Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
lượt xem 0
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
- SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN MÔN SINH HỌC LỚP 12 Ngày kiểm tra: 01/11/2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 08 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 123 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu ( A, B, C, D) sau: Câu 1: Các dạng đột biến cấu trúc NST gồm: A. lặp đọan, đảo đọan, chuyển đọan, mất đọan. B. lặp đọan, đảo đọan, chuyển đọan, thay thế đọan. C. lặp đọan, đảo đọan, chuyển đọan, quay đọan. D. lặp đọan, đảo đọan, chuyển đọan, thêm đọan. Câu 2: Bộ ba mở đầu là A. 5’UGA3’. B. 5’AUG3’. C. 3’TAX5’. D. 3’AUG5’. Câu 3: Trong một Operon, nơi protein ức chế bám vào ngăn cản phiên mã: A. vùng kết thúc. B. vùng khởi động. C. vùng vận hành. D. vùng mã hóa. Câu 4: Khi nói về cơ chế nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, nội dung nào sau đây không đúng? A. Có hai mạch của ADN làm khuôn cho quá trình nhân đôi, nhưng tổng hợp mạch mới theo hướng ngược chiều nhau. B. Trên phân tử ADN có nhiều đơn vị nhân đôi ADN và mỗi đơn vị nhân đôi ADN có 2 chạc tái bản. C. Enzim ADN pôlimêraza gắn các nuclêôtit tự do vào mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn. D. Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’3’ vì ADN pôlimêraza chỉ có thể tổng hợp mạch mới theo chiều 5’3’. Câu 5: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 11nm là A. cấu trúc siêu xoắn. B. sợi ADN. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc. Câu 6: Ở trên mỗi gen, số nuclêôtit loại A luôn bằng số nuclêôtit loại T. Bởi vì: A. gen có cấu trúc 2 mạch và A và T có kích thước bằng nhau. B. gen có cấu trúc 2 mạch và A với T có khối lượng bằng nhau. C. gen có cấu trúc 2 mạch và A với T là loại bazơ lớn. D. gen có cấu trúc 2 mạch và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A. Câu 7: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: I. ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). II. ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’. III. ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’. IV. Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, cặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng: A. II → I → III → IV. B. I → II → III → IV. C. I → IV → III → II. D. II → III → I → IV. Trang 1/5 - Mã đề 123
- Câu 8: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ. Trong đó O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. Đoạn mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn là mạch số: A. II và III. B. I và III. C. I và IV. D. II và IV. Câu 9: Thể đột biến là A. Cơ thể mang đột biến tiềm ẩn. B. Cơ thể mang đột biến biểu hiện ra kiểu hình. C. Cơ thể có biến dị tổ hợp biểu hiện ra kiểu hình. D. Cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình. Câu 10: Mạch làm khuôn cho phiên mã : A. mARN. B. tARN. C. Mạch bổ sung. D. Mạch mã gốc. Câu 11: Trong Operon Lac ở E.Coli, chất cảm ứng: A. Frucrose. B. Glucose. C. Mantose. D. Lactose. Câu 12: Codon 5’AGU3’ có đối mã là A. 3’TXA5’. B. 3’UXA5’. C. 5’TXA3’. D. 3’UGA5’. Câu 13: Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình phiên mã chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen. B. Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất. C. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ligaza. D. Quá trình phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp các nuclêôtit A, T, G, X. Câu 14: Ở sinh vật nhân thực, khi tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu thì phức hợp nào sau đây khớp mã với côdon mở đầu? A. Val – tARN. B. Leu – tARN. C. Ser – tARN. D. Met – tARN. Câu 15: Một gen cấu trúc gồm có những vùng trình tự nuclêôtit nào? A. Vùng điều hòa, vùng khởi động, vùng mã hóa. B. Vùng khởi động, vùng vận hành, vùng mã hóa. C. Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. D. Vùng điều hòa, vùng vận hành, cùng mã hóa. Câu 16: Tính thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin khác nhau. B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho nhiều loại axit amin. C. Triptôphan và Mêtiônin chỉ được mã hóa bởi một bộ ba. D. Có 6 bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho axit amin Lơxin. Câu 17: Tính phổ biến của mã di truyền: Trang 2/5 - Mã đề 123
- A. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit minh nhất định. B. Cứ ba nucleotit kế tiếp nhau sẽ mã hóa cho một axit amin. C. Sử dụng chung cho nhiều loài, trừ một vài loài ngoại lệ. D. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Câu 18: trong các dạng đột biến sau đây, dạng đột biến gen là A. Tất cả các cặp NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên bội số của đơn bội. B. 1 hoặc 1 số cặp NST của tế bào sinh dưỡng tăng lên hoặc giảm đi C. mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn NST D. thêm, mất, thay thế 1 cặp nucleotit Câu 19: Mối quan hệ giữa ADN, ARN, protein và tính trạng được thể hiện ở sơ đồ A. ARN ADN mARN Protein Tính trạng. B. tARN ADN mARN Protein Tính trạng. C. ADN mARN Protein Tính trạng. D. ADN tARN mARN Protein Tính trạng. Câu 20: Yếu tố giúp enzim ARN pôlimeraza có thể nhận biết mạch mã gốc để tổng hợp mARN và bắt đầu phiên mã: A. Vùng khởi động. B. Vùng vận hành. C. Trình tự mã hóa. D. Bộ ba mở đầu. Câu 21: Một operon của vi khuẩn E. coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện một dòng vi khuẩn đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng axit amin, còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn bình thường. Nhiều khả năng trật tự của các gen cấu trúc trong operon này kể từ promoter là A. Y − X − Z . B. Y − Z − X . C. X − Y − Z . D. X − Z − Y . Câu 22: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc? A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit. C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Thêm một cặp nuclêôtit. Câu 23: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. B. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. C. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính. D. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. Câu 24: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của Operon Lac, khi môi trường có đường lactose các gen cấu trúc Z, Y, A được phiên mã vì: A. lactose gắn với protein ức chế làm cho protein ức chế bị bất hoạt. B. lactose gắn với enzim ARN poliperaza làm phân hủy enzim này. C. lactose gắn với vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành. D. lactose gắn với vùng khởi động làm kích hoạt tổng hợp protein. Câu 25: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? (1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể. (2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể . (3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết. (4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. A. (2), (4). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (1), (4). Câu 26: Giải thích nào sau đây về bộ NST của loài là đúng? A. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc Trang 3/5 - Mã đề 123
- B. Loài nào tiến hoá hơn thì có số lượng NST lớn. C. Trong tất cả các tế bào của mọi sinh vật, các NST đều tồn tại thành từng cặp NST tương đồng. D. Mỗi loài sinh vật có một số lượng NST khác nhau. Câu 27: Một gen khi chưa đột biến có 3900 liên kết hiđrô, khi bị đột biến số liên kết hiđrô là 3899, khối lượng gen không đổi, thuộc dạng đột biến: A. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. B. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T. C. Mất một cặp A – T. D. Thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại Câu 28: Cho biết các bộ ba AAA, XXX, GGG, UUU (trên mARN) xác định các axit amin lần lượt là: Lizin (Lys), prolin (Pro), glicin (Gli) và phênylalanin (Phe). Một trình tự ADN sau khi bị đột biến thay thế nucleotit A bằng G đã mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit có trình tự axit amin: Pro Gli Lys Phe. Trình tự nucleotit trên mạch gốc của ADN trước khi đột biến là A. 3 GAG XXX TTT AAA 5 . B. 5 GAG XXX UUU AAA 3 . C. 3 XXX GAG AAA TTT 5 . D. 5 GAG XXX TTT AAA 3 . Câu 29: Cho một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự nuclêootit: 3’… GTAGGATXTTGGXTAAXXGXGAXT…5’. Đoạn gen này có bao nhiêu bộ ba (Codon) ? A. 7. B. 8. C. 12. D. 24. Câu 30: Mạch mã gốc của gen có trình tự nuclêootit như sau: 3’…XGATATXTG…5’. Trình tự nuclêootit trên mạch còn lại của gen là A. 5’… GXTAATXAX …3’. B. 5’…GXTATAGAX…3’. C. 3’…XGUAUAGAG…5’. D. 3’… GXUAUAGUX …5’. Câu 31: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtít khác loại thì : A. nhiều bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. B. chỉ bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi. C. toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. D. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi. Câu 32: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau : Nòi 1 : ABCDEFGHI ; Nòi 2 : HEFBAGCDI Nòi 3 : ABFEDCGHI Nòi 4 : ABFEHGCDI Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là A. 1→2→4→3 B. 1→3→4→2 C. 1→4→2→3 D. 1→3→2→4 Câu 33: Một gen có 3000 nuclêôtit và có nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit trong gen. Gen này nhân đôi 5 lần liên tiếp. Có các nhận xét sau: I. Số nuclêôtit loại G chiếm 80%. II. Trong gen có 600 T và 900 G. III. Số gen con tạo thành sau 5 lần nhân đôi là 32. IV. Tổng số liên kết hydro của gen là 3900 liên kết. V. Sau phiên mã, gen sẽ tổng hợp được 300A, 300T, 450G, 450X. VI. Sau dịch mã, gen này có thể tạo ra được 500 bộ ba mã hóa. Số nhận xét đúng là Trang 4/5 - Mã đề 123
- A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 34: Khi nói về đột biến đảo đoạn, kết luận nào sau đây không đúng? A. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động. B. Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới làm phát sinh loài mới. C. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả thực vật và cả động vật. D. Đột biến đảo đoạn có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN. Câu 35: Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’....TXG XXT GAA TXG....5’ (Mạch mã gốc) 5’....AGX GGA XTT AGX.....3’ Tổng số liên kết hidro được tổng hợp từ đoạn gen trên là A. 12 liên kết. B. 22 liên kết. C. 31 liên kết. D. 62 liên kết Câu 36: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể: A. lặp đoạn. B. chuyển đoạn. C. đảo đoạn. D. mất đoạn. Câu 37: Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây: (1) Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. (2) Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. (3) Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của protein. (4) Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. (5) Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã. (6) Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P) của operon làm cho vùng này bị mất chức năng. Khi môi trường có đường lactozơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A thực hiện phiên mã? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 38: Trong cấu trúc của Operon Lac, nếu đột biến làm mất một đoạn phân tử ADN thì trường hợp nào sau đây vẫn tổng hợp được mARN của tất cả các gen cấu trúc? A. Mất một gen cấu trúc. B. Mất vùng vận hành. C. Mất gen điều hòa. D. Mất vùng khởi động. Câu 39: Các bộ ba mã hóa axitamin : 5’GGG 3’ (Gly); 5’XXX3’ (pro); 5’GXU 3’( Ala); 5’XGA3’ (Arg); 5’UXG 3’(Ser); 5’AGX 3’ (Ser);5’ GAU3’(Asp). Sẽ có những aa được dịch mã từ đoạn gen 3’…. XTA AGX GXT XXX TXG …. 5’ là A. Arg -Gly-Ser-Ala- Arg B. Asp - Ser- Arg -Gly- Ser C. Ser-Ala-Gly- Arg - Pro D. Asp - Ala- Ser -Gly- Pro Câu 40: Trên mạch gốc của gen có 100A, 300T, 400G, 200X. Qua phiên mã, gen đã tổng hợp được: A. 200T, 400A, 300X, 100G. B. 400T, 200A, 100G, 300X. C. 300A, 100U, 200G, 400X. D. 400U, 200A, 300G, 100X. ------ HẾT ------ Trang 5/5 - Mã đề 123
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 39 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 31 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn