intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Đề tham khảo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Đề tham khảo)” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Đề tham khảo)

  1. SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRƯỜNG THPT TRA GIỮA LƯƠNG NGỌC QUYẾN KÌ I NĂM HỌC 2024- (Đề thi có 04 trang) 2025 Môn: SINH HỌC - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 001 Họ và tên học sinh:…………..…..............…Lớp:……… SBD: ……....Phòng: …… PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật quang tự dưỡng? A. Bèo hoa dâu. B. Vi khuẩn oxi hoá sắt. C. Vi khuẩn lam. D. Tảo lục. Câu 2. Năng lượng tích luỹ trong ATP được cung cấp cho các quá trình sinh lí của cơ thể thuộc giai đoạn nào? A. Giai đoạn tổng hợp. B. Giai đoạn phân giải. C. Giai đoạn huy động năng lượng. D. Giai đoạn chuyển hóa. Câu 3. Khi nói về trao đổi nước ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây. B. Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ lá xuống rễ. C. Chất hữu cơ được dự trữ trong củ chủ yếu được tổng hợp ở lá. D. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực kéo dòng mạch gỗ. Câu 4. Rễ cây trên cạn hấp thụ khoáng từ đất theo cơ chế nào? A. Cơ chế thẩm thấu và thẩm tách. B. Cơ chế chủ động và thẩm thấu. C. Cơ chế thụ động và thẩm tách. D. Cơ chế thụ động và chủ động. Câu 5. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Iron. B. Nitrogen. C. Molybdenum. D. Manganese. Câu 6. Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là? A. Nước . B. Nước và một số chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ C. Nước và các ion khoáng D. Đường saccarozo, acid amin, hoocmon thực vật. Câu 7. Trong sản xuất nông nghiệp, để tăng nguồn nitrogen bền vững cho cây, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tăng cường bón phân hữu cơ cho đất. B. Bón phân hóa học có hàm lượng nitrogen cao. C. Trồng cây họ Đậu để cải tạo đất trồng. D. Dùng bèo hoa dâu làm phân bón. Câu 8. Nhân tố tham gia vào quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ và ảnh hưởng đến độ hòa tan các chất khoáng trong đất là A. hệ vi sinh vật vùng rễ. B. Ánh sáng. C. Nước trong đất. D. Nhiệt độ của đất. Câu 9. Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là A. 0,05%. B. 0,01%. C. 0,03%. D. 0,02%. Câu 10. Carotenoid hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng nào? A. Đỏ và xanh lục. B. Đỏ và xanh tím. C. Xanh tím và xanh lục D. Đỏ và vàng Câu 11. Loài, nhóm loài thực vật nào sau đây không có chu trình C4 trong pha tối quang hợp? A. Dứa. B. Ngô. C. Rau dền. D. Đậu Hà Lan. Câu 12. Sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật gồm:
  2. A. Khí oxygen và glucose. B. Glucose và nước. C. Khí carbon dioxide, glucose. D. Khí carbon dioxide và nước Câu 13. Hô hấp hiếu khí xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang có hoạt động sinh lí mạnh như: A. Hạt đang nảy mầm, hoa đang nở. B. Hạt bị ngâm vào nước. C. Cây ở điều kiện thiếu oxi. D. Rễ cây bị ngập úng. Câu 14. Giai đoạn chung của quá trình lên men và hô hấp hiếu khí là: A. chuỗi truyền electron. B. chương trình Krebs . C. đường phân. D. tổng hợp Acetyl - CoA Câu 15. Ở người, giai đoạn chất dinh dưỡng đi qua các tế bào biểu mô của lông ruột để vào mạch máu và mạch bạch huyết là giai đoạn nào của quá trình dinh dưỡng? A. Lấy thức ăn. B. Tiêu hóa thức ăn. C. Hấp thụ chất dinh dưỡng. D. Đồng hóa các chất. Câu 16. Tiêu hóa là quá trình: A. Làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ B. Biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể. C. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP. D. Biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Câu 17. Trao đổi khí của thủy tức và giun đất thuộc hình thức nào sau đây? A. Trao đổi khí qua mang. B. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí. C. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể. D. Trao đổi khí qua phổi. Câu 18. Châu chấu trao đổi khí theo hình thức nào sau đây? A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua hệ thống ống khí. C. Qua mang. D. Qua phổi. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Khi nói về ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước và con đường thoát hơi nước ở thực vật các phát biểu sau đúng hay sai? (1) Sự thoát hơi nước và quang hợp ở lá có mối quan hệ mật thiết với nhau. (2) Thoát hơi nước sẽ tạo nên một động lực quan trọng nhất cho sự hút và vận chuyển của dòng nước đi trong cây. (3) Ở những cây trưởng thành, cường độ thoát hơi nước qua cutin gần tương đương với cường độ thoát hơi nước qua khí khổng. (4) Các thực vật trong bóng râm, thực vật thuỷ sinh thoát hơi nước chủ yếu qua cutin. Câu 2. Qua thí nghiệm chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá (mô phỏng thí nghiệm hình dưới qua 3 bước). Có bao nhiêu bước tiến hành sau đây đúng? I. Bước 1: Đặt 2 mảnh giấy thấm tầm cobalt chloride đã sấy khô lên mặt trên và mặt dưới của lá theo hướng đối xứng nhau. II. Bước 2: Đặt lam kính bao bên ngoài giấy ở cả mặt trên và mặt dưới lá, dùng kẹp giữ giấy và lam kính trên lá. III. Bước 3: Quan sát sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chloride ở mặt trên và dưới của lá sau khoảng 30 phút thí nghiệm. IV. Dự đoán mặt dưới của lá chuyển màu hồng nhanh hơn và nhiều hơn.
  3. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Khi nói về đặc điểm pha sáng của quang hợp, mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai? a. Chuyển năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong ATP và NADPH. b. Diễn ra ở thylakoid. c. Diễn ra ở chất nền lục lạp. d. Diễn ra trước pha tối và không cần tới sản phẩm của pha tối. e. Diễn ra giống nhau ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Câu 4. Cho các nhận định về dinh dưỡng nitrogen ở thực vật, trong mỗi nhận định đúng hay sai? a. Nitrogen được cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3- và N2. b. Khi thiếu nitrogen lá cây có màu vàng, biểu hiện đồng đều ở cả lá già và lá non. c. Nitrogen là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng. d. Trong điều kiện kỵ khí, NO3- bị chuyển hóa thành N2 bởi vi khuẩn phản nitrat hóa gây mất nitơ của đất. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 1. Có mấy con đường vận chuyển các chất trong cây? Câu 2. Khí khổng được tạo nên từ mấy tế bào hình hạt đậu? Câu 3. Cho các đặc điểm sau: (1) Lá có kích thước nhỏ, (2) lá có lớp cutin dày, (3) lá rụng vào mùa khô, (4) khí khổng mở ban đêm. Có bao nhiêu đặc điểm giúp lá cây thích nghi với việc giảm bớt sự mất nước qua thoát hơi nước? Câu 4. Cho các loài động vật sau: (1) bọt biển, (2) giun dẹp, (3) cá chép, (4) châu chấu, (5) thuỷ tức. (6) Trùng amip; (7) Hổ . Có bao nhiêu loài trong các loài trên có tiêu hoá ngoại bào? Câu 5. Có bao nhiêu giải thích đúng về các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp? 1) Vì hô hấp làm tăng chất hữu cơ. 2) Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, giảm cường độ hô hấp của đối tượng được bảo quản. 3) Làm tăng độ ẩm, tăng cường độ hô hấp, tạo điều kiện vi sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm. 4) Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản, O 2 tăng nhiều, trở thành môi trường hiếu khí, sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Câu 6. Thực vật C3 có mấy loại lục lạp? ……………………..Hết…………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2