intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu và tạo lập văn bản. - Nâng cao khả năng cảm nhận văn học qua đoạn trích đã học. - Vận dụng kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. 3. Thái độ - Cẩn trọng khi làm bài. - Có ý thức độc lập trong làm bài, vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm một cách khoa học. 4. Năng lực, phẩm chất - Nhận thức, giải quyết vấn đề, cảm thụ văn chương, sáng tạo trong bài làm. - Trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ khi làm bài. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường - Thời gian: 90 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực cao số nội dung I. Đọc - PTBĐ chính. - Hiểu ý nghĩa Rút ra hiểu - Cách dẫn trực tiếp được thông Tiêu chí trong đoạn văn, lời điệp qua lựa chọn của nhân vật. văn bản. ngữ liệu: - Nội dung phần văn
  2. Văn bản bản - Số câu 3 1 1 5 - Số 3.0 1.0 1.0 5.0 điểm 30 % 10% 10 % 50% - Tỉ lệ Viết bài văn tự sự II. Tạo lập - Số câu 1* 1* 1* 1* 1 - Số 1.0 2.0 1.0 1.0 5.0 điểm 10 % 20% 10 % 10 % 50% - Tỉ lệ Tổng số 3 1 1 1 6 câu 4.0 3.0 2.0 1.0 10.0 Số điểm 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ IV. BẢNG ĐẶC TẢ Câu Mức Điểm Chuẩn đánh giá I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM) Câu 1 Nhận biết 1,0 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 Nhận biết 1,0 Nhận biết cách dẫn trực tiếp trong văn bản, lời của nhân vật. Biết được nội dung phần văn bản. Câu 3 Nhận biết 1,0 Hiểu về ý nghĩa văn bản Câu 4 Hiểu 1,0 Câu 5 Vận dụng thấp 1,0 Rút ra thông điệp gợi ra từ văn bản.
  3. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 ĐIỂM) Vận dụng cao 5,0 Vận dụng kiến thức và kỹ năng để viết một bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. V. ĐỀ I. Đọc - hiểu văn bản (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: NHÂN CÁCH QUÝ HƠN TIỀN BẠC “Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Ông thông minh, giỏi văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, muốn trích ít tiền trong kho, cho người đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Viên quan tin cẩn biết rõ tính tình Mạc Đĩnh Chi, khuyên vua: - Thưa Bệ hạ! Cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả lại ai thì mới nhận. Vua ưng thuận, sai người đem bỏ tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi. Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua: - Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ đó là tiền của một người muốn đút lót để nhờ vả việc gì đó. Xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ. Nhà vua đáp: - Khanh có khó nhọc giúp thì người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao? Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu:
  4. - Của cải không do tay mình làm ra, thần không tơ hào đến. Vua rất cảm kích trước sự liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.” (Theo Quỳnh Chi) Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (1,0 điểm). Tìm một lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên và cho biết đó là lời của nhân vật nào? Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao nhà vua lại sai người đem tiền bỏ vào nhà của Mạc Đỉnh Chi? Câu 4 (1,0 điểm). “Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua” thể hiện nhân cách gì của Mạc Đỉnh Chi? Câu 5 (1,0 điểm). Thông điệp mà em rút ra được từ văn bản trên là gì? II. Tạo lập văn bản (5.0 điểm) Ai trong chúng ta cũng đã từng mắc những sai lầm trong đời. Hãy viết bài văn tự sự kể về một lần em mắc lỗi khiến em nhớ mãi. VI. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm
  5. Phần Nội dung Điểm I. ĐỌC Câu 1: HS xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Tự sự 1.0 – HIỂU (5.0đ)
  6. Câu 2: - Xác định đúng lời dẫn trực tiếp. 0.5 - Xác định đúng lời của nhân vật. 0.5 Câu 3: Vì - Nhà vua biết cuộc sống hiện tại của Mạc Đỉnh Chi 0.5 nghèo túng - Nếu đem tiền đến Mạc Đỉnh Chi sẽ không nhận 0.5
  7. Câu 4. - Trong sạch, liêm khiết 0.5 - Coi trọng nhân cách hơn tiền bạc 0.5 (Có thể diễn đạt cách khác nhưng đảm bảo ý trên) Câu 5. Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng song cần lí giải hợp lý. Có thể tham khảo các ý sau: - Có thể nghèo tiền, nghèo bạc nhưng đừng bao giờ nghèo nhân cách và đạo đức vì đó là cách thể hiện giá trị của một con người. - Sống trong sạch, liêm khiết, coi trọng nhân cách hơn tiền bạc. -Mức 1: HS rút ra thông điệp có ý nghĩa tích cực, hợp lí, sâu 1.0 sắc. -Mức 2: HS HS rút ra thông điệp nhưng chưa sâu sắc, hợp 0.5 lý. 0 -Mức 3: Không rút ra được thông điệp.
  8. II. LÀM HS tạo lập được một bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu 5.0 VĂN cảm: kể về một lần em mắc lỗi mà em nhớ mãi. (5.0 đ) 1.Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm - Đảm bảo bố cục, diễn đạt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, hình thức trình bày.
  9. 2.Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các 0.5 phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: giới thiệu sự việc em mắc lỗi; Phần thân bài: Kể lại diễn biến sự việc; Phần kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc, ý nghĩa rút ra từ câu chuyện. 0.5 b. Xác định đúng nội dung câu chuyện: kể về một lần em mắc lỗi khiến em nhớ mãi. c. Triển khai câu chuyện thành các đoạn văn phù hợp: Vận dụng tốt các phương pháp viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách 0.75 khác nhau, sau đây một số gợi ý: 2.0 MB. Giới thiệu câu chuyện, nhân vật, sự việc. TB. Kể diến biến sự việc theo trình tự hợp lý: - Sử dụng yếu tố miêu tả để tả nhân vật, sự việc, cảnh vật - Miêu tả nội tâm nhân vật 0.75 - Biểu cảm KB. Kết thúc câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt trong sáng, khách quan, biết 0.25 kết hợp các các yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn sinh động, hấp dẫn, thuyết phục.
  10. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, 0.25 dùng từ, đặt câu. ……………..Hết……………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2