intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

10
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

  1. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Sinh học – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỂ A A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Chọn một phương án trảlời đúng của mỗi câu sau rồi ghi vào giấy làm bài. (Ví dụ: 1-?, 2-?...) Câu 1: Hôm nay trời lạnh, da của tôi nổi các gai ốc. Đây là một ví dụ về A. vòng phản xạ. B. cung phản xạ C. phản xạ không điều kiện. D. sự thích nghi. Câu 2: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất? A. Ngón út B. Ngón trỏ C. Ngón cái D. Ngón giữa Câu 3: Hoạt động sống của tế bào gồm: A. Trao đổi chất, tổng hợp, phân chia. B. Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng. C. Trao đổi chất, phân chia, cảm ứng. D. Trao đổi chất, cảm ứng, giải phóng năng lượng. Câu 4: Vì sao nói máu, nước mô, bạch huyết là môi trường trong của cơ thể? A. Vì máu, nước mô, bạch huyết ở bên trong cơ thể. B. Vì máu, nước mô, bạch huyết là nơi tế bào tiến hành quá trình trao đổi chất. C. Vì tế bào chỉ có thể tiến hành quá trình trao đổi chất với môi trường ngoài nhờ máu, nước mô, bạch huyết. D. Nhờ máu, nước mô, bạch huyết trong cơ thể mà tế bào và môi trường ngoài liên hệ thường xuyên với nhau trong quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, O2, CO2 và các chất thải. Câu 5: Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là A. hệ hô hấp B. hệ tiêu hóa C. hệ thần kinh D. hệ bài tiết. Câu 6: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết? A. Mô cơ B. Mô thần kinh C. Mô biểu bì D. Mô liên kết Câu 7: Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì? A. Cảm ứng và phân tích các thông tin. B. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. C. Tiếp nhận và trả lời kích thích. D. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin. Câu 8: Thói quen nào sau đây gây cong vẹo cột sống? A. Mang vác đều hai bên . B. Ngồi học đúng tư thế, ngay ngắn. C. Tập thể dục thể thao thường xuyên. D. Khi ngồi học cúi gò lưng, nghiêng vẹo. Câu 9: Mô tham gia cấu tạo tim thuộc mô A. mô cơ. B. mô biểu bì. C. mô thần kinh. D. mô liên kết. Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người? A. Hình đĩa, lõm hai mặt. B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán. C. Màu đỏ hồng. D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí. Câu 11: Trong thí nghiệm tìm hiểu về thành phần máu, sau khi để lắng đọng tự nhiên thì huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong máu? A. 25% B. 35% C. 45% D. 55% Câu 12: Khi Hb trong hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì sẽ có màu đỏ tươi?
  2. A. Cacbônic B. Ôxi C. Nitơ D. Hiđrô Câu 13: Xương to ra về bề ngang là nhờ A. sự phân chia của mô xương cứng. B. tấm sụn ở hai đầu xương. C. sự phân chia của tế bào màng xương. D. Mô xương xốp. Câu 14: Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào? A. Nước B. Chất khoáng C. Chất cốt giao D. Can xi Câu 15: Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ? A. Mô xương cứng. B. Màng xương. C. Khoang xương. D. Sụn bọc đầu xương. B. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16 (1,0 điểm) Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Câu 17 (2,0 điểm) Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động? Câu 18 (1,0 điểm) Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở? Câu 19 (1,0 điểm) Giải thích cơ sở khoa học việc tiêm phòng vac xin? --------------- Hết --------------- Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ....................................................; số báo danh: ...........................
  3. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Sinh học – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỂ B A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau rồi ghi vào giấy làm bài. (Ví dụ: 1-?, 2-?...) Câu 1: Khi đang đi, có người gọi tên, tôi quay người lại nhìn. Đây là một ví dụ về A. vòng phản xạ. B. cung phản xạ C. phản xạ không điều kiện. D. sự thích nghi. Câu 2: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất? A. Ngón út B. Ngón trỏ C. Ngón cái D. Ngón giữa Câu 3: Vì sao nói máu, nước mô, bạch huyết là môi trường trong của cơ thể? A. Vì máu, nước mô, bạch huyết ở bên trong cơ thể. B. Vì máu, nước mô, bạch huyết là nơi tế bào tiến hành quá trình trao đổi chất. C. Vì tế bào chỉ có thể tiến hành quá trình trao đổi chất với môi trường ngoài nhờ máu, nước mô, bạch huyết. D. Nhờ máu, nước mô, bạch huyết trong cơ thể mà tế bào và môi trường ngoài liên hệ thường xuyên với nhau trong quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, O2, CO2 và các chất thải. Câu 4: Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là A. hệ hô hấp B. hệ tiêu hóa C. hệ thần kinh D. hệ bài tiết. Câu 5: Xương to ra về bề ngang là nhờ A. sự phân chia của mô xương cứng. B. tấm sụn ở hai đầu xương. C. sự phân chia của tế bào màng xương. D. mô xương xốp. Câu 6: Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào? A. Nước B. Chất khoáng C. Chất cốt giao D. Can xi Câu 7: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết? A. Mô cơ B. Mô thần kinh C. Mô biểu bì D. Mô liên kết Câu 8: Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì? A. Cảm ứng và phân tích các thông tin. B. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. C. Tiếp nhận và trả lời kích thích. D. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin. Câu 9: Trong thí nghiệm tìm hiểu về thành phần máu, sau khi để lắng đọng tự nhiên thì các tế bào máu chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong máu? A. 25% B. 35% C. 45% D. 55% Câu 10: Thói quen nào sau đây gây cong vẹo cột sống? A. Mang vác đều hai bên . B. Ngồi học đúng tư thế, ngay ngắn. C. Tập thể dục thể thao thường xuyên. D. Khi ngồi học cúi gò lưng, nghiêng vẹo. Câu 11: Mô tham gia cấu tạo tim thuộc mô A. mô cơ. B. mô biểu bì. C. mô thần kinh. D. mô liên kết. Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người? A. Hình đĩa, lõm hai mặt. B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán. C. Màu đỏ hồng. D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí. Câu 13: Khi Hb trong hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì sẽ có màu đỏ thẫm?
  4. A. Cacbônic B. Ôxi C. Nitơ D. Hiđrô Câu 14: Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ? A. Mô xương cứng. B. Màng xương. C. Khoang xương. D. Sụn bọc đầu xương. Câu 15: Hoạt động sống của tế bào gồm: A. Trao đổi chất, tổng hợp, phân chia. B. Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng. C. Trao đổi chất, phân chia, cảm ứng. D. Trao đổi chất, cảm ứng, giải phóng năng lượng. B. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16.(2,0 điểm) Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động? Câu 17. (1,0 điểm) Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở? Câu 18. (1,0 điểm) Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Câu 19. (1,0 điểm) Giải thích cơ sở khoa học việc tiêm phòng vac xin? --------------- Hết --------------- Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ........................................................; số báo danh: ...........................
  5. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: SINH 8– ĐỀ A Năm học: 2022-2023 A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,33đ, 3 câu ghi 1,0đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời B C B D B C B D A B D B C C C B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 16 (1 điểm) Bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủtham gia bảo vệ cơ thể: - Sựthực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá. (0.25đ) - Tế bào Limphô B tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên (0.25đ) - Tế bào Limphô T phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng. (0.5đ) Câu 17. (2 điểm) Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động: - Hộp sọ phát triển. Lồng ngực nở rộng sang 2 bên. (0,5đ) - Cột sống cong 4 chỗ. Xương chậu nở, xương đùi lớn. (0,5đ) - Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. (0,5đ) - Tay có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia. (0,5đ) Câu 18. (1 điểm) Xương gồm 2 thành phần chính là chất hữu cơ (chất cốt giao) và chất vô cơ(muối khoáng). Khi hầm xương các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ nên nước xương thường sánh và ngọt (0.5đ), phần còn lại trong xương là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên xương bị bở (0.5đ) Câu 19. (1 điểm) Giải thích cơ sở khoa học việc tiêm phòng vac xin là: - Vắc xin được sản xuất từ chính mầm bệnh của bệnh mà ta muốn ngừa nhưng đã bị yếu đi không còn khả năng gây bệnh. (0,5đ) - Khi tiêm vào cơ thể khích thích cơ thể tiết ra kháng thể chống lại bệnh đó. (0,5đ) DUYỆT CỦA BGH GV ra đề PHT Nguyễn Tuấn Bùi Thị Ngọc Nở
  6. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: SINH 8– ĐỀ B Năm học: 2022-2023 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,33đ, 3 câu ghi 1,0đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Trả lời B C B B C C C B C D A B A C B II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 16. (2 điểm) Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động: - Hộp sọ phát triển. Lồng ngực nở rộng sang 2 bên. (0,5đ) - Cột sống cong 4 chỗ. Xương chậu nở, xương đùi lớn. (0,5đ) - Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. (0,5đ) - Tay có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia. (0,5đ) Câu 17. (1 điểm) Xương gồm 2 thành phần chính là chất hữu cơ (chất cốt giao) và chất vô cơ(muối khoáng). Khi hầm xương các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ nên nước xương thường sánh và ngọt (0.5đ), phần còn lại trong xương là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên xương bị bở(0.5đ) Câu 18. (1 điểm) Bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủtham gia bảo vệ cơ thể: - Sựthực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá.(0.25đ) - Tế bào Limphô B tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên (0.25đ) - Tế bào Limphô T phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng. (0.5đ) Câu 19. (1 điểm). Giải thích cơ sở khoa học việc tiêm phòng vac xin là: - Vắc xin được sản xuất từ chính mầm bệnhcủa bệnh mà ta muốn ngừa nhưng đã bị yếu đi không còn khả năng gây bệnh. (0,5đ) - Khi tiêm vào cơ thể khích thích cơ thể tiết ra kháng thể chống lại bệnh đó. (0,5đ) DUYỆT CỦA BGH GV ra đề PHT Nguyễn Tuấn Bùi Thị Ngọc Nở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2