ý nghĩa quan trọng của gia đình trong cuộc sống mỗi con người. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 9 – TIẾT 83 + 84 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SỐ 2 PHẦN I (6,5 điểm): Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.” ( Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1 (1,0 điểm): Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Câu 2 ( 0,5 điểm): Em hiểu thế nào về hình ảnh “trái tim” trong khổ thơ trên? Câu 3 (1,5 điểm): Trong hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy đã đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Câu 4 (3,0 điểm): Dựa vào khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp làm rõ lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu, khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Trong đoạn văn có dùng lời dẫn trực tiếp và câu ghép (gạch chân một lời dẫn trực tiếp và một câu ghép). Câu 5 (0,5 điểm): Trong chương trình Ngữ văn THCS, mối quan hệ giữa cái “không” và cái “có” đã được một nhà thơ khác sử dụng rất thành công để biểu đạt dụng ý nghệ thuật. Đó là tác phẩm nào (ghi rõ tên tác giả). PHẦN II ( 3,5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy”. ( Phê-đê-ri-cô May-o, “Giáo dục – chìa khoá của tương lai”)
- Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Câu 2 (1,0 điểm). Theo tác giả, vì sao “Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” lại “gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng”? Câu 3 (2,0 điểm). Một trong những con đường dẫn đến cánh cửa kì diệu mà giáo dục mở ra là tự học. Đặc biệt, trong thời gian tạm nghỉ ở nhà để phòng, chống dịch bệnh Covid- 19, với phương châm “ Tạm dừng đến trường, không dừng học”, nhiều bạn trẻ̉ đã phát huy tốt tinh thần tự học. Bằng những hiểu biết xã hội và kinh nghiệm của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ của mình (khoảng 2/3 trang giấy thi) về tầm quan trọng của việc tự học.
- UBND HUYỆN GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS KIM LAN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ SỐ 1 Phần I (6,5 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Tác phẩm: “Đồng chí”. 0,25 đ (1,0 đ) - Tác giả: Chính Hữu. 0,25 đ - Hoàn cảnh sáng tác: + Năm 1948. 0,25 đ + Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt 0,25 đ Bắc (thu đông 1947), đây lả thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Câu 2 Từ “mặc kệ” được đặt giữa câu thơ có những hình ảnh của 0,5 đ (0,5 đ) làng quê quen thuộc cho thấy sự mạnh mẽ, dứt khoát ra đi vì Tổ quốc, sự hi sinh lớn lao, cao cả của những người lính (họ phải gác lại tình riêng, để lại cả cơ nghiệp hoang trống, người thân – những gì gắn bó thân thiết nhất với họ nơi làng quê để lên đường đi chiến đấu. Họ phải nén lại nỗi nhớ mong quê hương để tiếp tục chiến đấu Đó là sự hi sinh lớn lao hạnh phúc cá nhân vì mục tiêu, lý tưởng của cách mạng. Câu 3 Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: 0,25 đ (1 đ) - Hoán dụ: giếng nước gốc đa chỉ quê hương và những người thân nơi hậu phương của người lính. 0,25 đ - Nhân hóa: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. =>Hai phép tu từ cho thấy nỗi nhớ những người lính của 1,0 đ quê hương, của những người thân nơi hậu phương. Qua đó diễn tả nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ những người thân yêu thầm kín, tình cảm sâu nặng. người lính. Câu 4 * Yêu cầu về hình thức: 1,0đ (3 đ) - Đúng kiểu đoạn văn quy nạp, khoảng 12 câu, lập luận 0,5 đ chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi thông thường. - Sử dụng câu ghép, lời dẫn trực tiếp đúng, phù hợp (gạch 0,5 đ chân và chú thích rõ). * Yêu cầu về nội dung: HS biết khai thác các tín hiệu 2,0 đ nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, cấu trúc sóng đôi, biện pháp tu từ nhân hóa, hoán dụ...) để làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia 0,5đ giữa những người lính cách mạng. - Họ thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau. 0,5đ
- + Thấu hiểu đồng đội mình đã gác lại tình riêng, bỏ lại những gì gắn bó thân thiết nhất nơi làng quê, hi sinh hạnh phúc cá nhân để ra đi cứu nước. Từ “mặc kệ” được đặt giữa 1,0đ câu thơ có những hình ảnh của làng quê quen thuộc cho thấy sự mạnh mẽ, dứt khoát ra đi, sự hi sinh lớn lao, cao cả của những người lính. + Họ rất nhớ quê hương nhưng phải nén lại nỗi nhớ mong quê hương để tiếp tục chiến đấu. Biện pháp tu từ nhân hóa, hoán dụ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” cho thấy nỗi nhớ những người lính của quê hương, của những người thân nơi hậu phương. Qua đó diễn tả nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ những người thân thầm kín của họ. - Họ cùng sẻ chia những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. + Cách nói sóng đôi, những hình ảnh chân thực, cặp câu đối ứng nhau -> Họ cùng chịu những cơn sốt rét hành hạ, cùng chịu giá lạnh của thời tiết khắc nghiệt nơi rừng thiêng nước độc, cùng chia sẻ những thiếu thốn về vật chất, trang phục: áo rách, quần vá, chân không giày - Sự gắn bó sâu nặng, tình cảm yêu thương chân thành, sự cảm thông giữa những người lính được thể hiện qua cử chỉ giản dị, cảm động: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Cái nắm tay truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh để cùng vượt qua buốt giá → tình đồng chí làm ấm lòng, giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của cuộc chiến, để họ lạc quan nở nụ cười trong buốt giá . Câu 5 - Tác phẩm: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 0,25đ (0,5 đ) - Tác giả: Phạm Tiến Duật. 0,25đ Phần II (3,5 điểm) Câu 1 Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt: Nghị luận 0.5 (0.5 đ) Câu 2 Theo tác giả, gia đình là nơi đem đến cho con người: (1.0 đ) - Những điều hay lẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống. 0.25 - Được an ủi, nâng đỡ. 0.25 - Những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị. - Tình yêu, hạnh phúc 0.25 0.25 Câu 3 a. Yêu cầu về hình thức: Đúng hình thức đoạn văn khoảng 0.5 (2 đ) 2/3 trang. Lập luận chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả và các lỗi ngữ pháp thông thường. 1.5 b.Yêu cầu về nội dung: Học sinh có những suy nghĩ, cách diễn đạt khác nhau song cần nêu được các ý: 0.25 * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng, ý nghĩa của
- gia đình trong đời sống mỗi người. * Giải thích vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người cùng 0.25 chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. * Bàn luận vấn đề: 0.5 - Ý nghĩa của gia đình với xã hội: Gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người: - Vai trò của gia đình trong đời sống con người: + Là nơi ta được sinh ra, lớn lên và trải qua các giai đoạn của cuộc đời + Là nơi nương tựa, che chở, bến đỗ của mỗi người + Là nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người - Hậu quả của sự tan vỡ gia đình: + Đối với người lớn + Đối với trẻ em + Đối với xã hội Phê phán: 0.5 – Trong đời sống vẫn còn có nhiều người không xem trọng niềm hạnh phúc gia đình. Họ sống ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi của bản thân, không thực thi những nghĩa vụ và trách nhiệm với gia đình, những người như vậy thật đáng chê trách. * Bài học nhận thức, hành động: - Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm cúng, hiền hòa nuôi 0.25 dưỡng tâm hồn ta, giúp ta hoàn toàn có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai, thử thách * Liên hệ bản thân, rút ra bài học: 0.25 - Trách nhiệm của mỗi người với gia đình của mình: Hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình. ĐỀ SỐ 2 Phần I (6,5 điểm)
- Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Tác phẩm: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 0,25 đ (1 đ) - Tác giả: Phạm Tiến Duật 0,25 đ - Hoàn cảnh sáng tác: + Năm 1969. 0,25 đ + Giữa lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra 0,25 đ vô cùng ác liệt, tác già đang tham gia hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Câu 2 - Hình ảnh hoán dụ: “trái tim” 0,25 đ (0,5 đ) + Chỉ người lính lái xe. + Chỉ nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, lòng dũng 0,25 đ cảm, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của người lính lái xe. Câu 3 *Biện pháp tu từ: (1,5 đ) - Điệp ngữ: không có. 0,25 đ - Liệt kê: không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng 0,25đ xe có xước * Tác dụng: + Tái hiện chân thực hình ảnh những chiếc xe trên tuyến đường 0.5 đ Trường Sơn: những chiếc xe bị tàn phá đến méo mó, biến dạng. + Tô đậm những thiếu thốn, khó khăn, gian khổ của người lính, 0.5 sự khốc liệt của chiến trường và bản lĩnh của những người lính lái xe. Câu 4 * Yêu cầu về hình thức: 1,0 đ (3,0 đ) - Đúng kiểu đoạn văn quy nạp, khoảng 12 câu, lập luận chặt 0,5 đ chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi thông thường. - Sử dụng câu ghép, lời dẫn trực tiếp đúng, phù hợp (gạch chân 0,5 đ và chú thích rõ). * Yêu cầu về nội dung: HS biết khai thác các tín hiệu nghệ 2,0 đ thuật (từ ngữ, hình ảnh, nhịp thơ, nghệ thuật đối lập, biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê, hoán dụ...) để làm rõ lòng yêu nước, ý 0,25đ chí quyết tâm chiến đấu, khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe trong thời kì 0,5đ kháng chiến chống Mĩ. - Càng gần vào chiến trường miền Nam, chiến tranh càng ác liệt. gian khổ càng nhiều, . + Điệp ngữ: không có, phép liệt kê: không có kính, không có 0,5đ đèn, không có mui xe, thùng xe có xước => Nhấn mạnh hình ảnh những chiếc xe bị tàn phá, mang đầy thương tích, làm nổi 0,5đ bật sự khốc liệt của chiến tranh và sự thiếu thốn, gian khổ của người lính. + Cách ngắt nhịp 3/5, 4/4 gợi những cung đường khúc khuỷu, 0,25đ đầy khúc cua, khúc ngoặt, chông gai, bom đạn. - Bất chấp gian khổ, hiểm nguy, những chiếc xe vẫn băng băng
- thẳng tiến ra tuyền tuyến không gì ngăn cản nổi. Bởi nó không chỉ chạy bằng máy móc, nguyên liệu thông thường mà nó còn chạy bằng động cơ tinh thần: Vì miền Nam phía trước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam của những người lính lái xe Trường Sơn. Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng những chiế xe nhưng không thể đè bẹp được tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của những người lính lái xe. - Đối lập với những cái “không có” ở trên là một cái “có”: “trái tim” - hình ảnh hoán dụ kết tinh cho vẻ đẹp về tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe. Đó chính là cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng. Trái tim đã trở thành nhãn tự của bài thơ. Câu 5 - Tác phẩm: “Bạn đến chơi nhà” 0,5đ (0,5 đ) - Tác giả: Nguyễn Khuyến. Phần II (3,5 điểm) Câu 1 Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt: Nghị luận. 0.5 (0.5 điểm) Câu 2 “Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các 1.0 (1.0 đ) thầy giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” lại “gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng” vì chính họ là những người chịu trách nhiệm giáo dục định hướng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân của xã hội sau này. Câu 3 a. Yêu cầu về hình thức: Đúng hình thức đoạn văn khoảng 0.5 (2 đ) 2/3 trang. Lập luận chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả và các lỗi ngữ pháp thông thường. 1.5 b.Yêu cầu về nội dung: Học sinh có những suy nghĩ, cách diễn đạt khác nhau song cần nêu được các ý: * Giới thiệu vấn đề: Tầm quan trọng của việc tự học. 0.25 * Giải thích vấn đề: 0.25 - Tự học là gì? Tự học là tự mình chủ động, độc lập, tích cực tự suy nghĩ, khám phá, phát hiện, lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng cho bản thân. Tự học là bản chất của việc học. - Các hình thức tự học: + Tự học hoàn toàn ( tự mày mò, nghiên cứu, tìm hiểu qua sách báo, mạng xã hội, thực tế đời sống...). + Tự học có sự chỉ đạo, hướng dẫn của người khác. * Bàn luận vấn đề: 0.5 - Tầm quan trọng, ý nghĩa của tự học:
- + Giúp việc học có hiệu quả: Nắm chắc kiến thức, nhớ lâu, hiểu sâu, vận dụng được kiến thức vào thực tế, dẫn đến thành công (Những tấm gương tự học: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Bác Hồ….) + Giúp con người năng động, sáng tạo, không phụ thuộc, say mê, ham học, biết tự hoàn thiện mình. + Đem lại niềm vui, hạnh phúc thực sự cho con người. * Bài học nhận thức, hành động: - Cần rèn cho mình tinh thần tự học. 0.25 - Phê phán những người người chưa có tinh thần tự học (dẫn 0.25 chứng). * Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân: 0.25 - Khẳng định tầm quan trong, sự cần thiết của việc tự học. - Liên hệ bản thân .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 207 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 275 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 189 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 207 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 179 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 27 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 179 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
7 p | 22 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 20 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
5 p | 10 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
13 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn