intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÝ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 9 (Đề tham khảo) Thời gian làm bài: 90 phút I/. Đọc hiểu: ( 5.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Một cô gái hỏi ông lão bán trứng: “Bao nhiêu tiền một quả trứng vậy ông?” Ông lão trả lời: “Một đô hai quả thưa cô!” Cô gái đáp: “Bán cho tôi một đô bốn quả, nếu không tôi không mua nữa”. Ông lão: “Được thôi, cô lấy đi, đây là khởi đầu tốt vì có lẽ tôi sẽ chẳng bán được gì trong ngày hôm nay”. Cô gái lấy trứng rồi hãnh diện bước đi. Cô cảm thấy mình đã trả được một món hời và đến một nhà hàng sang trọng gặp bạn bè. Ở đó, cô cùng các bạn ăn bất cứ thứ gì họ muốn. Tàn tiệc, hóa đơn của của họ lên tới 420 đô la. Cô gái đưa 500 đô cho chủ nhà hàng và bảo không cần trả lại. Sự việc có vẻ giản đơn nhưng lại thật đau khổ đối với ông lão bán trứng. Nhiều người trong chúng ta luôn hào phóng với những người giàu có, mà lại quên đi tình người với những người khốn khổ. (Theo Hạt giống tâm hồn) Câu 1/. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2/. Xác định một lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên và cho biết dấu hiệu nhận biết. Chuyển lời dẫn trực tiếp đó sang lời dẫn gián tiếp. Câu 3/. Câu “Một đô hai quả thưa cô” liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 4/. Cô gái có những cách ứng xử như thế nào với ông lão và với chủ nhà hàng? Hãy nhận xét về từng cách ứng xử ấy? Câu 5/. Hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học mà em rút ra được sau khi đọc xong văn bản trên (viết 3-5 câu) II/. Tạo lập văn bản: ( 5.0 điểm) Mỗi chúng ta, ai cũng có những người bạn thân và kỉ niệm sâu sắc với người bạn ấy. Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân. (Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.)
  2. --------------------------HẾT-------------------------- Đề 2: Em hãy đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện: “Chuyện người con gái Nam Xương” trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm nhân vật. ------------- HẾT--------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. DUYỆT ĐỀ TPCM DUYỆT ĐỀ GIÁO VIÊN SOẠN ĐỀ KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Minh Đức Lê Thị Thảo Hồ thị Mỹ Duyên
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA GHKI. NH 2023 – 2024 HUYỆN LONG ĐIỀN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI Thời gian làm bài: 90 phút I. HƯỚNG DẪN CHUNG - GV vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - GV cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I, Đọc – Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5 hiểu Câu 2. HS chỉ ra 01 cách dẫn trực tiếp 0.5 (5.0đ) Hs chỉ ra được các dấu hiệu nhận biết 0.5 - Chuyển sang cách dẫn gián tiếp 0.5 Câu 3: - Phương châm lịch sự 0.5 Câu 4: - Cô mặc cả từ 1 đô 2 quả thành 1 đô 4 quả -> keo kiệt, tính toán 0.5 từng đồng với người nghèo
  4. - Cô đưa 500 đô la và không lấy tiền thừa với ông chủ nhà hàng -> hành động thừa thãi với người giàu… 1.0 Câu 5: Hình thức: Học sinh nêu được bài học. Biết cách dùng từ, đặt câu theo quy định từ 3 – 5 câu, trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,… Nội dung: Gợi ý bài học rút ra từ văn bản: Bài học: Câu chuyện này để lại cho chúng ta một bài học rất chân thực và đáng suy ngẫm. Đó không là câu chuyện của riêng ai, bởi 1.0 sự thật là ngoài xã hội vẫn còn khá nhiều người như cô gái ấy. Chúng ta có thể hào phóng với những người giàu có, không khó khăn về vật chất nhưng lại tính toán chi li với những người nghèo khổ, đáng thương hơn mình. Lưu ý: Chấp nhận những câu trả lời khác của học sinh miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. II.Tạo YÊU CẦU: lập văn 1. Hình thức, kĩ năng: bản(5.0) - Làm đúng kiểu bài: Tự sự kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm 1.0 - HS viết bài văn đủ 3 phần (MB, TB, KB), biết chia các đoạn cân đối giữa các phần các khâu, các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí. - Trình bày bài khoa học, hạn chế tối đa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt câu. 2. Sáng tạo: Sáng tạo tình huống hợp lí. Xây dựng được văn bản có sử dụng hình thức kể chuyện phù hợp. Sử dụng hiệu quả các yếu tố kể, tả, biểu cảm,...vào trong bài văn tự sự. 3. Về nội dung: Đề 1: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản: 0.5 - Học sinh nhớ về kỉ niệm của mình với bạn - Nêu được tình huống truyện. Kể theo trình tự hợp lí. Sử dụng đúng ngôi kể (ngôi thứ nhất), có miêu tả, miêu tả nội tâm... Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm (Hoàn cảnh, thời gian khiến em nhớ về kỉ
  5. niệm khó quên đó...) Thân bài: Giới thiệu chung về người bạn của em: Người bạn đó là ai? 0.5 Em và bạn đó đã chơi với nhau bao lâu rồi? Cả hai có thường xuyên đi chơi, đi học cùng nhau không? Kể về kỉ niệm đáng nhớ của hai người: Kỉ niệm đó diễn ra vào lúc nào? Hôm đó là ngày gì? Có 4.0 hoạt động gì đặc biệt lúc đó không? Lúc sự kiện đó xảy ra, em và bạn đang làm gì? Cảm xúc, suy nghĩ của hai người? Kể lại chi tiết diễn biến sự kiện (mở đầu, tiến trình, kết thúc): trong đó chú ý đến miêu tả hoạt động, biểu cảm, suy nghĩ của em và bạn mình Sau khi sự kiện đó kết thúc: Em và bạn đã suy nghĩ gì? Tình bạn của hai người trở nên như thế nào sau sự kiện đó? Kết bài: 0.5 Ý nghĩa của sự kiện lần đó đối với em và tình bạn của em Mong muốn của em về tình bạn này Đề 2: Mở bài 0.5 Giới thiệu bản thân Khái quát về tình bản thân trải qua Thân bài Kể chi tiết diễn biến các sự việc xảy ra trong đó sử dụng yếu tố 4.0 miêu tả, miêu tả nội tâm nhân vật. Kết bài 0.5 Khái quát lại nội dung * Lưu ý: Học sinh có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Giáo viên cần linh hoạt trong việc chấm bài của thí sinh. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có nội tâm; có sự sáng tạo, phát hiện và phong cách riêng nhưng giàu tính thuyết phục. ______ ______ HẾT
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRA GHKI. NĂM HỌC HUYỆN LONG ĐIỀN 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng (cấp độ 1) (cấp độ 2)
  7. Cấp độ thấp Cấp độ cao (cấp độ 3) (cấp độ 4) 1. Đọc hiểu - Nhận diện - Hiểu được - Bài học, - Ngữ liệu: phương thức ý nghĩa các liên hệ từ văn bản nhật biểu đạt. chi tiết đặc ngữ liệu sắc của văn dụng/văn - Nhận diện bản. bản văn học. các phương - Chuyển - Tiêu chí châm hội cách dẫn. lựa chọn thoại ngữ liệu: 01 đoạn - Nhận diện trích/ văn lời dẫn trực tiếp, lời dẫn bản hoàn gián tiếp. chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương trình. Số câu: 2 2 1 Số câu: 5 Số điểm: 2.0 2.0 1.0 Số điểm:5.0 Tỉ lệ: 20% 20% 10% Tỉ lệ 50%
  8. 2. Tạo lập văn bản - Viết bài văn tự sự có Tạo lập bài sử dụng yếu tố miêu tả, văn tự sự miêu tả nội tâm. Số câu: 1 1 Số câu: 2 Số điểm: 1.0 5.0 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ: 10% 50% Tỉ lệ: 50% Số câu: 3 2 1 1 7 Số điểm: 2.0 2.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ: 20% 20% 10% 50% 100%
  9. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2023 – 2024 I.Phần Đọc – Hiểu văn bản - Phần văn bản nhật dụng - Chuyện người con gái Nam Xương; - Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14 - Đoạn trích: Chị em Thúy Kiều; Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du). - Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) * Nhận biết được những nét chính về tác giả, các phương thức biểu đạt. Hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. II. Phần tiếng Việt 1. Các phương châm hội thoại; 2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; 3. Các biện pháp tu từ. * Nắm vững khái niệm và xác định các biện pháp tu từ có trong đoạn văn, đoạn thơ. III. Phần Tạo lập văn bản Văn bản tự sự có kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm.
  10. -----HẾT-----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2