intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh, Duy Xuyên" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh, Duy Xuyên

  1. TRƯỜNG TH & THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận .Thời gian: 90 phút - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/đơn vị % TT Kĩ năng Nhận Thông Vận Vận kĩ năng1 điểm biết hiểu dụng dụng cao Đọc hiểu 1 Số câu 3 1 1 0 5 Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 Viết Viết bài văn 2 Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận thức dụng dụng biết hiểu cao 1 Đọc hiểu Văn bản nhật Nhận biết: 4 TL 1 TL 1 TL dụng - Nhận biết được phương thức biểu đạt, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, nguồn gốc của từ mượn. - Nhận ra lời dẫn trực tiếp và gián tiếp. Thông hiểu: - Hiểu và trình bày được nội dung của đoạn trích. Vận dụng: - Trình bày được cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân gợi ra từ văn bản. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: Học sinh nhận biết 1 TL* 1 TL* 1 TL* 1 TL* tự sự có sử được kiểu bài làm văn thuyết dụng yếu tố minh có kết hợp miêu tả và biện miêu tả và pháp nghệ thuật. miêu tả nội Thông hiểu: Học sinh biết cách tâm làm bài văn tự sự có bố cục hoàn chỉnh. Vận dụng: Biết dùng từ, đặt câu, liên kết câu và liên kết đoạn. Vận dụng cao: Viết được bài văn thuyết minh và biết vận dụng một cách sáng tạo các yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho bài văn trở nên sinh động. Tổng 4 TL 1 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  3. TRƯỜNG TH &THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên:..................................... NĂM HỌC 2023-2024 Lớp:................................... MÔN: NGỮ VĂN 9 (ĐỀ A) THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐIỂM NHẬN XÉT Duyệt đề I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Người lãnh đạo tránh tiếp khách dịp sinh nhật Trong một chuyến về miền Trung, tôi có may mắn đi cùng với cánh nhà báo có nhiều năm theo dõi mảng chính trị xã hội. Lần đó, nhà báo Thu Hồng kể cho chúng tôi nghe khá nhiều về những đức tính rất đặc biệt và đáng kính nể của Tổng bí thư. Chị Thu Hồng biết khá kỹ nhiều mẩu chuyện thú vị về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo rất mực giản dị, tinh tế, sâu sắc. Chị từng làm phóng viên chuyên trách của Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội (HTV) rồi làm lãnh đạo Ban Thời sự của HTV, sau đó chuyển sang Kênh Truyền hình báo Nhân Dân. Ngót 20 năm chị được phân công trong ê kíp tháp tùng ông Nguyễn Phú Trọng, từ khi ông còn ở cương vị Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội và suốt gần 2 nhiệm kỳ ông làm Tổng bí thư. Chị Thu Hồng kể ngày sinh nhật, Tổng bí thư thường đi công tác các tỉnh, rất ít khi ông ở nhà. Những lần ở Hà Nội, ông dành sự ưu tiên cho nhóm báo chí. Có lần, ông hẹn tiếp đón các phóng viên lúc 20h30. Sở dĩ vào giờ đó bởi ông có thói quen làm việc rất khuya. Sau khi ăn tối, ông coi tin tức truyền hình một chút, nghỉ ngơi 15 phút rồi ngồi làm việc tiếp. Bao giờ ông cũng tiếp cánh nhà báo với lạc rang, rượu Đông Hội cùng táo ta mang từ quê… Có lần chị Thu Hồng hỏi: "Sao anh không mở rộng cửa đón mọi người đến chúc mừng sinh nhật?". Tổng bí thư trả lời: "Mình không có thói quen tổ chức sinh nhật. Bây giờ còn đang làm việc, sẽ có nhiều người đến chúc mừng. Khi không làm nữa, chẳng có ai đến, lại suy nghĩ. Cứ thế này cho bình thường"… Hoá ra việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không đón khách đến mừng sinh nhật mình là như vậy. Cách nghĩ của mỗi cá nhân trong đời sống thì luôn luôn phong phú và đa dạng. Song, có thể nhận xét một điều, nó cũng được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống ngày hôm nay: việc ông chủ động lường trước cả những chuyện tế nhị ở đời như thế này là rất ý tứ… (Quốc Phong, nhà báo, sống tại Hà Nội 14/04/2022) https://vietnamnet.vn/nguoi-lanh-dao-tranh-tiep-khach-dip-sinh-nhat-2008799.html Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.75đ) Câu 2: Từ “nhà” trong nhà báo, nhà lãnh đạo là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0.75đ) Câu 3: Xác định nguồn gốc của các từ mượn sau: tháp tùng, cương vị. (0.750đ) Câu 4: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích? (0.75đ) Câu 5: Đọc đoạn trích, em nhận ra nét đẹp nào của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng? (1.0đ) Câu 6: Theo em, trong cuộc sống có cần phải “chủ động lường trước cả những chuyện tế nhị” trong giao tiếp không? Vì sao? (1.0đ) II. VIẾT (5 điểm) Hãy kể lại câu chuyện về một lần em mắc lỗi. (Kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm) BÀI LÀM:
  4. ……………………………………………………..……………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………
  5. TRƯỜNG TH &THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên:..................................... NĂM HỌC 2022-2023 Lớp:................................... MÔN: NGỮ VĂN 9 (ĐỀ B) THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐIỂM NHẬN XÉT Duyệt đề A. ĐỌC – HIỂU: (5.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận… […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống. […] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…” Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình. Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được! (Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.75đ) Câu 2: Nghĩa của từ “quả” dùng trong quả thận là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0.75đ) Câu 3: Xác định nguồn gốc của các từ mượn sau: đại phẫu thuật, định danh. (0,75đ) Câu 4: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích. (0.75đ) Câu 5: : Đọc đoạn trích, em nhận ra nét đẹp nào của mẹ con bà Thảo ? (1.0đ) Câu 6: Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được! Thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được theo suy nghĩ của em đó là gì? Bản thân em đã từng làm gì để nhận được thứ hạnh phúc tinh thần ấy? (1.0đ) B. LÀM VĂN: (5.0 điểm) Hãy kể lại câu chuyện về một lần em mắc lỗi. (Kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm) BÀI LÀM:
  6. ……………………………………………………..……………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… H
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ A CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 - Phương thức biểu đạt: tự sự 0.75 Câu 2 - Từ “nhà” trong nhà báo, nhà lãnh đạo là nghĩa chuyển 0.75 Câu 3 Nguồn gốc của các từ mượn: tháp tùng, cương vị, tế nhị: tiếng Hán 0.75 Câu 4 - HS xác định đầy đủ và chính xác: (Nếu trích không đúng 0.75 nguyên văn -0,25) HS chỉ được 1 trong 2 câu được bỏ trong dấu ngoặc kép. (0.5đ) + "Sao anh không mở rộng cửa đón mọi người đến chúc mừng sinh nhật?". +"Mình không có thói quen tổ chức sinh nhật. Bây giờ còn đang làm việc, sẽ có nhiều người đến chúc mừng. Khi không làm nữa, chẳng có ai đến, lại suy nghĩ. Cứ thế này cho bình thường" Câu 5 Đọc đoạn trích, em nhận ra nét đẹp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng 1.0 là: giản dị, tinh tế, sâu sắc. HS trả lời được 1 ý: 0,25. HS trả lời được 2 ý: 0,75. Câu 6 Trong cuộc sống có cần phải “chủ động lường trước cả những chuyện tế 1.0 nhị” trong giao tiếp không? Vì sao? (1.0đ) Mức 1 (1 đ): - Học sinh có thể nêu được các cách ứng xử khác nhau, song cần phù hợp với nội dung đoạn trích, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Gợi ý: + Nên chủ động lường trước những chuyện tế nhị trong giao tiếp để tránh những bất ngờ, cư xử không đúng mực; để luôn lịch sự, tôn trọng; + Không nhất thiết lúc nào cũng phải lường trước mọi việc vì như vậy quá vất vả, cuộc sống luôn chứa đầy những bất ngờ, những va chạm mà mình không biết trước được; 0.5 Mức 2 (0,5 đ): HS nêu được cách ứng xử phù hợp nhưng chưa sâu sắc, 0.0 toàn diện, diễn đạt chưa thật rõ. Mức 3 (0đ): Trả lời sai hoặc không trả lời.
  8. ĐỀ B PHẦN I: ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 - Phương thức biểu đạt: tự sự 0.75 Câu 2 -Nghĩa của từ “quả” dùng trong quả thận là nghĩa chuyển. 0.75 Câu 3 Xác định nguồn gốc của các từ mượn sau: đại phẫu thuật, định 0.75 danh:từ mượn gốc Hán . Câu 4 - HS xác định đầy đủ và chính xác: (Nếu trích không đúng nguyên 0.75 văn -0,25) Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…” Câu 5 Nét đẹp của mẹ con bà Thảo: + Biết yêu thương và chia sẻ 0,5 + cho đi những điều ít ai làm được nhưng lại cho rằng đó là điều 0.5 bình thường. Câu 6 - Thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được là niềm hạnh phúc của việc cho đi, của tinh thần sẻ chia, biết sống vì người khác, biết yêu thương với những số phận bất hạnh trong cuộc đời … - Học sinh có thể trả lời nhiều việc làm khác nhau. Song nội dung trả lời cần phải đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là những gợi ý: + Giúp đỡ người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn. + Góp quỹ bỏ heo đất giúp đỡ trẻ em miền núi. + ………………………………………… *Cách cho điểm: 1.0 - Mức 1: Nêu được nhiều việc làm cụ thể, đảm bảo chuẩn mực đạo đức. - Mức 2: Có nêu việc làm nhưng chưa cụ thể. 0,5 - Mức 3: Không nêu được việc làm nào hoặc không đáp ứng theo 0.0 yêu cầu câu hỏi. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm)
  9. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂ Hãy kể lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bố M mẹ. (Kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm) * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: 0.5 Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng đối tượng tự sự: Kể lại diễn biến tâm trạng của em sau khi 0.5 để xảy ra một chuyện có lỗi với bố mẹ. c. Triển khai hợp lí nội dung trình tự bài văn tự sự theo các định hướng sau * Mở bài: - Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp đến câu chuyện xảy ra khiến em có lỗi với 0.5 bố mẹ, thầy cô, bạn bè,... Đó là một kỉ niệm mà em không thể nào quên. * Thân bài 2.0 a. Nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - Dẫn dắt vào hoàn cảnh, nguyên nhân xảy ra câu chuyện đó: là cố ý, vô tình hay 0.5 do hiểu lầm? - Câu chuyện đó bắt đầu như thế nào? Thái độ, tâm trạng của em lúc đó ra sao? - Phản ứng của người đó: ngạc nhiên, sững sờ,… b. Kể diễn biến câu chuyện - Câu chuyện diễn ra với những hành động, diễn biến như thế nào? - Kể lại chi tiết những sự việc đã xảy ra trong buổi ngày hôm đó; chú ý đến diễn 0.75 biến tâm trạng của bản thân mình và của người đó c. Tâm trạng của em sau những gì đã xảy ra? Bài học mà em rút ra được. - Câu chuyện xảy ra như thế có kết cục ra sao? Người đó có tha thứ cho em không? Mối quan hệ hiện tại của hai phía như thế nào? 0.75 - Cảm nghĩ của em về sự việc đó: + Nhận ra lỗi lầm của mình, thấy ân hận, day dứt vì làm người đó buồn. + Xúc động trước sự khoan dung của người đó và tự nhủ không bao giờ tái phạm chuyện như vậy một lần nữa. * Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bài học rút ra từ câu chuyện được kể. 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về câu chuyện được kể. Biết kết hợp tốt miêu tả và miêu tả nội tâm. Biết liên hệ với thực tiễn 0.5 đời sống rút ra bài học để làm nổi bật câu chuyện; văn viết giàu hình ảnh, cảm
  10. xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 Duyệt chuyên môn Giáo viên ra đề Phan Thị Phương Nguyễn Thị Trần Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2