intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025. MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 9 Tổng Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Kĩ năng (Số câu) hiểu (Số câu) cao TT (Số câu) (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 4 0 2 0 2 0 0 8 1 Tỉ lệ % 20% 15% 15% 50 điểm Viết Viết bài Số câu văn nghị 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 về một vấn đề cần giải quyết 2 (con Tỉ lệ % người 20% 10% 10% 10% 50 điểm trong mối quan hệ với tự nhiên). Tỷ lệ % điểm các mức 100 độ
  2. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025. MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TT Nội dung/Đơn Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ năng vị kiến thức giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết: 4 câu TN - Nhận biết về thể loại; - Nhận biết về người kể chuyện; - Nhận biết chi 2 câu TL tiết kể về nhân vật; - Nhận biết về hoạt động của 2 câu TL nhân vật; Thông hiểu: Đoạn trích - Hiểu được tâm 1. Đọc hiểu truyện truyền kì. trạng, hành động của nhân vật; - Hiểu được thông điệp gợi ra từ đoạn trích. Vận dụng: - Bài học bản thân rút ra từ câu chuyện; -Trình bày được quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản.
  3. 2. Viết Viết bài văn nghị Nhận biết: nhận 1* 1* 1* 1* luận về một vấn biết được yêu đề cần giải quyết cầu của đề về kiểu văn bản (con người trong nghị luận về một mối quan hệ với vấn đề cần giải tự nhiên). quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên), bài viết có bố cục 3 phần. Thông hiểu: biết dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo ngữ pháp để thể hiện quan điểm của mình về vấn đề nghị luận. Vận dụng: vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phương tiện liên kết, các kĩ năng lập luận, biết kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện rõ được quan điểm của mình về vấn đề.
  4. Vận dụng cao: sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng một cách thuyết phục. Tỉ lệ % điểm 65 35 Tổng điểm 10 TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 Họ và tên: ...................................... Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Lớp: 9/.... Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU: (5,0 điểm) Đọc văn bản sau: (Tóm tắt phần đầu: Từ Thức làm quan Tri huyện Tiên Du, nhân một buổi xem hội hoa mẫu đơn mà cứu giúp một người con gái đẹp. Vì tính ham thơ mến cảnh nên chàng đã từ quan mà chọn sống chốn nước biếc non xanh. Một hôm Từ Thức mải vãn cảnh mà lạc vào động tiên, gặp lại người con gái mà chàng đã cứu hôm đi hội, mới biết hóa ra cô gái đó chính là nàng tiên Giáng Hương, con của bà tiên cai quản vùng núi Phù Lai, động tiên thứ 6 trong 36 động tiên bồng bềnh ngoài biển cả. Để báo đáp ơn cứu mạng trước kia, phu nhân đã tác hợp cho Từ Thức và Giáng Hương nên duyên vợ chồng trong sự chúc phúc của quần tiên.)
  5. Nhưng từ khi chàng bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm sương sa gió thổi, bóng trăng sáng nhòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương nam, Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng: - Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu. Rồi nhân lúc rỗi, chàng nói với nàng rằng: - Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin nể tình mà cho được tạm về thăm nhà, chẳng hay ý nàng nghĩ ra sao? Giáng Hương bùi ngùi không nỡ dứt. Từ lang nói: - Tôi xin hẹn trong một thời kỳ bao nhiêu lâu, để về cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng già ở chỗ làng mây bến nước. Giáng Hương khóc mà nói: - Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê hương của chàng. Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi, dù nay chàng về, nhưng chỉ e liễu sân hoa vườn, không còn đâu cảnh tượng như ngày trước nữa. Nàng nhân thưa với phu nhân, phu nhân nói: - Không ngờ chàng lại thắc mắc vì mối lòng trần như vậy. Nhân cho một cỗ xe cẩm vân để chàng cưỡi về. Nàng cũng đưa cho chàng một bức thư viết vào lụa mà nói: - Ngày khác trông thấy vật này, xin đừng quên mối tình cũ kĩ... Rồi trào nước mắt mà chia biệt. Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến nhà, thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc màu xanh thủa nọ. Bèn đem tên họ mình hỏi thăm những người già cả thì thấy có người nói: - Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn 80 năm, nay đã là năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi. Chàng bấy giờ mới buồn bực bùi ngùi; muốn lại lên xe mây để đi, nhưng xe đã hóa làm một con chim loan mà bay mất. Mở thư ra đọc, thấy có câu: "Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên biển, dịp khác còn đâu!" mới biết là Giáng Hương đã nói trước với mình những lời ly biệt. Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất.
  6. (Trích Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, trang 259 - 260). Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm): Tác phẩm Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên thuộc thể loại nào? A. Truyện truyền kì. B. Truyện ngắn. C. Truyện vừa. D. Tiểu thuyết. Câu 2 (0,5 điểm): Xác định người kể chuyện trong văn bản trên. A. Từ Thức và phu nhân; B. Giáng Hương và phu nhân; C. Từ Thức và Giáng Hương; D. Người kể chuyện giấu mặt. Câu 3 (0,5 điểm): Khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy những gì? A. Khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy: vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc mầu xanh thủa nọ. B. Khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy: ao sen đã đổi thay mầu biếc, bóng trăng sáng nhòm qua cửa sổ, vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa. C. Khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy: ao sen đã đổi thay mầu biếc, bóng trăng sáng nhòm qua cửa sổ, có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc mầu xanh thủa nọ. D. Khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy: ao sen đã đổi thay mầu biếc, một chiếc tàu buôn đi về phương nam, vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa. Câu 4 (0,5 điểm): Trong đoạn trích trên, Từ Thức đã đi đâu sau khi xem bức thư của Giáng Hương? A. Chàng đi vào vùng núi Hoa Quả Sơn. B. Chàng đi vào vùng núi Hoành Sơn. C. Chàng đi vào vùng núi Thái Sơn. D. Chàng đi đến nhà Trương Ba đánh cờ. Câu 5 (0,75 điểm): Tại sao Giáng Hương nghe chồng mình xin về quê cũ thì nàng lại khóc và nói: “Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê của chàng. Song trần gian nhỏ hẹp, kiếp người ngắn ngủi, dù chàng có về nhưng chỉ e sân liễu vườn hoa, cảnh tượng không như ngày trước nữa.”? Câu 6 (0,75 điểm): Qua văn bản trên, theo em tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì? Câu 7 (0,75 điểm): Từ câu chuyện kể về nhân vật Từ Thức, em hãy rút ra bài học. Câu 8 (0,75 điểm): Nêu suy nghĩ của em về luận đề: Quê hương trong tim mỗi người. II. VIẾT (5,0 điểm) Đề bài: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em.
  7. BÀI LÀM
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2024 - TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG 2025 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) (Hướng dẫn chấm này có 05 trang) I. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: năng lực và phẩm chất. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể : Đáp án và thang điểm Phần I: ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 Phương án trả lời A D A B
  9. Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Tự luận (3,0 điểm) Câu 5 (0,75 điểm): Dựa vào nội dung ngữ liệu, HS có câu trả lời cụ thể. * Gợi ý đáp án: - Giáng Hương biết một năm trên trời bằng trăm năm ở hạ giới. - Vì nàng biết chồng đi sẽ không thể quay trở lại. - Vì Giáng Hương biết mối duyên giữa nàng và Từ Thức đã tận. (+ ....) * Hướng dẫn chấm: Mức 1 (0,75) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0,25 đ) Mức 4 (0,0 đ) Học sinh lý giải nội Học sinh lý giải nội Học sinh lý giải Học sinh không trả dung đầy đủ, hợp lý, dung được 2 ý, sức nội dung được 1 ý lời hoặc trả lời thuyết phục cao. thuyết phục chưa cao. phù hợp. không đúng với yêu cầu của đề. Câu 6 (0,75 điểm): Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. * Gợi ý đáp án : - Hạnh phúc không phải chỉ ở sự đầy đủ về vật chất, mà còn ở thứ khác quan trọng hơn là sự tự do. - Không ai có thể tắm hai lần trong một dòng sông, điều gì đã đi qua không thể lấy lại được. (+ ....) * Hướng dẫn chấm: Mức 1 (0,75) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0,25 đ) Mức 4 (0,0 đ)
  10. Học sinh trình bày nội Học sinh trình bày Học sinh trình bày Học sinh không trả dung thông điệp đầy được nội dung thông được một nội dung lời hoặc trả lời đủ, hợp lí, thuyết phục điệp, có sức thuyết thông điệp phù không đúng với cao. phục. hợp, sức thuyết yêu cầu của đề. phục chưa cao. Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh trả lời cách khác nhưng đảm bảo về nội dung yêu cầu. Câu 7 (0,75 điểm): * Gợi ý đáp án : Câu chuyện về chàng Từ Thức đã cho ta thấy được bài học về tình yêu quê hương, đất nước. Cho dù có đi xa tới đâu, có được thưởng thức những của quý, cảnh đẹp ở nhiều nơi khác thì quê hương vẫn sẽ là nơi ấn tượng nhất, ý nghĩa nhất đối với bản thân mỗi con người. * Hướng dẫn chấm: Mức 1 (0,75) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0,25 đ) Mức 4 (0,0 đ) Học sinh trình bày nội Học sinh có nêu nội Học sinh nêu bài Học sinh không dung bài học đầy đủ, dung bài học nhưng học còn sơ sài. trả lời hoặc trả lời hợp lí, rõ ràng. chưa sâu, chưa đầy đủ. không đúng với yêu cầu của đề. Câu 8 (0,75 điểm): Nêu suy nghĩ của em về luận đề: Quê hương trong tim mỗi người. * Yêu cầu: Thể hiện được suy nghĩ của * Hướng dẫn chấm: bản thân về luận đề: Quê hương trong - Nội dung đầy đủ, rõ ràng, bày tỏ được suy tim mỗi người. nghĩ về quê hương, thể hiện tốt nhận thức Sau đây là gợi ý: của bản thân, ghi 0,75 điểm. Bày tỏ được suy nghĩ: quê hương là một - Nội dung chưa đầy đủ, ghi 0,5 điểm.
  11. phần không thể thiếu trong tiềm thức của - Nội dung còn sơ sài, ghi 0,25 điểm. mỗi người. Đó là nơi ta sinh ra, lớn lên, nơi - Học sinh viết sai đề tài hoặc không làm, lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. ghi 0,0 điểm. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn ta; là nơi mà chúng ta tìm về để được che chở khỏi sự xô bồ, ồn ào của xã hội ngoài kia. (+ ....) Phần II: VIẾT (5,0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc của bài văn nghị luận giải quyết một vấn đề. 0,5 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 3. Triển khai đúng vấn đề. 3,5 4. Chính tả, ngữ pháp. 0,25
  12. 5. Sáng tạo. 0,25 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0,5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí đánh giá Bài làm đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần: Mở bài: Biết dẫn dắt hợp lý và giới thiệu vấn đề, nêu sự cần thiết của việc bàn luận vấn đề. Thân bài: Triển khai được các luận điểm thể hiện quan điểm của học sinh xét 0,5 điểm trên từng khía cạnh của vấn đề, đưa ra các ý kiến trái chiều phản bác, đồng thời đề xuất được các giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề. Kết bài: Khẳng định được tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra. 0,25 điểm Bài làm chưa đầy đủ, rõ ràng về cấu trúc và nội dung từng phần. Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên (thiếu Mở bài hoặc Kết bài, hoặc 0,0 điểm cả bài viết chỉ một đoạn văn). 2. Tiêu chí 2: Xác định đúng yêu cầu của đề (0,5 điểm) 0,5 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Về vấn khai thác và sử 0,0 Xác định không đúng vấn đề nghị luận. dụng tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em. 3. Tiêu chí 3: Triển khai đúng vấn đề (3,5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. - Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận xã hội đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý
  13. cơ bản sau: 1. Mở bài: - Biết dẫn dắt hợp lý và giới thiệu vấn đề: Khai thác và sử dụng tài nguyên 0,5 thiên nhiên ở địa phương. - Nêu được sự cần thiết của việc bàn luận vấn đề: quá trình phát triển kinh tế, việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến sự bền vững của môi trường sống. 2,5 2. Thân bài: Triển khai được các luận điểm thể hiện quan điểm của học sinh xét trên từng khía cạnh của vấn đề, đưa ra các ý kiến trái chiều phản bác, đồng thời đề xuất được các giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề. Có thể giải quyết vấn đề theo các luận điểm sau đây: * Luận điểm 1: Giải thích vấn đề, nêu thực trạng: + Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và đời sống hàng ngày của người dân... + Tuy nhiên, nếu không được khai thác một cách hợp lý, tài nguyên thiên nhiên sẽ nhanh chóng cạn kiệt, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. + Tình trạng khai thác tài nguyên đang diễn ra khá phức tạp. Nhiều khu rừng tự nhiên bị chặt phá để lấy gỗ, làm nương rẫy; săn bắt các loại động vật quý hiếm; khai thác khoáng sản trái phép... làm giảm diện tích rừng, gây nhiều tác hại đến đời sống... (+ ...) * Luận điểm 2: Tác động tích cực của việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đúng mức. Rừng cung cấp gỗ, nguồn thức ăn, nguồn thuốc, nước sạch, không khí trong lành và cảnh quan tươi đẹp … (dẫn chứng); ... (+ ...) * Luận điểm 3: Ảnh hưởng tiêu cực của của việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức. - Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: + Khai thác tài nguyên quá mức dẫn đến biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan: gây ra hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất; làm suy giảm chất lượng
  14. môi trường sống; ảnh hưởng đến sức khỏe con người; giảm đa dạng sinh học; làm giảm khả năng phát triển kinh tế bền vững của địa phương... + Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức tác động trực tiếp đến đời sống con người, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và gây ra các vấn đề xã hội khác: dẫn đến tình trạng dân di cư và kéo theo các vấn đề khác (dẫn chứng)... - Nguyên nhân: (chủ quan, khách quan). * Luận điểm 4: Ý kiến trái chiều và phản bác. HS đưa ra được ý kiến trái chiều liên quan đến vấn đề và có cách phản bác hợp lý. - Chẳng hạn ý kiến: khai thác tài nguyên thiên nhiên như chặt phá rừng làm nương rẫy ... chính là để mở rộng, thêm đất canh tác, phục vụ cuộc sống con người. - Phản bác ý kiến. * Luận điểm 5: Giải pháp có tính khả thi để khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên tại địa phương. + Cần có những hành động thiết thực:... + Khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường. + Mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường sống quanh,... + Nhà nước cần tăng cường sự quản lí cũng như xử phạt nghiêm minh,... + Có các chính sách hợp lí, hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân,... + Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải trong khai thác khoáng sản tại địa phương,... (+ ...) 3. Kết bài: Khẳng định được tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải 0,5 quyết hiệu quả vấn đề đặt ra. Đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. - Liên hệ: Mỗi người cần chung tay để ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên quá mức... Hướng dẫn chấm tiêu chí “Triển khai vấn đề nghị luận”: - Từ 3,0 đến 3,5 điểm: Bài làm triển khai các luận điểm đầy đủ, sâu sắc; tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng. Vận dụng thành thạo phương pháp làm bài nghị luận xã hội để làm rõ vấn đề. Thể hiện kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Thể hiện tốt sự sáng tạo, liên hệ thực tế trong quá trình giả quyết vấn đề đặt ra. - Từ 2,0 đến 2,75 điểm: Bài làm phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu. Biết vận dụng phương pháp làm bài nghị luận xã hội để làm rõ vấn đề. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế
  15. lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Có thể hiện sự sáng tạo, liên hệ thực tế trong quá trình giả quyết vấn đề đặt ra. - Từ 1,0 đến 1,75 điểm: Thể hiện được nội dung vấn đề song chung chung, chưa đầy đủ. - Từ 0,25 đến 0,75 điểm: Chưa biết cách vận dụng phương pháp làm bài nghị luận xã hội để làm rõ vấn đề... Nội dung bài viết sơ sài. - 0,0 điểm: Bài làm không phải là bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. 4. Tiêu chí 4: Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự lô-gic giữa các câu, 0,25 điểm các đoạn trong bài văn. - Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. 0,0 điểm - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ. 5. Tiêu chí 5: Sáng tạo (0,25 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí
  16. 0,25 điểm Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng. 0,0 điểm Chưa có sáng tạo. --------------------- Hết ---------------------
  17. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 Họ và tên: ...................................... DÀNH CHO HS KHUYẾT TẬT Lớp: 9/.... Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2