intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng Tổng Lĩnh vực dụng cao số I. Đọc - hiểu - Chủ đề của - Hiểu được Trình bày Ngữ liệu: Một đoạn thơ. nghĩa của từ ý kiến phần trích từ văn - Phương - Hiểu được nội trước một bản đã học. thức biểu dung có trong vấn đề có đạt/ thể loại. một đoạn thơ/ liên quan văn bản cụ thể. đến đoạn thơ. - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn II. Làm văn biểu cảm (kết hợp miểu tả và tự sự) - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 4 1 1 1 7 Tổng số điểm 4.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
  2. MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/Đơn vị TT Mức độ đánh giá Thôn Vận Chủ đề kiến thức Nhận g hiểu Vận dụng biết dụng cao 1 Đọc hiểu Thơ tự do * Nhận biết: - Nhận biết được chủ đề, 4 TL 1 TL thể loại. 1 TL - Nhận biết được kiểu câu, phương thức biểu đạt. * Thông hiểu: - Hiểu được nội dung chính của câu thơ/đoạn thơ cụ thể. * Vận dụng: - Thể hiện được ý kiến, quan điểm về những vấn đề đặt ra trong ngữ liệu. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: Nhận biết được trình bày cảm yêu cầu của đề về kiểu viết bài văn trình bày cảm xúc. nhận về một Thông hiểu: về nội dung, nhân vật trong hình thức đoạn trích đã Vận dụng: Viết được bài học. văn theo yêu cầu về độ dài. 1TL Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ vấn đề. Vận dụng cao: Viết được bài văn hoàn chỉnh trình bày cảm nhận của mình về nhân vật trong đoạn trích đã học. Tổng 4 TL 1 TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 10 10 50 Tỉ lệ chung 50 50 PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG NĂM HỌC 2023 - 2024
  3. MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!” (Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB G, 2016, tr.128) Câu 1. (0.5 điểm) Bài thơ Đồng chí được viết theo chủ đề gì? Câu 2. (0,5 điểm) Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu thơ “Đồng chí!” là kiểu câu gì? Câu 3. (1.0 điểm) Văn bản thuộc thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 4. (1.0 điểm) Giải thích nghĩa của từ “đầu” trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” trong đoạn thơ trên. Câu 5. (1.0 điểm) Nội dung chính của hai câu thơ sau là gì? “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.” Câu 6. (1.0 điểm) Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” đã thể hiện sự chia sẻ, gắn bó, yêu thương của những người lính. Từ hình ảnh đó kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương đối với đời sống con người. II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 tập 1 – NXBGDVN 2016) ………………………..HẾT……………………….. ( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) PHÒNG GD & ĐT NAM TRÀ MY ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
  4. NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm 1 - Chủ đề: Tình đồng chí, đồng đội trong chiến đấu. 0.5 2 - Thuộc loại câu: Đặc biệt 0.5 3 - Thể thơ của văn bản: Tự do 0.5 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Biểu cảm kết 0.5 hợp miêu tả và tự sự. 4 Từ “đầu” trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên 1.0 đầu”: là bộ phận trên cùng của cơ thể người hay bộ phận phía trước của động vật,nơi chứa bộ não hay một số giác quan khác. 5 - Nội dung chính của hai câu thơ trên: Nói lên hoàn 1.0 cảnh xuất thân của những người lính 6 Mức 1: HS có thể viết đoạn văn trả lời theo ý mình, có 1.0 nhiều cách diễn đạt nhưng cần đủ các ý sau: + Tình yêu thương trong bài thơ “Đồng chí” thể hiện qua sự sẻ chia từ miếng cơm, manh áo, đến mảnh chăn giữa những đêm giá rét ở núi rừng Trường Sơn khắc nghiệt. Và chính những biểu hiện tốt đẹp đó đã kéo những người lính trở thành tri kỉ của nhau. + Tình yêu thương trong xã hội biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức: qua lời nói, cử chỉ hay những hành động ấm áp. + Tình yêu thương xuất hiện ở mọi nơi: trong gia đình, trong nhà trường, trong những nơi công cộng. Sự chia sẻ yêu thương làm cho cuộc sống tốt đẹp và khiến chúng ta hạnh phúc hơn. 0.5 0.25 + Phê phán những người có lối sống ích kỉ, thiếu tình thương, vô cảm. Mức 2: HS có thể trả lời ít nhất được 2 ý ở mức 1. Mức 3: HS có thể trả lời ít nhất được 1 ý ở mức 1. Mức 4: HS không trả lời hoặc trả lời không liên quan đến nội dung câu hỏi. II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
  5. Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: giới thiệu một cách khái quát về nhân vật; phần thân bài: biết tổ chức thành 0.5 nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật ; phần kết bài: nêu được những cảm nhận, xúc cảm của cá nhân đối với nhân vật. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận của em về vẻ đẹp 0.5 của nhân vật Vũ Nương. c. Triển khai vấn đề miêu tả thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận. 0.5 Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý. c1. Dẫn dắt vấn đề: Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện 0.5 người con gái Nam Xương. c2. - Vũ Nương là một người vợ thủy chung 0.5 + Biết tính Trương Sinh hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng đến nỗi bất hòa bao giờ. + Trước khi chồng đi lính, nàng đã rót chén rượu đầy dặn dò những lời tình nghĩa. + Khi chồng đi lính, Vũ Nương luôn đợi chờ, ngóng trông và thông cảm cho Trương Sinh. 0.5 - Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo + Thay chồng phụng dưỡng mẹ. + Khi mẹ chồng ốm nàng đã thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên lơn cho bà bớt đi nỗi nhớ thương con. + Đến lúc bà mất, nàng đã hết lời thương xót, lo ma chay tế lễ cẩn thận như với cha mẹ đẻ của mình. 0.5 - Với con, Vũ Nương là một người mẹ mẫu mực + Khi chồng đi lính được đầy tuần, Vũ Nương sinh bé Đản. Một mình gánh vác chuyện gia đình nhưng chưa bao giờ nàng chểnh mảng chuyện con cái. + Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha của Đản cũng xuất phát từ nỗi nhớ chồng và muốn con mình vơi bớt đi nỗi thiếu vắng tình cảm của người cha. * Tác giả Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là đại diện cho hình ảnh của người phụ nữ truyền thống xưa. Thông qua hình tượng vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương, tác giả đã làm rõ được: + Số phận đầy thiệt thòi, bi thương, bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến nam quyền thối nát. + Thể hiện được hết những phẩm chất của người phụ nữ xưa: công – dung – ngôn – hạnh. + Là biểu tượng đẹp cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. c3. Khẳng định lại vấn đề: Vũ Nương là một người phụ nữ dung 0.5 hạnh nhưng lại tiêu biểu cho số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền.Lòng nhân đạo của tác giả: thông cảm, trân trọng, bảo vệ,… d. Sáng tạo: - Văn nghị luận biết kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả 0.5
  6. * Lưu ý : Tùy vào bài viết cụ thể của học sinh, giáo viên căn cứ vào hướng dẫn chấm, chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết giàu chất văn, có cảm xúc, có sự sáng tạo. DUYỆT TỔ ĐỀ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Lê Quốc Hội Phạm Phú Đạt TM. HỘI ĐỒNG DUYỆT ĐỀ CHỦ TỊCH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2