intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam" được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I GD NĂM HỌC 2023-2024 ĐT MÔN: SINH 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT QUẢN G NAM TRƯỜ NG THPT LƯƠN G THÚC KỲ NHÓ M SINH- CÔN G NGHỆ ***** * Phần 1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TT Đơn vị Mức Tổng kiến độ thức nhận thức
  2. Vận Thời % tổng Nhận Thông Vận dụng Số CH gian biết hiểu dụng điểm cao (phút) Thời Thời Thời Thời Số CH gian Số CH gian Số CH gian Số CH gian TN TL (phút) (phút) (phút) (phút) MỞ 1 ĐẦU 1,5 5 1 1 0,5 5 - - 2 1,5 11 2,67 GIỚI THIỆ U CHUN G VỀ CÁC CẤP 2 ĐỘ 1 0,75 1 1 - - - - 2 1,75 0,67 TỔ CHỨ C CỦA THẾ GIỚI SỐNG 3 SINH HỌC 7 5,25 2 13 1 5 3 9 2 32,25 7,00 TẾ BÀO Tổng 9,5 11 4 15 1,5 10 1 9 15 3 45 10,0 Tỉ lệ 40 30 20 10 (%) Tỉ lệ 70 30 chung (%)
  3. PHẦN 2: BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: SINH HỌC LỚP 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút TT Chương / Đơn vị kiến Mức độ Mức độ Chủ đề thức kiểm tra, đánh giá TH VD VDC MỞ ĐẦU Giới thiệu khái quát - Đối tượng và Nhận biết chương trình môn Sinh các lĩnh vực - Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong học nghiên cứu của tương lai. sinh học - Mục tiêu của môn Sinh học - Vai trò của sinh học - Sinh học trong 1 tương lai - Các ngành nghề liên quan đến sinh học Sinh học và sự phát Nhận biết triển bền vững - -Trình bày được khái niệm phát triển bền vững. (Tự luận) - Vận dụng - Vận dụng kiến thức về phát triển bền vững. (Tự luận) 1/2 Các phương pháp Thông hiểu nghiên cứu và học tập 1 môn Sinh học - Hiểu được một số phương pháp nghiên cứu sinh học.
  4. − GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ 2 CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG − Nhận biết − Khái niệm và - Nhận ra được trình tự đúng về các cấp độ tổ đặc điểm của cấp chức sống cơ bản. độ tổ chức sống Thông hiểu − Các cấp độ tổ - - Hiểu được các đặc điểm chung của các chức sống cấp độ tổ chức sống. Quan hệ giữa các 1 cấp độ tổ chức sống SINH HỌC TẾ BÀO Thành phần hoá học Các nguyên tố Nhận biết của tế bào hoá học trong tế bào - - Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính − Nước trong tế có trong tế bào (C, H, O, N, ). bào - - Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đại lượng trong tế bào. - - Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau). Vận dụng - Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử 3 nước quy định vai trò sinh học của nước trong 1
  5. tế bào. (Tự luận) ( TL) Vận dụng cao - Hiểu được vai trò của nước đối với tế bào và 1 cơ thể sống. Các phân tử sinh Nhận biết học trong tế bào - - Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp carbohydrate cho cơ thể. - - Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp lipid cho cơ thể. - - Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp protein cho cơ thể. Thông hiểu - Hiểu được đơn phân cấu tạo nên các loại đường đa . - - So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các đại phân tử sinh học (các loại loại 1 lipid hoặc DNA và RNA). (Tự Luận) - Vận dụng cao - - Vận dụng được chức năng của các đại 1(TL) phân tử hữu cơ ( lipid, protein). 2 4 1,5 3
  6. ĐỀ GỐC 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hướng nào sau đây? A. Chỉ nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ cơ bản . B. Chỉ nghiên cứu sự sống ở cấp độ ứng dụng . C. Mở rộng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng . D. Ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội,văn hóa . Câu 2. Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau: (1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể (4) quần xã (5) hệ sinh thái Phương án nào sau đây đúng nhất về các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé ? A. 2 → 3 → 4 → 5 → 1. B. 5 → 4 → 3 → 1 → 2. C. 1 → 2 → 3 → 4 → 5. D. 2 → 1 → 3 → 4 → 5. Câu 3. Các nguyên tố chính để cấu tạo nên chất sống gồm những nguyên tố nào? A. C, H, O, N. B. C, H, O, P. C. O, P, C, N. D. H, O, N, P. Câu 4. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là? A. Hydrogen. B. Carbon. C. Oxygen. D. Nitrogen. Câu 5. Nhận định nào sau đúng về vai trò của nguyên tố vi lượng? A. Là thành phần cấu tạo chính của các hợp chất hữu cơ. B. Tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ. C. Tham gia cấu tạo các enzyme và hoạt hóa enzyme. D. Cấu tạo các polysaccharide trong tế bào. Câu 6. Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên các chất nào sau đây? A. Đại phân tử hữu cơ. B. Lipid, enzyme C. Protein, vitamin. D. Glucose, tinh bột, vitamin Câu 7. Nhóm thực phẩm nào dưới đây là nguồn chính cung cấp chất đường bột cho cơ thể? A. Dừa, mỡ lợn, dầu hạt cải. C. Tôm, thịt gà, trứng vịt. B. Bắp cải, cà rốt, cam. D. Gạo, ngô, khoai lang. Câu 8. Sản phẩm nào sau đây không phải là nguồn cung cấp lipid (chất béo) cho cơ thể? A. Gạo. B. Dầu ăn. C. Dừa. D. Mỡ động vật. Câu 9. Thực phẩm nào sau đây không phải là nguồn cung cấp protein (chất đạm) cho cơ thể? A. Thịt. B. Trứng. C. Sữa. D. Dầu ăn. Câu 10. Những phương pháp nghiên cứu và học tập nào sau đây được sử dụng trong Sinh học? 1. Phương pháp quan sát. 2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. 3. Phương pháp thực nghiệm khoa học. 4. Phương pháp khảo sát địa chất công trình. A. 1, 2 và 3. B. 2, 3 và 4. C. 1, 2 và 4. D. 1, 3 và 4. Câu 11. Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao? A. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường. B. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh. C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục tiến hóa. D. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động.
  7. Câu 12. Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucose? A. Cellulose. B. Lactose. C. Chitin. D. Sucrose. Câu 13. Trong các nhận định sau, nước có những vai trò nào đối với tế bào? 1. Môi trường khuếch tán và vận chuyển các chất 2. Môi trường diễn ra các phản ứng hóa sinh 3. Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh 4. Tham gia cấu tạo và bảo vệ các các cấu trúc của tế bào 5. Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. 6. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào. A. 2,3,4,6. B. 1,3,4,6. C. 1,2,3,5. D. 1,2,3,4. Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điểm khác nhau giữa protein và lipid? A. Đều có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân. B. Gồm các nguyên tố C, H, O,N,... . C. Đều có các liên kết trong cấu trúc phân tử. D. Đều là các phân tử sinh học cấu tạo nên tế bào sống . Câu 15. Protein không có chức năng nào sau đây? A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào. B. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin. C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. D. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể. II. Phần tự luận ( 5 điểm). Câu 1. Nêu khái niệm phát triển bền vững? Là một học sinh em sẽ làm gì để góp phần phát triển bền vững trong tương lai? (2 điểm) Câu 2. So sánh điểm giống nhau và khác giữa dầu với mỡ ? (2 điểm ) Câu 3. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tinh có dấu vết của nước (1 điểm)
  8. TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TỔ : SINH – CÔNG NGHỆ MÔN: SINH HỌC 10 (Đề kiểm tra có ... trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hướng nào sau đây? A. Chỉ nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ cơ bản . B. Chỉ nghiên cứu sự sống ở cấp độ ứng dụng . C. Mở rộng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng . D. Ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội,văn hóa . Câu 2. Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau: Phương án nào sau đây đúng nhất về các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn ? (1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể (4) quần xã (5) hệ sinh thái A. 2 → 3 → 4 → 5 → 1. B. 5 → 4 → 3 → 1 → 2. C. 1 → 2 → 3 → 4 → 5. D. 2 → 1 → 3 → 4 → 5. Câu 3. Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là: A. Fe, C, H. B. C, N, P, Cl. C. C, N, H, O. D. K, S, Mg, Cu. Câu 4. Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau? A. Hydrogen. B. Nitrogen. C. Oxigen. D. Carbon. Câu 5. Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống có đặc điểm nào sau đây? A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với khối lượng chất sống của cơ thể. B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng. C. Không tham gia vào cấu tạo nên hệ enzyme trong tế bào. D. Là những nguyên tố chiếm phần lớn trong chất chất sống. Câu 6. Khi nói về nguyên tố đa lượng, nhận định nào sau đây đúng? A. Chiếm lượng nhỏ trong cơ thể sinh vật ( 0,01%). B. Chỉ tham gia vào xúc tác, không tham gia vào cấu tạo. C. Chỉ tham gia vào cấu tạo, không tham gia vào xúc tác. D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử sinh học trong tế bào. Câu 7. Nhóm thực phẩm nào dưới đây là nguồn chính cung cấp chất đường bột cho cơ thể? A. Dừa, mỡ lợn, dầu hạt cải C. Tôm, thịt gà, trứng vịt B. Bắp cải, cà rốt, cam D. Sắn, khoai tây, khoai lang. Câu 8. Sản phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể? A. Rau xanh. B. Dầu ăn. C. Dừa. D. Mỡ động vật. Câu 9. Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, thịt và sữa? A. Protein. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. DNA. Câu 10. Những phương pháp nghiên cứu và học tập nào sau đây được sử dụng trong Sinh học? 1. Phương pháp quan sát.
  9. 2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. 3. Phương pháp thực nghiệm khoa học. 4. Phương pháp khảo sát địa chất công trình. A. 1, 2 và 3. B. 2, 3 và 4. C. 1, 2 và 4. D. 1, 3 và 4. Câu 11. Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao? A. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường. B. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh. C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục tiến hóa. D. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động. Câu 12. Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucose? A. Tinh bột. B. Lactose. C. Chitin. D. Sucrose. Câu 13. Trong các nhận định sau, nước có những vai trò nào đối với tế bào? 1. Môi trường khuếch tán và vận chuyển các chất. 2. Môi trường diễn ra các phản ứng hóa sinh. 3. Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh. 4. Tham gia cấu tạo và bảo vệ các các cấu trúc của tế bào. 5. Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. 6. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào. A. 2,3,4,6. B. 1,3,4,5. C. 1,2,3,6. D. 1,2,3,4. Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói về điểm khác nhau giữa protein và lipid? A. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân. B. Gồm các nguyên tố C,H,O,N, .... C. Đều có các liên kết trong cấu trúc phân tử. D. Đều là các phân tử sinh học cấu tạo nên tế bào sống . Câu 15. Protein không có chức năng nào sau đây? A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào. B. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin. C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. D. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể. II. Phần tự luận ( 5 điểm). Câu 1. Nêu khái niệm phát triển bền vững? Là một học sinh em sẽ làm gì để góp phần phát triển bền vững trong tương lai? (2 điểm) Câu 2. So sánh điểm giống nhau và khác giữa DNA với RNA (về cấu trúc)? (2 điểm ). Câu 3. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tinh có dấu vết của nước ? (1 điểm).
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN SINH 10 NĂM HỌC: 2023-2024 Mã đề : 501,503,505,507 Câu 1 Trình bày được khái niệm phát triển bền vững : đúng và đủ ** Là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.( 1 đ) ** Vận dụng kiến thức về phát triển bền vững ( 1 đ).Tùy theo HS làm có các ý sau đây ( 0,25 đ) mỗi ý đúng + Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi em sống , ở trường học, lớp học ..... + Hạn chế sử dụng các loại chai nhựa sử dụng 1 lần, rác thải nhựa ,bao nilon khó phân hủy và dễ gây ô nhiễm môi trường .... + Tham gia trồng cây xanh để góp phần bảo vệ môi trường .... + Tham gia quét dọn sạch sẽ lớp học , nhà ở cũng là góp phần làm cho môi trường sạch đẹp và bền vững trong tương lai ... Câu 2. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa mỡ với dầu ** Điểm giống nhau - Đều là đại phân tử hữu cơ, không có cấu trúc đa phân ( 0,5 đ) - Thành phần gồm có : 1 phân tử glycerol + 3 acid béo. ( 0,5 đ) ** Khác nhau : mỗi ý đúng 0,25 điểm Mỡ Dầu Có acid béo no Có acid béo không no Ở nhiệt độ phòng bị đông, có ở động vật Ở nhiệt độ phòng không bị đông, có ở thực vật Câu 3. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tinh có dấu vết của nước (1 điểm) Vì : Nước cóvai trò đặc biệt - Thành phần cấu tạo chủ yếu trong tế bào. - là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào, - là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Vì thế, không có nước sẽ không có sự sống. Mã đề : 502, 504, 506, 506 Câu 1 Trình bày được khái niệm phát triển bền vững : đúng và đủ ** Là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.( 1 đ) ** Vận dụng kiến thức về phát triển bền vững ( 1 đ).Tùy theo HS làm có các ý sau đây ( 0,25 đ) mỗi ý đúng + Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi em sống , ở trường học, lớp học ..... + Hạn chế sử dụng các loại chai nhựa sử dụng 1 lần, rác thải nhựa ,bao nilon khó phân hủy và dễ gây ô nhiễm môi trường .... + Tham gia trồng cây xanh để góp phần bảo vệ môi trường .... + Tham gia quét dọn sạch sẽ lớp học , nhà ở cũng là góp phần làm cho môi trường sạch đẹp và bền vững trong tương lai ...
  11. Câu 2. So sánh điểm giống nhau và khác giữa DNA với RNA (về cấu trúc)?( 2 điểm ) ** Điểm giống nhau : - DNA, RNA đều là các đại phân tử hữu cơ, có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân (0,5) - Đơn phân là 1 nucleotide (0,5) ** Khác nhau : mỗi ý đúng 0,25 điểm DNA RNA - Có cấu trúc là 2 mạch đơn - Có cấu trúc là 1 mạch đơn - Đơn phân là 4 loại nuclotide : A,T,G,C - Đơn phân là 4 loại nuclotide : A,U,G,C Câu 3. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tinh có dấu vết của nước (1 điểm) . Vì : Nước cóvai trò đặc biệt - Thành phần cấu tạo chủ yếu trong tế bào. - là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào, - là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Vì thế, không có nước sẽ không có sự sống. ------------------HẾT------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2