intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Tiên Phước” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Tiên Phước

  1. Tuần: 9 KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 NS: 27/10/2022 Tiết: 44, 45 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 NKT: 03/11/2022 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Tổng Lĩnh vực dụng số nội dung cao I. Đọc - Tên văn bản, tác - Hiểu được tác Trình bày hiểu Tiêu giả. dụng của biện quan điểm, chí lựa - Nghĩa gốc, pháp tu từ. suy nghĩ về chọn ngữ nghĩa chuyển của - Nghĩa của câu một vấn đề liệu: Đoạn từ văn; đặt ra trong - Các BPTT từ - Hiểu nội dung đoạn trích. văn bản vựng của đoạn trích - Phương thức biểu đạt. - Các phương châm hội thoại. - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài II. Tạo văn lập thuyết minh - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số 3 1 1 1 6 câu 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Số điểm 30% 10% 10% 50% 100% Tỉ lệ
  2. IV. ĐỀ TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN - Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Kiểm tra ngày:03/11/2022 I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (5.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân. (Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1.0 điểm). Từ hoa và từ tay trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa gì? Câu 3 (1.0 điểm. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây? Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Câu 4 (1.0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 5 (1.0 điểm). Theo em người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay có cần đến tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều không? Vì sao? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Em hãy thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. ................ Hết ...............
  3. V. HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Câu 1: 1.0 Đọc- - Trích trong văn bản “Chị em Thúy Kiều” 0.5 hiểu - Tác giả: Nguyễn Du 0.5 (5.0đ) Câu 2: 1.0 - Từ hoa: Nghĩa gốc. 0.5 - Từ tay : nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ 0.5 Câu 3: 1.0 - Ẩn dụ 0.5 - Nhân hóa 0.5 Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ 1.0 Học sinh có thể viết thành đoạn văn hoặc dùng các dấu hiệu để trình bày theo các gợi ý sau: - Nhan sắc: Kiều có vẻ đẹp vừa sắc sảo, vừa lộng lẫy, vừa mặn mà 0.5 duyên dáng, yêu kiều. Nàng quả là một trang tuyệt thế giai nhân làm say đăm chinh phục lòng người. - Tài năng: Kiều không chỉ đẹp mà còn rất đa tài: Tài năng của Kiều đạt tới mức lí tưởng: làm thơ, vẽ tranh, ca ngâm, âm nhạc mọi thứ 0.5 Kiều đều tỏ ra thành thạo, chuyên nghiệp. Câu 5: Theo em người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay có 1.0 cần đến tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều không? Vì sao? Học sinh thể hiện và lý giải được quan điểm cá nhân của mình, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Sau đây là một số gợi ý: * Cần vì: . - Người phụ nữ hiện đại cần phải có kiến thức để tham tham gia vào các hoạt động xã hội cũng như làm kinh tế gia đình đồng thời cũng phải biết chăm sóc cho vẻ đẹp bên ngoài. - Có kiến thức họ mới trở thành nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lí 1.0 năng động, họ cũng phải có hình thức đẹp để thuận lợi cho việc giao tiêp. - Có tài năng, có sắc đẹp sẽ giúp người phụ nữ thuận lợi hơn trong mọi hoạt động xã hội vì xã hội ngày nay đang phát triển. - ........... - Cho dù từ thời xưa hay thời nay ta vẫn nhận thấy người phụ nữ có 1 điểm chung đó là sự chịu thương, chịu khó và giàu đức tính tốt đẹp cần có của một người phụ nữ.
  4. * Không cần: vì - Nếu người phụ nữ có tài năng dù không xinh đẹp cũng có thể có nhiều công việc phù hợp để họ phát triển kinh tế gia đình. - Người phụ nữ giỏi giang họ thường lao vào công việc, chú ý đến hiệu quả công việc hơn là chú ý hình thức bên ngoài. - Có những người khiểm khuyết mà họ thông minh, giỏi giang họ vẫn được xã hội tôn trọng. - ....... II. Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam 5.0 Làm 1. Yêu cầu chung: văn a) Yêu cầu về kĩ năng: (5.0 đ) - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản thuyết minh hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Biết vận dụng kĩ năng thuyết minh kết hợp với các yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật b) Yêu cầu về nội dung: Thuyết minh có tính chân thực, thể hiện được vẻ đẹp của chiếc nón, có ý nghĩa sâu sắc. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn thuyết minh: Trình bày đầy đủ 0.25 bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng thuyết minh: 0.25 Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu được vật cần thuyết minh: chiếc nón lá Việt 0.5 Nam - Thân bài: + Lịch sử, nguồn gốc 3.0 + Cấu tạo chiếc nón lá + Phân loại nón ở nhiều địa phương + Tác dụng, ý nghĩa - Kết bài: Nêu được những tình cảm, cảm xúc và khẳng định vai trò 0.5 của chiếc nón d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ 0.25 sâu sắc về nội dung thuyết minh. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0.25 đặt câu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2