intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS TT Yên Viên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

21
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS TT Yên Viên” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS TT Yên Viên

  1. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS TT YÊN VIÊN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KTKN các đơn vị kiến thức học kỳ I, môn Ngữ văn lớp 9 theo ba phân môn Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là toàn bộ kiến thức học ki 1. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức : Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút III. MA TRẬN: Nội Mức độ Tổng hợp dung cần đạt Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao TN TL TN TL TL TL Đọc Phương thức Kiểu câu Phát hiểu biểu đạt; thể và mục hiện loại, nguồn đích sử biện gốc dụng pháp tu từ và nêu tác dụng Viết Viết đoạn văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội Số câu 3 1 1 2 7 Số 2 1 1.5 5.5 10 điểm Tổng 2 1 15 55 10 điểm
  2. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS TT YÊN VIÊN Môn:Ngữ văn – Lớp 9 Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: (3.5 đ) Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới: Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười. (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? (0, 5 đ) Câu 2: Vì sao cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông? (0,5đ) Câu 3. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Phân tích cấu tạo của câu văn trên và cho biết nó thuộc kiểu câu gì đã học xét về mặt cấu tạo. (0.5đ) Câu 4: Từ văn bản trên kết hợp với những hiểu biểu xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng ¾ trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Của cho không bằng cách cho”.(2đ) Phần II: (6,5đ) Một bài thơ trong chương trình Ngữ Văn 9 có câu: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Câu 1: Hãy chép nối tiếp các câu thơ để hoàn thành khổ thơ. Cho biết tên bài thơ chứa đoạn thơ em vừa chép. Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ. (1đ) Câu 2: Phân tích nét đặc sắc của hình ảnh “buồm trăng”. Theo em có thể thay thế “thuyền ta” bằng “đoàn thuyền” không? Vì sao? (1.5đ) Câu 3: Viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận tổng – phân – hợp ( khoảng 10 đến 12 câu) làm nổi bật vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá trên biển thể hiện trong đoạn thơ trên. Chỉ ra một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn em vừa viết. (3.5 điểm) Câu 4: Trong chương trình ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay cũng có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào, của ai? (0.5 đ) ---------Hết--------
  3. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS TT YÊN VIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Năm học 2021 – 2022 Phần/ Nội dung Điểm Câu Phần I ( 3,5 điểm) Câu 1 - Nêu đúng phương thức biểu đạt chính: tự sự 0. 5 đ Câu 2 - HS nêu được quan điểm của mình, nêu bật được ý trả lời: hành động đó của cô gái thể hiện 0.5 đ sự cảm thông nhưng rất trân trọng, tế nhị. Câu 3 - Phân tích cấu tạo: 0.25 đ Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông// lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. TN C V - Xét về cấu tạo, đây là một câu đơn. 0.25 đ Câu 4 Viết đoạn văn ¾ trang giấy giấy trình bày suy nghĩ của em về nhận định “Của cho không bằng 0.5đ cách cho”. * Về hình thức: Đảm bảo dung lượng đoạn văn theo yêu cầu, lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt mạch lạc, rõ ý * Về nội dung: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, ưu tiên những ý kiến thể hiện quan điểm cá nhân. Dàn ý tham khảo: - Đặt vấn đề: - Giải thích: Câu nói ấy nghĩa là khi cho người khác vật gì đó hoặc sự giúp đỡ nào đó thì giá trị của nó không phải cái cần đặt lên hàng đầu mà cách bạn trao nó cho người khác còn quan trọng hơn rất nhiều. 1.5đ - Nêu biểu hiện: + Trong đoạn ngữ liệu, cô gái tế nhị nhét tờ 5000 vào túi người đàn ông cao tuổi, tuy giá trị vật chất không lớn nhưng đó lại là hành động thể hiện sự cảm thông và trân trọng. + Trong cuộc sống: cách cha mẹ cho con cái, cách con cái đền đáp, phụng dưỡng cha mẹ; các hoạt động thiện nguyện…. - Nêu ý nghĩa: + Đối với mỗi người: giúp hoàn thiện, làm đẹp thêm nét đẹp nhân cách của mỗi người. + Đối với xã hội: tạo nên những mối quan hệ xã hội tốt đẹp… - Bàn luận mở rộng: Những hoạt động thiện nguyện không xuất phát từ cái tâm mà vì mục đích cá nhân; con cái chăm lo phụng dưỡng cho cha mẹ vì đó là nghĩa vụ chứ không phải từ tấm lòng…. - Liên hệ - Bài học + Nhận thức được ý nghĩa của “cách cho” + Phê phán những kẻ coi vật chất là tất cả + Liên hệ bản thân: Con sẽ rèn giũa cách cư xử của mình như thế nào? Phần II (6.5 điểm) Câu 1 - HS chép chính xác 3 câu thơ tiếp 0.25 - Nêu đúng tên bài thơ. 0.25 - Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết năm 1958, là kết quả của chuyến đi thực tế tại vùng mỏ 0.5 Quảng Ninh của tác giả, khi đó miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội còn miền Nam đang kháng chiến chống Mỹ. (đúng năm sáng tác: 0,25 đ; đúng hoàn cảnh: 0,25đ). Câu 2 - Nét đặc sắc của hình ảnh buồm, trăng: Đây là hình ảnh ẩn dụ 0.5 đ + Hình ảnh này được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận. + Từ xa nhìn lại, có lúc con thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng, cánh buồm trở thành “buồm trăng”, vẻ đẹp của thiên nhiên làm nhòa đi cánh buồm bạc màu, cũ kĩ. + Hình ảnh thể hiện cuộc sống lao động đầy chất thơ, thể hiện tâm hồn lãng mạn của những người dân chài.
  4. - Không nên thay thế “thuyền ta” thành “đoàn thuyền”. - Vì từ “ta” đầy tự hào, không còn cái tôi cô đơn, nhỏ bé; Thể hiện được niềm vui, niềm lạc quan, hăng say lao động, làm chủ biển trời của những người lao động mới; Thể hiện rõ được sự 0.25 đ thống nhất của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn tràn đầy, niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kì miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ; 0.75 đ tạo riêng hình ảnh thơ mang tính chất lãng mạn. Câu 3 * Hình thức: 1.0 đ - Đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 – 12 câu. - Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Gạch chân một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp GV sẽ trừ từ 0,25- 0,5 điểm cho các lỗi: trình bày sai hình thức đoạn văn, hoặc dài hơn số cấu quy định, sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, không chú thích, chú thích sai... * Nội dung: Khai thác các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá trên biển thể hiện trong đoạn thơ trên. 2.5 đ - Đoàn thuyền đánh cá được tái hiện trên nền thiên nhiên bao la, rộng mở: chiều cao của gió trăng, chiều rộng của mặt biển và còn cả chiều sâu của lòng biển - Với cảm hứng nhân sinh vũ trụ, Huy Cận đã xây dựng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá rất tương xứng với không gian + Cách nói khoa trương phóng đại qua hình ảnh “lái gió với buồm trăng”, “lướt giữa mây cao với biển bằng” cho thấy con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với không gian bao la, rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. + Khi con thuyền buông lưới thì như dò thấu đáy đại dương. Rõ ràng, con thuyền cũng như con người đang làm chủ không gian này. Người dân chài có lúc hiện lên như một nhà thám hiểm, có lúc lại hiện lên như một nghệ sĩ trên sông nước, một chiến sĩ trên mặt trận lao động sản xuất: Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng” + Hệ thống động từ được rải đều trong mỗi câu thơ: “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn”, cho thấy hoạt động của đoàn thuyền và con thuyền đang làm chủ biển trời => Khổ thơ gợi lên một bức tranh lao động thật đặc sắc và tráng lệ. Bức tranh ấy như thâu tóm được cả không gian vũ trụ vào trong một hình ảnh thơ, đồng thời nâng con người và con thuyền lên tầm vóc vũ trụ * Lưu ý: Nếu hs chỉ diễn xuôi, không phân tích nghệ thuật thì cho tối đa 1,5 điểm nội dung. Câu 4 - Nêu đúng tên tác phẩm: Quê hương 0.25đ - Tác giả: Tế Hanh 0.25đ Yên Viên, ngày 12 tháng 12 năm 2021 Tổ trưởng chuyên môn Người ra đề Nguyễn Thị Hiền Ngô Thị Huyền Trang
  5. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS TT YÊN VIÊN Môn:Ngữ văn – Lớp 9 Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Học vấn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người xung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời. (Theo Cho đi là mãi mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch: Huế Phượng, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, năm 2017, tr.67 – 68) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.5đ) Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. (0.5đ) Câu 3. Theo tác giả, thông quá quá trình học hỏi, ta có thể đạt được những gì? (0.5đ) Câu 4. Từ đoạn ngữ liệu trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết 1 đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến: Mỗi trải nghiệm, mỗi khó khăn hây giông tố cuộc đời đều cho ta những bài học lớn.(2đ) Phần II: (6,5đ) Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi bên dưới: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?... Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ... Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây [...]. Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. (Kim Lân, Làng) Câu 1. Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân có những tình huống truyện nào? Đoạn ngữ liệu trên nẳm ở tình huống truyện thứ mấy của truyện? (1 điểm) Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ đó. (1 điểm)
  6. Câu 3. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai thể hiện trong tình huống truyện có chứa đoạn ngữ liệu trên. Trong đoạn văn sử dụng một câu nghi vấn, một lời dẫn trực tiếp. Chỉ ra một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn em vừa viết. (3.5 điểm) Câu 4. Trong chương trình Ngữ Văn THCS có nhiều tác phẩm ra đời cùng năm với văn bản này. Kể tên một tác phẩm và nêu rõ tên tác giả. (0.5điểm) ---------Hết--------
  7. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS TT YÊN VIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Năm học 2021 – 2022 Phần/ Nội dung Điểm Câu Phần I ( 3,5 điểm) Câu 1 - Nêu đúng phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0. 5 đ
  8. Câu 2 - HS gọi đúng tên biện pháp nghệ thuật được sử dụng: liệt kê 0.25 đ - Tác dụng: Nhấn mạnh những ý nghĩa to lớn của việc học hỏi thường xuyên. 0.25 đ Câu 3 - Theo tác giả, thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính 0. 5 đ cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Câu 4 Viết đoạn văn ¾ trang giấy giấy trình bày suy nghĩ của em về nhận định Mỗi trải 0.5đ nghiệm, mỗi khó khăn hây giông tố cuộc đời đều cho ta những bài học lớn. * Về hình thức: Đảm bảo dung lượng đoạn văn theo yêu cầu, lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt mạch lạc, rõ ý * Về nội dung: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, ưu tiên những ý kiến thể hiện quan điểm cá nhân. Dàn ý tham khảo: - Đặt vấn đề: - Giải thích: + khó khăn, giông tố là những thử thách mỗi người phải trải qua trong cuộc đời. + Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất 1.5đ bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố bởi khó khăn, giông tố sẽ cho ta những bài học lớn. - Nêu biểu hiện:+ Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,…. + Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh. + Lấy ví dụ cụ thể. - Nêu ý nghĩa: Trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm,…) - Bàn luận mở rộng: Để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức. Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm. - Liên hệ - Bài học + Nhận thức được ý nghĩa của việc dũng cảm vượt qua khó khăn, thử thách. + Liên hệ bản thân: Con sẽ làm gì khi đối diện với những khó khăn trước mắt, sau này?
  9. Phần II (6.5 điểm) Câu 1 - HS chỉ rõ 2 tình huống truyện: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo Tây và tin 0. 5 làng chợ Dầu theo Tây được cải chính. - Nêu đúng: đoạn ngữ liệu trên nằm ở tình huống thứ nhất. 0.5 Câu 2 - Đoạn ngữ liệu trên chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 0.5 đ - Tác dụng: Nhấn mạnh được những đau xót, giằng xé trong tâm can ông Hai. Khi bị đẩy đến con đường cùng, ông nghĩ đến việc quay trở về làng. Nhưng tình yêu với đất nước khiến ông không thể về được bởi về làng là quay lưng lại với kháng chiến, 0. 5 đ với cách mạng, với cụ Hồ. Để rồi, dù vô cùng đau xót, ông vẫn dứt khoát lựa chọn: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Câu 3 * Hình thức: 1.0 đ - Đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 – 12 câu. - Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Gạch chân một câu ghépvà một lời dẫn trực tiếp GV sẽ trừ từ 0,25- 0,5 điểm cho các lỗi: trình bày sai hình thức đoạn văn, hoặc dài hơn số cấu quy định, sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, không chú thích, chú thích sai... * Nội dung: Khai thác các yếu tố nghệ thuật để rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai thể hiện trong tình huống truyện có chứa đoạn ngữ liệu trên. 2.5 đ - Khi vừa nghe tin . - Trên đường về nhà . - Mấy ngày sau. - Đoạn trò chuyện với thằng con út. * Lưu ý: Nếu hs chỉ diễn xuôi, không phân tích nghệ thuật thì cho tối đa 1,5 điểm nội dung.
  10. Câu 4 - Nêu đúng tên tác phẩm: (Nhiều đáp án) 0.25đ - Tác giả: 0.25đ Yên Viên, ngày 12 tháng 12 năm 2021 Tổ trưởng chuyên môn Người ra đề Nguyễn Thị Hiền Ngô Thị Huyền Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2