Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Ngok Bay, Kon Tum
lượt xem 0
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Ngok Bay, Kon Tum” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Ngok Bay, Kon Tum
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM MA TRẬN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH – THCS NGOK BAY NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Ma trận gồm 01 trang) Nội Số câu, Mức độ nhận thức Năng dung/đơn số điểm, Tổng TT Nhận Thông Vận Vận dụng lực vị kiến tỉ lệ % biết hiểu dụng cao thức I ĐỌC - Văn bản Số câu 2 + 1/2 2 + 1/2 05 HIỂU thơ Số điểm 2,0 2,0 4,0 Tỉ lệ 20,0 % 20,0 % 40,0 II LÀM Viết đoạn Số câu 1* 1* 1* 1* 02 VĂN văn nghị Số điểm 2,0 1,0 2,0 1,0 6,0 luận xã Tỉ lệ 20,0 % 10,0 % 20,0 % 10,0 % 60,0 hội và bài văn nghị luận văn học (về thơ) Số câu 2 + 1/2 2 + 1/2 1* 1* 07 Tổng Số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 Tỉ lệ 40,0 % 30,0 % 20,0 % 10,0 % 100 % Tỉ lệ chung 70,0 % 30,0 % 100 % -------------HẾT------------ (Trang 01/01)
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH – THCS NGOK BAY NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Bản đặc tả gồm 01 trang) Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung Thông Vận TT Kĩ năng Mức độ đánh giá Vận kiến Nhận biết hiểu dụng dụng thức cao I ĐỌC - Thơ Nhận biết: HIỂU - Nhận biết được phương thức Câu 1 biểu đạt chính của bài thơ. - Nhận biết được thể thơ thông Câu 2 qua số chữ, số dòng, cách hiệp vần. - Nhận biết được phép liệt kê Câu 5 - ý 1 có trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu được quan niệm của tác giả về tình bạn qua bài thơ. Câu 3 - Nhận xét được giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ. Câu 4 - Nêu được tác dụng của biện Câu 5 - ý 2 pháp tu từ liệt kê trong bài thơ. II LÀM Viết Viết được đoạn văn nghị luận VĂN đoạn trình bày về ý nghĩa của tình văn bạn trong cuộc sống. nghị Nhận biết: Xác định đúng nội luận dung nghị luận. Câu 6 xã hội Thông hiểu: Nắm được cấu trúc của đoạn văn nghị luận và Câu 6 nội dung cần nghị luận. Vận dụng: Viết được đoạn văn Câu 6 nghị luận trình bày về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống. Viết Viết được bài văn nghị luận bài phân tích một tác phẩm thơ. văn Nhận biết: Xác định đúng kiểu nghị bài nghị luận phân tích một tác luận về phẩm thơ. Câu 7 thơ Thông hiểu: Nắm được bố cục Câu 7 của bài văn nghị luận. Vận dụng: Viết được bài văn Câu 7 nghị luận phân tích một tác phẩm thơ. Vận dụng cao: Bài văn có luận Câu 7 điểm đúng đắn, lời văn chính xác, sinh động, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.
- Tổng 2 + 1/2 2 + 1/2 1 1 Tỉ lệ % 40,0 30,0 20,0 10,0 Tỉ lệ chung 70,0 % 30,0 % ------------HẾT-------------- (Trang 02/02)
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH-THCS NGOK BAY NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 07 câu, 01 trang) ĐỀ BÀI I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bạn đến chơi nhà Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta! (Nguyễn Khuyến) Câu 1 (0,5 điểm). Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2 (1,0 điểm). Xác định thể loại của bài thơ qua số dòng, số chữ và cách hiệp vần. Câu 3 (1,0 điểm). Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã thể hiện một quan niệm đẹp về tình bạn, theo em đó là quan niệm gì? Câu 4 (0,5 điểm). Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của bài thơ. Câu 5 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong bài thơ. II. LÀM VĂN (6,0 điểm). Câu 6 (1,0 điểm). Từ nội dung của phần đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 dòng) trình bày về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống. Câu 7 (5,0 điểm). Phân tích bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. ------ HẾT ------ (Trang 01/01)
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TH-THCS NGOK BAY KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Bản Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG Đề gồm 7 câu, theo hình thức tự luận. Câu 1, 2, 3, 4 kiểm tra năng lực đọc - hiểu, cảm nhận văn bản của học sinh. Câu 5 kiểm tra kiến thức về phần tiếng Việt. Câu 6, 7 kiểm tra năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học. Trong quá trình chấm điểm, giáo viên cần tôn trọng sự sáng tạo trong cách trình bày, lựa chọn và giải quyết vấn đề của học sinh. Khuyến khích những bài viết hay, giàu chất văn. Làm tròn điểm, ví dụ: 4,75 = 4,8 II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. ĐỌC - - Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm 0,5 HIỂU - Hướng dẫn chấm 1 - + Học sinh xác định đúng phương thức biểu đạt: 0,5 điểm + Học sinh không xác định được hoặc xác định sai phương thức biểu đạt: 0,0 điểm - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật 0,25 + Số dòng: 8 dòng 0,25 + Số chữ: 7 chữ 0,25 + Hiệp vần: Vần bằng ở tiếng cuối cùng của các câu 1, 2, 4, 6, 0,25 8 (nhà, xa, gà, hoa, ta) Hướng dẫn chấm 2 + Trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm + Trả lời đúng mỗi ý như đáp án: 0,25 điểm + Không trả lời được hoặc trả lời sai: 0,0 điểm Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã thể hiện một quan niệm đẹp về tình bạn: HS đưa ra các quan niệm về tình bạn qua bài thơ. Ví dụ: 3 Tình bạn đẹp là tình bạn chân thành, thắm thiết, vượt lên trên mọi 1,0 giá trị vật chất. ….. (HS có thể đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về tình bạn qua bài thơ, miễn là hợp lý thì GV vẫn chấm điểm tối đa). Hướng dẫn chấm + Nêu được quan niệm về tình bạn được thể hiện trong bài thơ: 1,0 điểm + Không nêu được hoặc nêu sai: 0,0 điểm Nhận xét về giọng điệu và ngôn ngữ của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”: - Giọng điệu: giọng điệu thơ vui tươi, hóm hỉnh… 0,25 - Ngôn ngữ: mang tính chất dân dã đời thường với hầu hết là các 0,25 từ thuần Việt. Hướng dẫn chấm 4 + Trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm
- + Trả lời đúng mỗi ý như đáp án: 0,25 điểm + Không trả lời được hoặc trả lời sai: 0,0 điểm 5 - Biện pháp tu từ Liệt kê: cá, gà, cải, cà, bầu, mướp 0,5 - Tác dụng: Liệt kê ra một loạt thứ có sẵn để tiếp bạn nhưng hóa 0,5 ra lại không có gì. Từ đó làm nổi bật tình bạn đậm đà, thắm thiết, tri kỉ vượt lên trên tất cả mọi vật chất. Hướng dẫn chấm: + Xác định đúng biện pháp liệt kê: 0,5 điểm + Nêu được tác dụng của phép liệt kê: 0,5 điểm + Không xác định được hoặc xác định sai biện pháp liệt kê: 0,0 điểm + Không nêu được hoặc nêu sai tác dụng của biện pháp liệt kê: 0,0 điểm II. LÀM * Yêu cầu: VĂN - Câu này nhằm đánh giá năng lực viết đoạn văn Nghị luận xã hội của học sinh: kĩ năng viết đoạn văn, kĩ năng bày tỏ nhận thức, quan điểm... - Đoạn văn cần có bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, rõ ý, đảm bảo số câu theo quy định. - Nội dung: Trình bày về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống: + Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình bạn 1 + Định nghĩa về tình bạn: Tình bạn là mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người dựa trên sự tương đồng về tính cách, sở thích, lí tưởng. + Ý nghĩa của tình bạn: ++ Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách. ++ Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống ++ Tình bạn làm niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa, giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa. - Bài học nhận thức: Cần xây dựng tình bạn dựa trên sự chân thành, tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi, ích kỉ… Lập luận chặt chẽ và thuyết phục. 0,75 - 1,0 Lập luận khá chặt chẽ, thuyết phục. 0,5 Lập luận thiếu chặt chẽ, thiếu thuyết phục. 0,25 Không viết được đoạn văn hoặc viết lạc đề. 0,0 1. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận văn học. 0,25 2. Xác định đúng nội dung nghị luận: Phân tích bài thơ “Bạn đến 0,25 chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. 3. Triển khai nội dung bài văn: HS có thể có nhiều cách diễn đạt 2 khác nhau nhưng cơ bản phải đảm bảo các nội dung sau: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Khuyễn - Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…) Giới thiệu có dẫn nhập hợp lí. 0,5 Chỉ giới thiệu không có phần dẫn nhập. 0,25
- Không có phần giới thiệu hoặc giới thiệu sai lệch. 0,0 b. Thân bài: * Cảm xúc của tác giả khi bạn đến chơi nhà: Đã bấy lâu nay bác tới nhà - Cụm từ “đã bấy lâu” đã vẽ lên khoảng thời gian đã quá lâu rồi mà người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. Chính vì lẽ đó khi được bạn đến thăm nhà thơ rất đỗi vui mừng. - Tác giả đã lựa chọn cách xưng hô rất thân mật, gọi bạn là “bác” -> thể hiện sự thân tình, gắn bó giữa hai người. - Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách. => Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà. * Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến thăm nhà Nhà thơ đã tạo ra một hoàn cảnh đầy éo le khi bạn đến chơi nhà: - Trẻ thời đi vắng - không có ai để sai đi mua đồ ăn tiếp đãi bạn. - Chợ thời xa - gợi sự xa xôi, đi chợ rất mất thời gian cũng như không có người ở nhà tiếp bạn. - Còn trong nhà thì không có gì: + Ao sâu - khôn chài cá: khó mà bắt được cá để mời bạn. + Cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa -> tất cả rau quả, cây trái trong nhà chưa thể ăn được. + Miếng trầu - ngay cả thứ quan trọng nhất (Miếng trầu là đầu câu chuyện) cũng không có. - Nghệ thuật; + Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai + Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định… => Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn. * Tình cảm bạn bè thắm thiết - Tiếp bạn không có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị mà chỉ cần có một tấm lòng chân thành, một tình bạn thắm thiết là đủ. - “Ta với ta”: + Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình - chủ nhà + Từ “ta” thứ hai: người bạn - khách - Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, chỉ còn lại sự hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn. Tất cả những thứ vật chất cao sang như đã bị xoá nhoà. Tình bạn của hai người là thứ quý giá nhất. * Có thể liên hệ với tình bạn trong bài “Khóc Dương Khuê” của tác giả. Bài làm kết hợp tốt các thao tác phân tích, chứng minh…; bố cục 3,0 chặt chẽ, luận cứ thyết phục; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu.
- Thể hiện được 2/3 nội dung yêu cầu; phương pháp làm bài nghị 2,0 - 2,5 luận khá; bố cục tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên một số chỗ diễn đạt còn chưa rõ ý. Thể hiện được 1/2 nội dung yêu cầu; bố cục đủ ba phần; cách 1,0 - 1,5 triển khai đôi chỗ còn lỏng lẻo; bài làm đôi chỗ còn hời hợt, thiếu lí lẽ và dẫn chứng; còn sai khá nhiều lỗi dùng từ, đặt câu. Bài làm quá sơ sài, bố cục chưa hoàn chỉnh. 0,5 - 0,75 Viết lạc đề hoặc để giấy trắng 0,0 c. Kết bài: Khái quát giá trị của bài thơ và nêu tác động của bài thơ đối với cá nhân em. Có cách kết thúc hay, tạo được dư âm trong lòng người đọc. 0,5 Có kết bài nhưng qua loa, thiếu ý hoặc có ý nhưng diễn đạt lủng 0,25 củng, vụng về. Chưa có kết bài hoặc kết bài sai lệch. 0,0 4. Sáng tạo: Suy nghĩ mới mẻ, cách triển khai nội dung chặt chẽ, 0,25 lời văn hấp dẫn, thuyết phục. 5. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, 0,25 dùng từ, đặt câu. -------------HẾT--------------- (Trang 04/04) Kon Tum, ngày 21 tháng 10 năm 2024 DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TTCM GV RA ĐỀ Nguyễn Thị Hồng Ái Lê Xuân Vinh Phạm Thị Lan Hương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 204 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 271 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 188 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 176 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 205 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 180 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 175 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn